Nhận thức pháp luật của nhóm phạm nhân phạm tội ma tuý

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Vai trò giáo dục pháp luật đối với phạm nhân đang chấp hành án tại các trại giam thuộc Bộ Công an (Nghiên cứu trường hợp trại giam Nam Hà) (Trang 119 - 126)

STT Nội dung Nhận thức Nhận thức đầy đủ Nhận thức không đầy đủ Không hiểu Tổng 1 Quyền và nghĩa vụ cơ bản của

công dân 161 72,5 55 24,8 6 2,7 100,0 2 Quyền và nghĩa vụ của phạm

nhân 189 85,1 30 13,5 3 1,4 100,0

3 Nội dung cơ bản về các loại tội phạm quy định trong Bộ luật hình sự 150 67,6 59 26,6 13 5,8 100,0

4 Nội dung cơ bản về hình phạt 151 68,0 57 25,7 14 6,3 100,0 5 Nội dung cơ bản quy định về

hoãn, tạm đình chỉ, miễn, giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, về đặc xá, xoá án tích 162 73,0 45 20,3 15 6,7 100,0

Nguồn: Kết quả khảo sát của luận án năm 2013

Nhìn vào bảng số liệu trên cho thấy mức độ nhận thức pháp luật đối với quyền và nghĩa vụ của pháp luật đứng thứ nhất 85,1%; đứng thứ hai là các nội dung về hỗn, tạm đình chỉ, miễn, giảm thời hạn chấp hành án phạt tù chiếm 73,0%. So với nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia (100,0%), nhóm tội kinh tế 85,1% thì nhận thức của nhóm tội này thấp hơn. Chính vì vậy, để nâng cao

kết quả giáo dục pháp luật cho đối tƣợng này cần có nội dung giáo dục riêng cho họ.

Các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người: Theo quy định của pháp luật nhóm tội này đƣợc quy định tại Chƣơng

XII Bộ luật hình sự năm 1999 (từ Điều 93 đến Điều 122). Hiện nay phạm nhân thuộc nhóm tội này chiếm 18,2%, số phạm nhân thuộc nhóm tội này có đặc điểm do nhận thức hạn chế, bồng bột, từ những mâu thuân nhỏ họ có thể dùng hung khí gây án hoặc kích động ngƣời khác gây án. Theo kết quả khảo sát, nhóm tội này nhận thức pháp luật của họ thấp so với các nhóm tội khác, về nội dung liên quan đến hình phạt chiếm 50,0%; nội dung liên quan đến Luật Thi hành án hình sự chiếm 50,0%; nội dung cơ bản quy định về hoãn, tạm đình chỉ, giảm thời hạn chấp hành án phạt tù về đặc xá, xố án tích chiếm 54,5%. Đây cũng là vấn đề các chủ thể giáo dục cần quan tâm để đổi mới nội dung giáo dục từ đó nâng cao nhận thức pháp luật cho nhóm này.

Nhóm tội xâm phạm sở hữu: Sở hữu là một quyền thiêng liêng đƣợc Nhà nƣớc bảo hộ. Quyền sở hữu đƣợc quy định và bảo hộ trong Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật khác nhƣ: Bộ luật dân sự, Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam… Quyền sở hữu đƣợc quy định trong Bộ luật dân sự: đó là tồn bộ các quyền của chủ sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu của mình và cũng nhƣ các quyền của ngƣời khác không phải là chủ sở hữu đối với chính tài sản đó. Chủ sở hữu có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình. Khi chiếm hữu, sử dụng, định đoạt, chủ sở hữu đƣợc tự mình thực hiện các hành vi theo ý chí. Xuất phát từ chính sách của Đảng và Nhà nƣớc ta xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần dựa trên cơ sở nhiều hình thức sở hữu và vận hành theo cơ chế thị trƣờng theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa, các thành phần kinh tế bình đẳng và đƣợc pháp luật bảo hộ nhƣ nhau. Bộ luật Dân sự quy định 7 hình thức sở hữu: sở hữu tồn dân; sở hữu của tổ

chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; sở hữu tập thể; sở hữu tƣ nhân; sở hữu của các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; sở hữu hỗn hợp; sở hữu chung. Nhƣ vậy, các hành vi xâm phạm quan hệ sở hữu có nghĩa là xâm phạm đến các quy phạm pháp luật về chế độ sở hữu. Theo quy định của Bộ luật Hình sự nhóm tội xâm phạm sở hữu quy định từ Điều 133 đến Điều 145. Hiện nay số phạm nhân thuộc nhóm này đang chấp hành án tại Trại giam Nam Hà chiếm 18,0%. Theo kết quả khảo sát mức độ nhận thức pháp luật của nhóm này về các nội dung nhận đƣợc nhƣ sau: Nội dung cơ bản về các loại tội quy định trong Bộ luật hình sự và nội dung cơ bản quy định về hỗn, tạm đình chỉ, miễn giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, chiếm 72,2%, đứng thứ nhất còn các nội dung khác chiếm trên 60%.

Tóm lại, giáo dục pháp luật có vai trị trang bị cung cấp thơng tin, nâng cao nhận thức pháp luật cho phạm nhân trong q trình chấp hành án phạt tù. Thơng qua đó giúp cho phạm nhân xác định đúng đắn phƣơng hƣớng, mục tiêu phấn đấu trong học tập, chấp hành Nội quy trại giam. Là động lực giúp họ cải tạo tốt để đƣợc hƣởng sự khoan hồng của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc sớm trở về với xã hội và gia đình.

4.1.2. Phạm nhân nhận thức được tội lỗi của mình gây ra

Những quan niệm sai lệch đƣợc hình thành từ hiểu biết ít ỏi, mơ hồ về pháp luật vốn là nguồn sinh ra thái độ sai trái (tiêu cực) đối với các quan hệ xã hội đƣợc pháp luật bảo vệ. Những vi phạm pháp luật ở mức độ tội phạm do chính các chủ thể gây ra hết sức trầm trọng. Hiện tƣợng thiếu hiểu biết về pháp luật là hiện tƣợng phổ biến đối với những kẻ phạm tội. Sự thiếu hiểu biết ở đây thể hiện ở chỗ ngƣời phạm tội khơng có hoặc khơng đủ kiến thức pháp luật cần thiết và phù hợp với yêu cầu hiện tại, xuất phát từ vị trí vai trị, chức năng của chính ngƣời phạm tội.

Trong quá trình bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, bị kết tội, ngƣời phạm tội mặc dù dần dần họ đã nắm bắt đƣợc tính chất, mức độ, hậu quả nguy hại mà hành vi của mình đã gây ra cho xã hội nói chung, cho ngƣời bị hại/nạn nhân nói riêng; bởi lẽ, bản thân quá trình hoạt động tố tụng, tranh tụng, xét xử cũng đã phần nào mang tính chất phổ biến, giáo dục pháp luật. Tuy nhiên, mỗi hành vi phạm tội lại có những đặc điểm riêng về tính chất, mức độ nguy hiểm, về hậu quả gây ra cho xã hội và cá nhân; về phƣơng thức, thủ đoạn phạm tội; về tính chất, mức độ lỗi của ngƣời phạm tội; về điều kiện, hoàn cảnh xảy ra hành vi phạm tội. Ngoài ra, những đặc điểm về nhân thân ngƣời phạm tội ở từng đối tƣợng phạm nhân cụ thể cũng khác nhau, nhƣ tiền án, tiền sự, giới tính, độ tuổi, học vấn, nghề nghiệp, thể chất, bệnh tật... Tất cả những đặc điểm riêng đó khiến cho ngƣời phạm tội không thể ngay lập tức nhận thức đầy đủ về tội lỗi của mình. Sau khi nhập trại giam, một số phạm nhân vẫn tỏ thái độ ƣơng ngạnh, lì lợm, bất hợp tác hoặc chống đối, vì cho rằng mình bị kết tội oan, mức án q nặng, khơng “tâm phục, khẩu phục”.

“Khi mới đến trại, qua học tập tôi nhận thức pháp luật thi hành án hình sự, 15 điều Nội quy trại giam, 4 tiêu chuẩn thi đua chấp hành án phạt tù, 20 điều nếp sống văn hoá mới, 8 chỉ tiêu thi đua, cùng tất cả các quy định đối với phạm nhân thể hiện đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước là nhân đạo là tạo điều kiện thuận lợi cho người phạm tội cải tạo để trở thành người công dân tốt. Tuy nhiên phương hướng cải tạo của tôi là không cải tạo, chỉ chờ pháp luật công minh xem xét bản án oan sai để sớm trả lại cơng lí và cơng bằng cho tơi theo đúng chính sách pháp luật của Nhà nước”. (Nam,

PVS số 19).

Hay “Tôi bị cơ quan cảnh sát bắt tình nghi trong vụ nổ chùa Ngơ Xá và

bắt ép tra tấn, nhục hình bắt nhận tội vì tơi bị oan đề nghị các cơ quan xem xét” (Nam PVS số 17).

Bên cạnh đó, khi mới đến trại phạm nhân có hành vi trốn trại, đánh nhau. Theo báo cáo từ năm 2010 - 2013, trại có 281 vụ phạm nhân, vi phạm Nội quy (đánh nhau) chỉ vì những va chạm nhỏ trong sinh hoạt tập thể.

Hộp 4.3.

Giáo dục nâng cao trình độ nhân thức pháp luật đối với ngƣời phạm tội rất quan trọng. Vì sự thiếu hiểu biết pháp luật là nguyên nhân dẫn đến chủ thể không nhận thức đƣợc trách nhiệm đối với hành vi của mình, khơng hạn chế đƣợc sự bộc phát. Sự kém hiểu biết về mặt xã hội, thiếu nhận thức về trách nhiệm, hành vi của mình đã dẫn đến chủ thể mất nhân cách đi đến những hành động tàn bạo để rồi sau đó hối hận thì đã q muộn. Vì lẽ đó, giáo dục pháp luật cho phạm nhân chính là tăng cƣờng khả năng bảo vệ chủ thể trƣớc những tác động bất thƣờng của cuộc sống. Sự hiểu biết về pháp luật là nhân tố đặc biệt quan trọng giúp cho chủ thể nhân cách ý thức đƣợc trách nhiệm đối với hành vi của mình và chính ý thức trách nhiệm này là cơ sở, là tiền đề tạo cho chủ thể khả năng kiềm chế cao, biết lựa chọn những phƣơng thức xử lí trong cuộc sống. Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục pháp luật cho phạm nhân, chủ thể giáo dục triển khai nhiều hoạt động giáo dục pháp luật với yêu cầu quan trọng là giúp cho phạm nhân nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn về tính “Ngày 16/3/2010, phạm nhân T.N.H quê Thái Bình lợi dụng sơ hở trong khi lao động đã bỏ trốn, ngày 12/12/2010, 02 phạm nhân đang giam giữ tại nhà giam này đã đào tƣờng để trốn nhƣng bị phát hiện. Ngày 22/10/2011 tại lớp học văn hoá mù chữ, do có mâu thuẫn trong sinh hoạt nên lợi dụng lúc phạm nhân Q đang viết bài tập thì phạm nhân D đã dùng dao tự tạo rạch vào cổ phạm nhân Q gây thƣơng tích. Hành vi của phạm nhân D đã bị khởi tố về tội giết ngƣời.

Ngày 27/8/2013, tại xƣởng lao động do mâu thuẫn cá nhân phạm nhân C đã dùng dao vót nan đâm 3 nhát vào lƣng phạm nhân T đã gây thƣơng tích. Ngày 16/3/2012 tại xƣởng lao động phạm nhân C sử dụng dao nhọn đâm phạm nhân S gây thƣơng tích”.

Nguồn: Trại giam Nam Hà, Báo cáo công tác giáo dục phạm nhân các năm 2010, 2012, 2013

chất, mức độ và hậu quả của hành vi phạm tội mà họ đã gây ra. Trên cơ sở phân hóa đối tƣợng phạm nhân, nắm vững hồ sơ bản án, nắm bắt tâm tƣ, suy nghĩ của đối tƣợng, cán bộ giáo dục pháp luật của trại giam tiến hành gặp gỡ riêng từng phạm nhân để giải thích cho họ các nguyên tắc, quy định pháp luật hình sự liên quan đến hành vi phạm tội mà họ đã gây ra; phân tích các tình tiết của vụ án, tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi; khẳng định với phạm nhân rằng, bản án mà cơ quan tòa án đã tuyên với họ là đúng ngƣời, đúng tội, thấu tình đạt lí, đảm bảo tính cơng bằng, nghiêm minh của pháp luật.

“Qua học tập giúp tôi nhận thức được tội lỗi của bản thân, từ đó trong thời gian chấp hành án tại trại giam tôi cố gắng tu dưỡng rèn luyện, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, Nội quy trại giam, sửa chữa lỗi lầm để sớm trở về cộng đồng”. (Nam, PVS số 7).

Qua các buổi học giáo dục pháp luật, nhiều phạm nhân đã nhận thức rõ tội lỗi của mình tự nguyện cung cấp nhiều nguồn thơng tin có giá trị góp phần đấu tranh chống tội phạm ngoài xã hội. Theo kết quả khảo sát 90,4% phạm nhân đã nhận thức rõ đƣợc tội lỗi sau khi học tập pháp luật, có những phạm nhân khi vào trại chƣa nhận thức tội lỗi nhƣng sau khi vào trại đƣợc học tập pháp luật đã nhận thức đƣợc tội lỗi của mình, cụ thể phạm nhân Đ.V.N, can tội tuyên truyền chống Nhà nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, án phạt 9 năm khi đến trại phạm nhân Đ.V.N viết “tôi không đồng ý với kết án của tồ án, khơng nhận tội danh đã tuyên và không khắc phục hậu quả”. Sau 12 tháng chấp hành án tại trại giam đƣợc học tập chủ trƣơng, chính sách pháp luật, phạm nhân Đ.V.N nhận thức tội lỗi của mình gây ra “Tơi đƣợc cán bộ quản giáo và hội đồng giáo dục của Trại giam Nam Hà giúp đỡ và học tập đƣờng lối chính sách pháp luật. Tơi xin nhận rõ tội tuyên truyền chống Nhà nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do toà án nhân dân tối cao tuyên phạt là hoàn toàn đúng sự thật, đúng ngƣời, đúng tội” [105]; Phạm nhân T.Đ.V, can tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, sau thời gian học tập pháp luật “tôi

đã nhận thức rõ hành vi và hậu quả việc làm của mình gây ra, xin nghiêm chỉnh chấp hành bản án” [106].

Hộp 4.4.

Tôi là C.T.T cách đây 7 năm trƣớc tôi đã gây ra tội làm cho anh tổn thƣơng về thể xác, làm cho tinh thần anh hoảng loạn. Chắc đọc những dòng này anh ngạc nhiên lắm phải không? Hiện nay tôi đang phải chấp hành án tại Trại giam Nam Hà, ở phía Bắc. Tơi đã phải xa gia đình, xa ngƣời thân. Điều quan trọng là xa quê hƣơng, một mình đang phải chịu mức án là khá dài, giờ đây nơi đất khách quê ngƣời. Ngồi nghĩ lại quá khứ mà toát mồ hơi. Nhìn về tƣơng lai mà trào nƣớc mắt, tôi thực sự thấu đáo, ân hận với những việc làm thiếu suy nghĩ của tôi cùng với lũ bạn bè xấu rủ rê. Nay tôi viết thƣ này là để tạ lỗi với anh. Mong anh và gia đình hãy tha thứ cho những gì mà tơi đã gây ra với anh - chí ít thì cũng để cho lƣơng tâm tôi đƣợc thanh thản nhẹ nhàng trong thời gian còn lại. Vẫn biết rằng thời gian tơi cịn phải chấp hành án tại trại là khá dài cũng kể từ khi gây ra tội lỗi mà ngay đến bản thân tôi cũng không thể tha thứ cho mình đƣợc, cứ mỗi khi nhắm mắt vào thì những nỗi ám ảnh lại hiện ra trƣớc mắt tôi, kể cả khi đi lao động ngoài đồng cũng vậy, lúc nào cũng dằn vặt, áy náy. Nhiều lúc tôi thầm nghĩ và cảm ơn Ban Giám thị và hội đồng cán bộ trại đã gặp gỡ, giáo dục, cảm hố những con ngƣời khơng biết nghe lời. Nay tôi đã dần dần lấy lại đƣợc thăng bằng trong cuộc sống, tơi đã tự tạo cho mình một nền tƣ tƣởng lành mạnh, tơi khơng muốn tự tạo cho mình những ích kỷ, nhỏ nhoi trong cuộc sống! Vì tơi đã nhận thức ra rằng ai cũng có khao khát đƣợc sống, ai cùng muốn vƣơn lên sau những lần vấp ngã, tôi thực sự đã ăn năn hối cải ân hận về những hành vi mà không làm chủ đƣợc bản thân, chắc anh cũng biết đó, ngày xƣa tôi cũng hồn nhiên và trong sáng nhƣ bao đứa bạn cùng trang lứa, khơng ít những bạn cùng trang lứa mong muốn đƣợc nhƣ hồn cảnh của tơi, nhƣng tơi đã bỏ ngồi tai khơng chịu nghe lời bố mẹ và những ngƣời thân, càng ngày tơi càng trƣợt sâu vào bóng tối, đã khơng ít lần bố mẹ đã lơi tơi ra khỏi vũng bùn đen tối đó. Nhƣng với cái tuổi ham chơi hơn ham học, tơi đã qn đi những gì mà gia đình đang chăm lo cho tơi, dƣỡng dục tôi, thế đấy anh Phƣơng ạ! Rồi cuộc chơi nào cũng có lúc phải tàn. Con đƣờng mà tôi đã đi là con đƣờng cụt - mà đau đớn hơn là khơng để lại cho mình một lối thốt. Giờ đây nằm trong mơi trƣờng lao lí này tơi mới thấy hối hận cho những gì mà tơi đã gây ra cho anh vẫn biết là quá muộn mằn, nhƣng ngƣời xƣa có câu đánh kẻ chạy đi không ai đánh kẻ chạy lại, qua thƣ này một lần nữa tôi một lần nữa mong anh và gia đình hãy tha thứ cho tôi để lƣơng tâm tôi đƣợc thanh thản, nhẹ nhàng trong thời gian tơi cịn phải chấp hành án tại trại cũng nhƣ về sau này anh nhé.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Vai trò giáo dục pháp luật đối với phạm nhân đang chấp hành án tại các trại giam thuộc Bộ Công an (Nghiên cứu trường hợp trại giam Nam Hà) (Trang 119 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)