Chính sách hình sự về giáo dục cải tạo phạm nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Vai trò giáo dục pháp luật đối với phạm nhân đang chấp hành án tại các trại giam thuộc Bộ Công an (Nghiên cứu trường hợp trại giam Nam Hà) (Trang 59 - 60)

Chƣơng 2 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN

2.3. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của

2.3.2. Chính sách hình sự về giáo dục cải tạo phạm nhân

Phát huy truyền thống của dân tộc và tƣ tƣởng “bao dung Hồ Chí Minh” Đảng và Nhà nƣớc ta ln đề cao tính nhân đạo, nhân văn trong chính sách hình sự và đƣợc cụ thể hoá trong nguyên tắc xử lí tội phạm “Thực hiện

nghiêm chỉnh các hình phạt do luật định đối với kẻ phạm tội, đồng thời tích cực giáo dục, kết hợp với dạy nghề và tổ chức lao động, sản xuất, cải thiện các điều kiện giam giữ để cải tạo, cảm hoá phạm nhân, tạo điều kiện đưa họ trở lại làm ăn lương thiện. Ngăn chặn và nghiêm trị các hành vi ngược đãi, ức hiếp người bị giam” [93, tr.45]. “Cần quán triệt quan điểm mục đích giam giữ là biến người xấu thành người tốt. Trong trại giam cần tổ chức dạy nghề, dạy văn hoá... để phạm nhân lao động, học tập cải tạo thành người tốt. Cải thiện trại giam, tạm giam để thể hiện bản chất của chế độ, Nhà nước ta” [93,

Chính sách hình sự của Nhà nƣớc ta cịn thể hiện rõ trong mục đích của hình phạt là không chỉ nhằm trừng trị ngƣời phạm tội mà cịn giáo dục họ trở thành ngƣời có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa họ phạm tội mới. Hình phạt cịn nhằm giáo dục ngƣời khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Điều này càng thể hiện tính nhân đạo của hình phạt dƣới chế độ ta, lấy giáo dục cải tạo làm mục đích chính chứ khơng phải dùng hình phạt để đày đoạ con ngƣời.

“Mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện kịp thời, xử lí nhanh chóng... nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, lưu manh, côn đồ, tái phạm nguy hiểm... Khoan hồng đối với người lập công chuộc tội, ăn năn hối cải…” [90, tr.15].

Tóm lại: Quan điểm, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc đã thể hiện sinh động truyền thống nhân đạo, nhân văn cao cả của dân tộc Việt Nam, chứa đựng tƣ tƣởng “bao dung Hồ Chí Minh” thể hiện tính ƣu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa là quan tâm đến con ngƣời, vì lợi ích con ngƣời. Chính sách pháp luật đó vừa là định hƣớng, vừa là cơ sở đạo đức pháp lí cho việc tổ chức thực hiện hoạt động cơng tác trại giam nói chung, cơng tác giáo dục nói riêng nhằm giáo dục cải tạo họ trở thành con ngƣời có ích cho xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Vai trò giáo dục pháp luật đối với phạm nhân đang chấp hành án tại các trại giam thuộc Bộ Công an (Nghiên cứu trường hợp trại giam Nam Hà) (Trang 59 - 60)