Tội phạm và phạm nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Vai trò giáo dục pháp luật đối với phạm nhân đang chấp hành án tại các trại giam thuộc Bộ Công an (Nghiên cứu trường hợp trại giam Nam Hà) (Trang 44 - 47)

Chƣơng 2 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN

2.1. Các khái niệm công cụ

2.1.3. Tội phạm và phạm nhân

i. Tội phạm

Tội phạm là một hiện tƣợng xã hội tiêu cực, có từ lâu trong lịch sử lồi ngƣời, tồn tại với nhiều biểu hiện đa dạng trong xã hội có giai cấp. Trong xã hội hiện đại dựa trên quan niệm của từng xã hội, từng nhà nƣớc cụ thể tuỳ thuộc phong tục, tập quán và khách thể đƣợc luật hình sự của mỗi nƣớc bảo vệ mà khái niệm “Tội phạm cũng khác nhau”. Quan điểm của Nhà nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về tội phạm nhƣ sau: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc, xâm phạm chế độ chính

trị, chế độ kinh tế, nền văn hố, quốc phịng, an ninh trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa” [90,

tr.29]. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, Bộ luật hình sự đã phân tội phạm thành 4 loại cụ thể gồm: tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm, nhƣng tính chất nguy hiểm cho xã hội khơng đáng kể, thì khơng phải là tội phạm và đƣợc xử lí bằng biện pháp khác [87, tr.68-69].

Khi đã xác định một hành vi nguy hiểm cho xã hội cũng tức là coi đó là hành vi phạm tội và ngƣời thực hiện hành vi đó có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay khơng cịn căn cứ vào các yếu tố nhƣ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, lỗi và các trƣờng hợp loại trừ trách nhiệm hình sự “Chỉ người nào phạm

một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự”

[87, tr.60-62].

Tóm lại, khi xác định một hành vi phạm tội phải xác định đầy đủ các dấu hiệu: tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi, tính trái pháp luật hình sự, tính có lỗi và tính phải chịu hình phạt, thuộc bốn yếu tố (chủ thể, khách thể, mặt chủ quan và mặt khách quan).

ii. Phạm nhân

Phạm nhân là một từ Hán - Việt “người có tội, đã bị xử án và đang ở tù” Cịn theo thuật ngữ pháp lí thì có định nghĩa phạm nhân: “Theo nghĩa rộng là

người đã bị Tồ án hình sự tun xử là đã phạm tội và bị hình phạt, bản án đã có hiệu lực pháp luật. Theo nghĩa hẹp là người đã bị Toà án phạt tù và

đang bị giam giữ hoặc bị án tử hình” [120, tr.361]. Hoặc “Phạm nhân người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, tù chung thân” [9, tr.251].

Đứng ở góc độ pháp lí, một ngƣời đƣợc coi là phạm nhân khi họ phạm tội, toà án kết án phạt tù và đƣợc đƣa đến trại giam để chấp hành bản án. Trong quá trình chấp hành án tại trại giam họ có địa vị pháp lí hồn tồn khác với các cơng dân bình thƣờng. Các quyền cơ bản của cơng dân mà phạm nhân bị tƣớc hoặc hạn chế là: quyền tự do đi lại và cƣ trú; quyền tham gia quản lí nhà nƣớc và xã hội; lập hội, biểu tình, tự do kinh doanh; quyền bầu cử, ứng cử; quyền bảo đảm bí mật thƣ tín, điện tín, bất khả xâm phạm về chỗ ở... Còn các quyền con ngƣời, quyền cơ bản của công dân, phạm nhân vẫn đƣợc hƣởng nhƣ: quyền đƣợc sống, đƣợc pháp luật bảo hộ về tính mạng, danh dự, nhân phẩm; quyền bình đẳng trƣớc pháp luật; quyền đƣợc khiếu nại, tố cáo; quyền đƣợc thông tin, học tập, lao động, nghiên cứu khoa học, phát minh, sáng chế; quyền không bị tra tấn, đánh đập, trừng phạt tàn bạo, phi nhân tính... Nghĩa vụ của phạm nhân phải tuân theo mệnh lệnh, chỉ dẫn của cán bộ; phải lao động, học tập theo quy định của pháp luật...

Đứng ở góc độ tâm lí học và giáo dục học, xã hội học xem xét thì phạm nhân là ngƣời vi phạm những chuẩn mực đạo đức xã hội, họ là những ngƣời có nhân cách xấu, nhân cách thấp kém với nhiều thuộc tính tâm lí tiêu cực nhƣ tham lam, vụ lợi, ích kỉ, lƣời lao động, ăn chơi, hung bạo, tàn ác, có quan niệm, quan điểm sai lầm, có triết lí cuộc sống thấp hèn.

Tuy nhiên, dù là ngƣời phạm tội nguy hiểm đến mức nào thì ở họ vẫn cịn sót lại những nét nào đó của lƣơng tâm, ẩn tính của con ngƣời. Những nét tâm lí tích cực đó là: ăn năn hối lỗi, dày vị lƣơng tâm, yêu thƣơng thân nhân, gia đình; tình cảm đối với q hƣơng, làng xóm, Tổ quốc... Do đó, ngƣời làm cơng tác giáo dục phải biết khơi dậy tính thiện trong mỗi con ngƣời họ, đánh thức lòng yêu quê hƣơng đất nƣớc của họ.

Tóm lại: Phạm nhân là một đối tƣợng quản lí đồng thời là một khách thể đặc biệt của công tác giáo dục. Phạm nhân phải chịu sự trừng phạt bằng hình phạt, nhƣng mục đích của hình phạt là nhằm giáo dục họ trở thành ngƣời lƣơng thiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Vai trò giáo dục pháp luật đối với phạm nhân đang chấp hành án tại các trại giam thuộc Bộ Công an (Nghiên cứu trường hợp trại giam Nam Hà) (Trang 44 - 47)