Lí thuyết hành vi lệch chuẩn

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Vai trò giáo dục pháp luật đối với phạm nhân đang chấp hành án tại các trại giam thuộc Bộ Công an (Nghiên cứu trường hợp trại giam Nam Hà) (Trang 50 - 51)

Chƣơng 2 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN

2.2. Một số lí thuyết đƣợc sử dụng trong nghiên cứu về hành vi lệch chuẩn và

2.2.1. Lí thuyết hành vi lệch chuẩn

Lí thuyết hành vi lệch chuẩn là biểu hiện cụ thể hoá quan điểm thực chứng trong tội phạm học “Tội phạm là một hiện tƣợng thƣờng xảy ra trong xã hội. Chính tình trạng vơ quy tắc thể hiện sự suy thoái của đạo đức xã hội là nguyên nhân của các hiện tƣợng tội phạm... khi ở một trạng thái rối ren, ngƣời ta không hội nhập đƣợc vào xã hội do nhu cầu không khớp với các khả năng mà xã hội cung cấp để thoả mãn các nhu cầu đó thì xuất hiện những hành vi sai lệch (tự tử, tội phạm)” [17, tr.11]. Tội phạm không tránh khỏi đối với các điều kiện cơ bản của tất cả các đời sống xã hội và tội phạm có thể mất đi khi các thành viên trong xã hội có cùng giá trị và chuẩn mực. E.Durkheim đề cao vai trò của pháp luật khi nhận định pháp luật là biểu tƣợng của sự đoàn kết xã hội. Ông cũng chỉ ra rằng các xã hội khơng chỉ có tội phạm mà cịn có hình phạt. Hình phạt quy định bởi luật pháp. Trong xã hội, sự trừng phạt đối với ngƣời phạm tội để củng cố giá trị, để nhắc nhở cái gì đúng nên theo, cái gì sai nên tránh. Bằng cách ấy, giữ gìn đức tin chung và theo đó là sự thống nhất đoàn kết trong xã hội.

Kế thừa và phát triển lí thuyết về hành vi phi chuẩn mực nêu trên của E.Durkheim, nhà xã hội học Mỹ R.K.Merton cho rằng: Sự lệch chuẩn là sự không phù hợp, sự “lệch pha” giữa mục tiêu văn hoá và phƣơng tiện đƣợc thiết chế hoá. Do xác định sai mục tiêu văn hoá hoặc chọn sai phƣơng tiện mà hành động bị coi là lệch chuẩn, là sai lệch, thậm chí là phạm tội. Theo R.K.Merton “khi ngƣời ta chấp nhận mục tiêu là thành cơng về mặt tài chính, song lại thấy là không thể dùng các phƣơng tiện đƣợc chấp nhận để đạt đƣợc mục tiêu đó, thì ngƣời ta có thể quay sang những cách bất hợp pháp khác để đạt mục đƣợc mục tiêu đó, nhƣ lừa đảo, bn lậu...” [101, tr.97]. Trong tác

phẩm “Lí thuyết xã hội và cơ cấu xã hội”, R.K.Merton đã đƣa ra bảng phân loại hành động để nhận diện các kiểu hành vi đúng đắn, sai lệch xã hội, gồm: tuân thủ, cách tân, nghi thức, rút lui và nổi loạn. Sự phân loại này đặt trên cơ sở con ngƣời thích ứng nhƣ thế nào với những đòi hỏi của xã hội. Mục đích của Merton là khám phá tại sao một vài cơ cấu xã hội tác động lên một vài ngƣời trong xã hội, thúc đẩy họ có những hành vi lệch lạc hơn những ngƣời khác. Theo R.K.Merton, qua q trình xã hội hố, con ngƣời đã học đƣợc đâu là những mục đích đã đƣợc xã hội thừa nhận và đâu là những phƣơng tiện đã đƣợc chấp nhận để thực hiện các mục đích này. Những kẻ nào khơng chấp nhận những mục đích đã đƣợc thừa nhận hay các phƣơng tiện chính đáng để hồn thành các mục đích đƣợc đƣa ra đều có thể xem nhƣ có những hành vi lệch lạc.

Vận dụng lí thuyết này vào cơng tác giáo dục ngƣời phạm tội: Hình phạt là biện pháp nghiêm khắc nhất, nhằm trừng trị và giáo dục ngƣời phạm tội trở thành ngƣời có ích cho xã hội và phạm nhân là những ngƣời bị kết án tù có thời hạn, tù chung thân trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam, họ đƣợc giáo dục lại nhân cách thông qua giáo dục giúp cho họ nhận thức đƣợc quy tắc, giá trị chuẩn mực của xã hội chấp nhận từ đó giúp họ có cái nhìn khơng lệch hƣớng, tn thủ quy tắc, chuẩn mực xã hội đã đƣợc chấp thuận.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Vai trò giáo dục pháp luật đối với phạm nhân đang chấp hành án tại các trại giam thuộc Bộ Công an (Nghiên cứu trường hợp trại giam Nam Hà) (Trang 50 - 51)