Lí thuyết Xung đột

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Vai trò giáo dục pháp luật đối với phạm nhân đang chấp hành án tại các trại giam thuộc Bộ Công an (Nghiên cứu trường hợp trại giam Nam Hà) (Trang 55 - 57)

Chƣơng 2 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN

2.2. Một số lí thuyết đƣợc sử dụng trong nghiên cứu về hành vi lệch chuẩn và

2.2.4. Lí thuyết Xung đột

Những luận điểm cơ bản của Lí thuyết xung đột cho rằng, "do có sự khan hiếm các nguồn lực (đất đai, nguyên vật liệu, tiền tài, địa vị,…) và do sự phân cơng lao động và sự bất bình đẳng trong phân bổ nguồn lực, quyền lực nên quan hệ giữa các cá nhân, các nhóm xã hội ln nằm trong tình trạng mâu thuẫn, cạnh tranh với nhau vì lợi ích" [52, tr.232]. Các tác giả của lối tiếp cận xung đột xã hội cho rằng một hành vi lệch lạc thƣờng dựa trên khả năng những nhóm có quyền lực hơn nhất trong xã hội nhằm thiết đặt ƣớc muốn của họ lên trên chính quyền. Steven Spitzer khẳng định những chuẩn mực xã hội đều nhằm củng cố cho hệ thống kinh tế của một xã hội nào đó và những ngƣời nào đe doạ hệ thống kinh tế trên đều bị xem là có những hành vi lệch lạc. Chủ nghĩa tƣ bản đặt cơ sở trên quyền tƣ hữu nên bất cứ ngƣời nào đe doạ hệ thống kinh tế trên đều bị xem là có những hành vi lệch lạc. Chủ nghĩa tƣ bản đặt cơ sở trên quyền tƣ hữu nên bất cứ ngƣời nào đe doạ quyền này đều bị xem là lệch lạc (đặc biệt là khi ngƣời nghèo ăn cắp của ngƣời giàu, cịn khi ngƣời giàu bóc lột ngƣời nghèo thì ít khi bị xem là lệch lạc, mà chỉ là một "lối kinh doanh"!). Chủ nghĩa tƣ bản dựa trên việc khai thác sức lao động, nên những ngƣời nào khơng cịn làm việc - nhƣ những ngƣời già, ngƣời thất nghiệp - đều bị xem là lệch lạc. Chủ nghĩa tƣ bản cũng đặt trên cơ sở niềm tin rằng sự vận hành của chính nó là đúng, là hợp lí nên những ngƣời nào có những hành vi chống lại sự vận hành trên - nhƣ những phong trào phản chiến, các phong trào bảo vệ môi trƣờng - đều bị gán nhãn lệch lạc,… và ngƣợc lại những hoạt động nào gia tăng sự vận hành của chủ nghĩa tƣ bản luôn đƣợc đề cao.

C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin đã khám phá ra quy luật khách quan của tiến trình phát triển xã hội. Đó là cơ sở khoa học cho nhận thức quá trình

phát triển của các hiện tƣợng xã hội trong đó có hiện tƣợng tội phạm. Ph. Ăngghen đã chỉ rõ quy luật phát sinh, phát triển chủ yếu của tội phạm trong xã hội tƣ bản chủ nghĩa. Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, tội phạm và ngun nhân của nó đƣợc giải thích một cách khoa học nhƣ là hiện tƣợng vốn có trong xã hội có giai cấp đối kháng.

C.Mác và Ph.Ăngghen đã đề ra tƣ tƣởng cho rằng phƣơng hƣớng cơ bản của cuộc đấu tranh chống tội phạm là phòng ngừa tội phạm và “nhà làm luật thông thái bao giờ cũng làm tất cả để phòng ngừa tội phạm chứ không để tội phạm xảy ra rồi mới trừng phạt” [19, tr.53]. Kế thừa, phát triển toàn diện quan điểm trên, Lênin chỉ ra khâu quyết định của việc phòng ngừa tội phạm là phải xác định đƣợc các nguyên nhân và đề ra các biện pháp xố bỏ nó [86]. Ơng cịn cho rằng các vi phạm, tội phạm cũng tự mất đi nhờ kết quả cuộc đấu tranh mạnh mẽ nhằm thủ tiêu các “tàn dƣ” của xã hội cũ có trong nhận thức, xử sự của con ngƣời. Khắc phục những “tàn dƣ” của xã hội cũ và loại trừ tội phạm là q trình khó khăn, lâu dài nên cần xây dựng hệ thống các biện pháp phòng ngừa xã hội đối với tội phạm nhƣ: giáo dục ý thức, thái độ lao động đúng đắn; giáo dục ý thức tôn trọng các quy tắc của nếp sống công cộng, tôn trọng nhau; giáo dục nâng cao tính tích cực, tính tự giác, tạo điều kiện cho quần chúng tham gia quản lí cơng việc của nhà nƣớc và của xã hội. Vận dụng lí thuyết này vào luận án, phạm nhân là những ngƣời phạm tội, để thủ tiêu các nhận thức, hành vi lệch lạc thì trong quá trình chấp hành án tại trại giam phạm nhân đƣợc bảo đảm về vật chất, tinh thần và họ đƣợc học tập văn hố, pháp luật, học thơng qua lao động để từ đó làm chuyển biến nhận thức, hành động. Giáo dục phạm nhân không chỉ trách nhiệm của Nhà nƣớc (trại giam) mà còn trách nhiệm của cả cộng đồng xã hội, gia đình phạm nhân và chính bản thân phạm nhân đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Vai trò giáo dục pháp luật đối với phạm nhân đang chấp hành án tại các trại giam thuộc Bộ Công an (Nghiên cứu trường hợp trại giam Nam Hà) (Trang 55 - 57)