Đặc điểm phạm nhân đang chấp hành án tại các trại giam, đặc điểm, địa

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Vai trò giáo dục pháp luật đối với phạm nhân đang chấp hành án tại các trại giam thuộc Bộ Công an (Nghiên cứu trường hợp trại giam Nam Hà) (Trang 66)

Chƣơng 2 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN

2.4. Đặc điểm phạm nhân đang chấp hành án tại các trại giam, đặc điểm, địa

điểm, địa bàn nghiên cứu.

2.4.1. Vài nét về điều kiện tự nhiên, cơ sở vật chất của các trại giam thuộc Bộ Cơng an thuộc Bộ Cơng an

Trại giam có q trình hình thành, phát triển gắn với sự ra đời của Nhà nƣớc dân chủ kiểu mới và lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc, các trại giam có đặc điểm chung là đều đóng ở vùng sâu, vùng xa thuộc khu vực rừng núi, giao thơng đi lại khó khăn, cách xa các trung tâm chính trị, kinh tế - văn hố, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt.

“Do điều kiện tự nhiên - địa lí, cùng với những hạn chế về cơ sở vật chất nên chỉ có 73,4% trại giam đủ nƣớc sinh hoạt còn 26,6% thiếu nƣớc. Đặc biệt, nguồn nƣớc máy đã vào khai thác, sử dụng chiếm 30%. Có 52,5% trại giam sử dụng nguồn nƣớc giếng khoan, 25% trại giam sử dụng nguồn nƣớc bề mặt và 7,5% trại giam sử dụng nguồn nƣớc mƣa làm nguồn nƣớc ăn chủ yếu. Chất lƣợng nƣớc sinh hoạt ở nhiều nơi không đạt tiêu chuẩn theo các chỉ tiêu cảm quan nhƣ: độ đục, độ màu, phụ thuộc vào nguồn nƣớc khai thác khơng qua xử lí; độ cứng, độ kiềm phụ thuộc vào địa chất từng vùng và thổ nhƣỡng bình độ” [118, tr.12]. Điều kiện đất đai ít màu mỡ, nguồn nƣớc khó khai thác nên rất khó khăn cho canh tác, dân cƣ thƣa thớt, mặt bằng dân trí, trình độ phát triển kinh tế, văn hố - xã hội thấp hơn mức bình quân của cả nƣớc. Những điều kiện trên đã ảnh hƣởng đến đời sống sinh hoạt của cán bộ, chiến sỹ và phạm nhân cũng nhƣ hoạt động tuyên truyền giáo dục, giao lƣu văn hoá, văn nghệ, thể thao giữa các phân trại và giữa trại giam với bên ngoài.

Về cơ sở vật chất của trại giam, đƣợc sự quan tâm của Nhà nƣớc, điều kiện cơ sở vật chất của các trại giam đã có sự thay đổi rõ rệt. Từ năm 2003 - 2013, Nhà nƣớc đã đầu tƣ xây dựng 206.561m2 đáp ứng yêu cầu chỗ ở cho 103.280 phạm nhân (chiếm 77%); 100% trại giam đã xây dựng đƣợc hệ thống đƣờng điện, bảo đảm cung cấp đủ điện thắp sáng và phục vụ sản xuất, sinh hoạt. Khảo sát đánh giá năm 2013 đã có 85,7% trại giam đủ nƣớc sinh hoạt và 14,3% trại giam thiếu nƣớc sinh hoạt. Số trại giam đƣa nguồn nƣớc máy vào sử dụng đã lên tới 35%. Nhiều trại giam đã đƣợc đầu tƣ kinh phí hoặc sử dụng kinh phí thu đƣợc từ sản xuất để xây hồ, đắp đập, đào kênh mƣơng, cải tạo đồng ruộng, làm đƣờng giao thông nội bộ, xây dựng nhà cửa và các cơng trình phụ trợ khác, tạo cảnh quan môi trƣờng “xanh, sạch, đẹp”. Việc kết hợp hài hoà giữa tự nhiên, kiến trúc và con ngƣời đã tạo nên những nét đẹp văn hoá mang giá trị tinh thần, làm giảm sức nặng tâm lí, tăng thêm tình u cuộc sống cho mỗi con ngƣời góp phần nâng cao chất lƣợng cơng tác giáo dục cho phạm nhân.

2.4.2. Tình hình phạm nhân đang chấp hành án tại các trại giam

Những năm gần đây tình trạng phạm tội có những diễn biến phức tạp, số lƣợng ngƣời có án phạt tù đƣa đến các trại giam chấp hành án với hành vi, tính chất phạm tội cũng nguy hiểm hơn (Vì theo quy định của ngành nên tác giả chỉ đưa số liệu tỷ lệ %, không đưa số tuyệt đối).

Biểu đồ 2.1. Mức độ gia tăng phạm nhân chấp hành án tại các trại giam (%)

100 107 125 127 0 50 100 150 2010 2011 2012 2013

Nguồn: Bộ Công an, Báo cáo tổng kết công tác thi hành án hình sự từ năm 2010 đến năm 2013

Nhìn vào biểu đồ cho thấy số lƣợng ngƣời bị kết án phạt tù vào trại giam năm sau cao hơn năm trƣớc, nếu lấy năm 2010 là 100,0% thì năm 2013 tỷ lệ phạm nhân trại giam tăng lên 127,0%. Sự biến động số lƣợng phạm nhân sẽ là khó khăn, thách thức đối với trại giam trong công tác tổ chức giáo dục pháp luật cho phạm nhân; gây áp lực về cơ sở vật chất phục vụ giáo dục pháp luật; về đội ngũ cán bộ giáo dục pháp luật đáp ứng yêu cầu giáo dục pháp luật do sự gia tăng số lƣợng phạm nhân trong từng trại.

Đặc điểm theo tội danh: Có sự thay đổi đáng kể trong cơ cấu tội phạm, phản ánh mặt trái của nền kinh tế thị trƣờng cũng nhƣ xu thế mở rộng giao lƣu, hội nhập quốc tế. Xuất hiện những tội phạm mới nhƣ: tội phạm xuyên quốc gia, bắt cóc con tin; tội phạm cơng nghệ cao, tội phạm theo kiểu xã hội đen, buôn bán phụ nữ, trẻ em và tăng nhanh nhất là tội phạm về ma tuý.

Bảng 2.1. Cơ cấu phạm nhân theo tội danh

Năm Tội danh (%) Tổng XPANQG Giết ngƣời Hiếp dâm Cƣớp, Cƣớp giật tài sản Trộm cắp tài sản Xâm phạm trật tự quản lí kinh tế Ma túy Tội khác 2010 0,29 9,4 3,7 17,8 10,2 1,8 39,5 17,04 100,0 2011 0,23 9,4 3,4 16,4 10,6 1,17 39,2 19,2 100,0 2012 0,16 9,3 3,5 15,09 10,6 0,1 37,6 22,5 100,0 2013 0,18 9,4 3,2 9,6 11,7 1,1 40,5 23,9 100,0

Nguồn: Bộ Công an, Báo cáo tổng kết cơng tác thi hành án hình sự từ năm 2010 đến năm 2013

Số liệu trên cho thấy tội cƣớp tài sản, cƣớp giật tài sản có xu hƣớng giảm từ 17,8% năm 2010 xuống còn 9,6% năm 2013. Ngƣợc lại, phạm nhân phạm tội trộm cắp tài sản tăng từ 10,2% lên 11,7%, phạm nhân phạm tội liên quan đến ma tuý tăng 39,5% lên 40,5%. Nhƣ vậy, hiện nay cứ 100 phạm nhân thì có 40,5 ngƣời phạm tội liên quan đến ma tuý, đó là chƣa kể những ngƣời

nghiện ma tuý, để có tiền đã phạm các tội trộm cắp tài sản, cƣớp tài sản, cƣớp giật tài sản, cƣỡng đoạt tài sản v.v…

Cơ cấu theo nghề nghiệp: Nghề nghiệp của phạm nhân có liên quan rất nhiều đến nhận thức, thói quen, hành vi của họ. Mỗi nghề nghiệp tạo ra một tính cách, một số phẩm chất tâm lí mang đặc trƣng cho nghề đó. Ngồi ra, với mỗi một ngành nghề, con ngƣời phải giao tiếp trong một mối quan hệ nhất định, đƣợc đào tạo một số kĩ năng chuyên môn, nhất định và làm việc trong một mơi trƣờng có tính chất đặc trƣng nào đó. Vì vậy, dấu ấn của nghề nghiệp nhiều khi rất đậm nét trong đời sống tƣ tƣởng, tình cảm của một nhóm ngƣời hoặc một cá nhân.

Bảng 2.2. Cơ cấu phân loại phạm nhân theo nghề nghiệp trước khi vào trại

Nghề nghiệp Năm vào trại giam (%)

2010 2011 2012 2013 Kinh doanh 0,28 0,3 0,3 0,4 Cán bộ, viên chức nhà nƣớc 0,28 0,2 0,2 0,19 Công nhân 1,97 2,1 2,4 2,3 Nông dân 23,4 23,3 6,56 19,8 Lao động tự do 9,5 11,2 13,1 14,9 Không nghề nghiệp 38,8 38,4 37 37,1 Nghề khác 25,6 24,2 24,6 25,0 Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0

Nguồn: Bộ Công an, Báo cáo tổng kết công tác thi hành án hình sự từ năm 2010 đến năm 2013

Qua bảng trên ta có thể nhận thấy đa phần phạm nhân khơng có nghề nghiệp trƣớc khi vào trại giam hàng năm là chiếm tỷ lệ cao, năm 2010 chiếm 38,8%, năm 2013 là 37,1%, có thể khẳng định nguyên nhân thất nghiệp, nghề nghiệp không ổn định là nguyên nhân chủ yếu khiến họ phạm tội. Trong những năm gần đây, nghề nông gặp nhiều khó khăn, nơng dân khơng có đất

để canh tác, năng suất thì bấp bênh, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến phạm tội, số phạm nhân là nông dân chiếm 23,4% năm 2010 và 19,8% năm 2013 trong các trại giam. Trong khi đó số phạm nhân làm nghề kinh doanh, công chức, công nhân chiếm 2,5% (cơng chức chiếm 0,2%). Từ đó tạo việc làm ổn định, nâng cao thu nhập, cải thiện mức sống một cách bền vững cho mọi tầng lớp nhân dân là giải pháp phòng ngừa tội phạm hữu hiệu nhất.

Cơ cấu phạm nhân theo tiền án: Một trong những yếu tố liên quan đến nhân thân phạm nhân là tiền án.

Bảng 2.3. Cơ cấu phạm nhân có tiền án (%)

Năm Chƣa có tiền án Có 01 tiền án Có 02 tiền án Từ 03 tiền án trở lên

2010 72,5 15,9 6,8 4,5

2011 72,5 16,6 6,6 4,1

2012 74,1 15,7 6,19 3,8

2013 70,4 17,98 7,23 4,3

Nguồn: Bộ Công an, Báo cáo tổng kết cơng tác thi hành án hình sự năm từ năm 2010 đến năm 2013

Theo số liệu thống kê hàng năm, có trên 20,0% phạm nhân đã có tiền án trong đó đặc biệt là có 0,47% phạm nhân đã có 5 tiền án trở lên. Đặc biệt, có 02 phạm nhân đã có 12 tiền án và có 02 phạm nhân có 9 tiền án. Điều này cũng cho thấy, tình hình tái phạm là rất đáng quan tâm. Có nhiều ngun nhân dẫn đến tình trạng tái phạm, trong đó có nguyên nhân xã hội chủ yếu đó là sự tác động của mặt trái kinh tế thị trƣờng, tình trạng thất nghiệp, hiệu quả công tác giáo dục trong quá trình chấp hành án... đặc biệt là tệ nạn ma tuý. Số ngƣời nghiện ma tuý có tỉ lệ tái phạm tội cao hơn gấp 4 lần so với những ngƣời khác. Số phạm nhân có nhiều tiền án, tiền sự, nhân cách suy thoái nghiêm trọng, định hƣớng giá trị và nhu cầu lệch lạc với nhiều thói quen xấu

rất khó thay đổi là những khó khăn, thách thức rất lớn của công tác giáo dục cải tạo.

Cơ cấu về độ tuổi phạm nhân: Hiện nay số lƣợng phạm nhân vào trại giam ngày một tăng và độ tuổi vào trại giam cũng khác nhau:

Bảng 2.4. Cơ cấu phạm nhân theo độ tuổi

Năm Độ tuổi (%) Từ 14 tuổi đến dƣới 16 tuổi Từ 16 tuổi đến dƣới 18 tuổi Từ 18 tuổi đến dƣới 30 tuổi Từ 30 tuổi đến dƣới 40 tuổi Từ 40 tuổi đến dƣới 50 tuổi Từ 50 tuổi đến dƣới 60 tuổi Từ 60 tuổi trở lên Tổng 2010 0,05 1,04 47,8 28 16,5 5,43 1,0 100,0 2011 0,03 0,96 48,8 27,7 16,37 5,3 0,96 100,0 2012 0,05 1,17 48,5 27,4 23,1 5,58 1,06 100,0 2013 0,05 0,97 47,2 28,2 16,3 6,0 1,0 100,0

Nguồn: Bộ Cơng an, Báo cáo cơng tác Thi hành án hình sự từ năm 2010 đến năm 2013

Tỉ lệ phạm nhân thuộc lứa tuổi từ 14 đến dƣới 30 giảm từ 48,8% năm 2010 xuống còn 48,2% năm 2013, thuộc lứa tuổi từ 30 đến dƣới 50 tăng từ 44,5% năm 2010 lên đến 50,5% năm 2012 và giảm xuống còn 44,5% năm 2013. Lứa tuổi từ 50 đến dƣới 60 cũng tăng từ 5,43% năm 2010 lên 6,0% năm 2013. Điều này chứng tỏ, tội phạm không chỉ tăng ở lứa tuổi thanh niên mà còn tăng ở lứa tuổi trung niên. Tuy nhiên, qua bảng trên cho thấy ở nhóm các đối tƣợng lứa tuổi từ 18 đến 30 chiếm tỉ lệ cao nhất là 47,2%. Sở dĩ nhƣ vậy là vì ở lứa tuổi này, con ngƣời phát triển mạnh mẽ nhất về thể chất và vẫn cơ bản là “đứa trẻ lớn xác”, chƣa ổn định các thuộc tính tâm lí, chƣa kiềm chế, điều chỉnh đƣợc hành vi, từ đó dễ bị bạn bè xấu lôi kéo, rủ rê đi tìm những cảm giác mạnh, hoặc tự mình suy nghĩ khơng chín chắn dẫn đến có các hành vi bạo lực. Đặc điểm tâm lí này cũng cần phải đƣợc xem xét, cân nhắc

trong quá trình thi hành án để có biện pháp quản lí, giáo dục thích hợp. Các hành vi cƣớp súng, giết cán bộ, trốn chạy tập thể và thực hiện các tội phạm khác có tính chất manh động đều xảy ra ở nhóm phạm nhân loại này.

Cơ cấu theo trình độ học vấn: Đặc điểm này có ảnh hƣởng sâu sắc đến sự nhận biết xung quanh, đến sự phát triển lí trí và hình thành nhân cách cũng nhƣ cách ứng xử của con ngƣời trong các mối quan hệ xã hội. Chính vì vậy, trình độ văn hố của phạm nhân có ảnh hƣởng đến các hành vi quan hệ ứng xử giữa phạm nhân với phạm nhân và quá trình tiếp thu giáo dục, cải tạo.

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu trình độ học vấn của phạm nhân

6.0% 23.9% 45.1% 24.8% 0.1% Không biết chữ Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông

Chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học

Nguồn: Bộ Công an, Báo cáo tổng kết của Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự năm 2013

Theo kết quả khảo sát trình độ học vấn của phạm nhân còn thấp hơn so với mặt bằng chung của xã hội. Theo kết quả khảo sát năm 2012 của Tổng cục Thống kê thì trình độ học vấn của ngƣời dân THCS 89,0%, THPT 68,7%, Cao đẳng Đại học 27,2%. Trong khi đó trình độ học vấn của phạm nhân đang chấp hành án tại các trại giam thấp (không biết chữ 6,0%, tiểu học 23,9%, trung học cơ sở 45,1%), đây chính là những khó khăn trong cơng tác giáo dục phạm nhân.

2.4.3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu (Trại giam Nam Hà)

Trại giam Nam Hà thuộc Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và Hỗ trợ tƣ pháp có tiền thân là Trại tạm giam Hà Nam, từ năm 1947 đến năm 1954 đóng tại các xã Chi Nê, Đồng Bàu, huyện Lạc Thuỷ, đến năm 1955 chuyển về đóng tại thơn Mễ Nội, xã Liêm Chính, thị xã Phủ Lí. Năm 1964 hai tỉnh Hà Nam và Nam Định hợp nhất, trại tạm giam Nam Định sáp nhập với Trại giam Hà Nam và lấy tên là Trại giam Nam Hà. Do số lƣợng phạm nhân ngày càng tăng và chiến tranh phá hoại bằng không quân của giặc Mỹ ngày càng ác liệt. Tháng 5 năm 1965 thực hiện chủ trƣơng của UBND tỉnh Hà Nam, một bộ phận của trại chuyển về xây dựng tại xã Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam và lấy tên là Trại cải tạo Nam Hà.

Từ khi chính thức thành lập (năm 1965) đến năm 2013 Trại giam Nam Hà đã quản lí giam giữ, giáo dục cải tạo trên 40.000 lƣợt phạm nhân bao gồm: gián điệp, biệt kích, phi cơng Mỹ, số phản động trong các tôn giáo, địa chủ, cƣờng hào, nguỵ quân, nguỵ quyền tay sai của Pháp, của Mỹ... và số tội phạm hình sự loại đặc biệt nghiêm trọng...

Tháng 8 năm 2012, nhằm tạo điều kiện để tỉnh Hà Nam thực hiện chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội, Bộ Cơng an đã đồng ý di chuyển trại giam Nam Hà đến địa điểm mới tại thôn Tân Lang, xã Tân Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.

- Phía Đông, Đông Bắc giáp cánh đồng và dân cƣ xóm 10, thơn Tân Lang, xã Tân Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.

- Phía Tây, Tây Bắc giáp dãy núi đá có rừng dây leo, phía bên kia núi là dân cƣ thôn Phú Yên và cánh đồng sản xuất nông nghiệp của thôn Phú Yên, thôn Tiên Mai, thôn Đục Khê thuộc xã Hƣơng Sơn, huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội.

- Phía Nam, Đơng Nam giáp dãy núi đá có rừng dây leo, phía kia núi là dân cƣ xóm 8 và cánh đồng sản xuất nông nghiệp của thôn Vồng, xã Khả Phong và khu du lịch hồ Tam Chúc.

- Phía Bắc, Đơng Bắc giáp cánh đồng và dân cƣ xóm 11, thơn Tân Lang, xã Tân Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.

+ Phân trại số 1: Có địa bàn tại thơn Tân Lang, xã Tân Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, cách Trung tâm chỉ huy 100m về phía Nam

+ Phân trại số 2: Có địa bàn trên địa bàn thơn Tân Lang, xã Tân Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, cách trung tâm chỉ huy 700m về phía Bắc.

- Nhiệm vụ của Trại giam Nam Hà đƣợc giao quản lí, giam giữ, giáo dục cải tạo phạm nhân theo đúng đƣờng lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc, các quy định của Bộ Công an, của Đảng uỷ và lãnh đạo Tổng cục VIII.

Từ ngày đầu đi tìm đất lập trại chỉ có 25 cán bộ, đến nay trại có trên 500 cán bộ đƣợc bổ sung, đào tạo, bồi dƣỡng nên trƣởng thành về mọi mặt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ nghiệp vụ pháp luật khá, có phẩm chất đạo đức tốt, đã khắc phục vƣợt qua mọi khó khăn gian khổ để hồn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị giam giữ, quản lí giáo dục cải tạo những phần tử nguy hại cho an ninh quốc gia, trật tự an tồn xã hội, góp phần tích cực bảo vệ Đảng,

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Vai trò giáo dục pháp luật đối với phạm nhân đang chấp hành án tại các trại giam thuộc Bộ Công an (Nghiên cứu trường hợp trại giam Nam Hà) (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)