Nội dung giáo dục pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Vai trò giáo dục pháp luật đối với phạm nhân đang chấp hành án tại các trại giam thuộc Bộ Công an (Nghiên cứu trường hợp trại giam Nam Hà) (Trang 77)

Chƣơng 2 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN

3.1. Nội dung, hình thức, phƣơng pháp giáo dục pháp luật

3.1.1. Nội dung giáo dục pháp luật

Thời gian phạm nhân chấp hành án phạt tù, các trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự cơng an cấp huyện tổ chức giáo dục pháp luật theo chƣơng trình dành cho số phạm nhân mới đến chấp hành án phạt tù, chƣơng trình cho số phạm nhân đang chấp hành án phạt tù và chƣơng trình cho số phạm nhân sắp chấp hành xong án phạt tù [9, tr.502]. Giáo dục pháp luật cho phạm nhân trong thời gian chấp hành án tại trại giam là toàn bộ những quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân quy định trong Hiến pháp; nội dung cơ bản của pháp luật về hình sự; pháp luật tố tụng hình sự, thi hành án hình sự; pháp luật về phịng, chống ma túy và các tệ nạn xã hội. Chủ thể giáo dục pháp luật có nhiệm vụ truyền đạt, chuyển tải cho phạm nhân, giúp họ có đƣợc những thơng tin, kiến thức, hiểu biết nhất định về pháp luật; trên cơ sở đó hình thành ý thức pháp luật, tạo dựng cho phạm nhân niềm tin đối với pháp luật và biết sống, làm việc theo pháp luật cả trong quá trình chấp hành án phạt tù cũng nhƣ sau khi trở về tái hòa nhập cộng đồng xã hội. “Nội dung bài giảng, tài liệu giáo dục pháp luật cho phạm nhân do cơ quan quản lí thi hành án hình sự Bộ Cơng an và Bộ Quốc phòng chủ trì…” [9, tr.503]. Nội dung giáo dục pháp luật truyền đạt cho phạm nhân đƣợc biên soạn trong tài liệu “Giáo dục công dân” gồm 3 tập: Tập I dành cho phạm nhân mới đến chấp hành án tại trại giam. Nội dung giáo dục gồm: 1) Chính sách Hình sự của Nhà nước; 2) Một số nội dung cơ bản của pháp luật thi hành án; 3) Tôn trọng Nội quy trại giam; 4) Quyền và nghĩa vụ của phạm nhân [110, tr.14]. Nội dung giáo dục pháp luật trong Tập II dành cho phạm

nhân đang chấp hành án phạt tù gồm: 1) Một số nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; 2) Quyền được bảo vệ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm; 3) Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản của công dân, của Nhà nước và lợi ích cơng

cộng; 4) Nghĩa vụ của công dân trong việc bảo vệ môi trường; 5) Phòng chống tệ nạn xã hội; 6) Phòng chống HIV/AIDS và các bệnh truyền nhiễm; 7) Một số nội dung cơ bản của Bộ luật hình sự và Bộ luật Tố tụng hình sự; 8) Một số nội dung cơ bản của Luật Đặc xá [111, tr.54-55]. Tập III dành cho

phạm nhân sắp chấp hành xong án phạt tù. Nội dung giáo dục pháp luật gồm: 1) Giữ gìn trật tự, an tồn xã hội; 2) Giữ gìn trật tự an tồn giao thơng đường bộ; 3) Một số nội dung cơ bản của Luật Cư trú; 4) Quyền và nghĩa vụ của cơng dân trong hơn nhân và gia đình [112, tr.18].

Trên cơ sở nội dung đƣợc biên soạn trong bộ tài liệu, Trại giam Nam Hà tổ chức các lớp học tập pháp luật theo chƣơng trình giáo dục lớp đầu vào, lớp cho phạm nhân đang chấp hành án và lớp cho phạm nhân sắp chấp hành xong án phạt tù.

Bảng 3.1. Các nhóm phạm nhân được học pháp luật

STT Năm Nhóm đối tƣợng đƣợc học tập pháp luật Số phạm nhân mới đến trại chấp hành án phạt tù Số phạm nhân đang chấp hành án phạt tù Số phạm nhân sắp chấp hành xong án phạt tù Số lớp Số phạm nhân Số lớp Số phạm nhân Số lớp Số phạm nhân 1 2011 25 701 12 1864 39 518 2 2012 25 607 3 603 32 419 3 2013 29 904 21 1398 26 73

Nguồn: Báo cáo công tác giáo dục Trại giam Nam Hà từ năm 2010 đến năm 2013

Theo kết quả khảo sát, 92,0% phạm nhân trả lời có đƣợc học chƣơng trình giáo dục pháp luật trong quá trình chấp hành án theo quy định của pháp luật, 71,0% phạm nhân trả lời đƣợc học tập về chính trị, 87,9% phạm nhân đƣợc học tập về văn hoá. Nhƣ vậy trong thời gian chấp hành án phạt tù, phạm nhân đƣợc học tập về giáo dục pháp luật chiếm tỷ lệ khá cao (Tác giả chọn

mẫu ngẫu nhiên, do vậy trong đó có số phạm nhân mới đến trại chấp hành án nên có nhiều nội dung pháp luật phạm nhân chưa được học, vì thế khơng có con số 100%).

Bảng 3.2. Các nội dung giáo dục pháp luật của phạm nhân được học trong thời gian chấp hành án phạt tù (%)

STT Nội dung

1 Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân đƣợc quy định trong Hiến pháp, pháp luật

249

68,2 2 Quyền và nghĩa vụ của phạm nhân đƣợc quy định trong Luật Thi

hành án hình sự; Luật Đặc xá và các văn bản hƣớng dẫn thi hành khác.

330

90,4

3 Quy định về tội phạm; hình phạt, về hỗn, tạm đình chỉ, miễn, giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, về đặc xá, xóa án tích và những nội dung cơ bản, cần thiết khác đƣợc quy định trong Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự

321

87,9

4 Nội dung cơ bản của Bộ luật Dân sự, Luật Thi hành án dân sự, Luật Tố tụng dân sự, Bộ luật Lao động, Luật Cƣ trú, Luật Giáo dục, Luật Giao thông đƣờng bộ, Luật Giao thông đƣờng thủy nội địa, Luật Dạy nghề, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Đặc xá, Luật Phòng, chống ma túy, Luật Phòng, chống vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở ngƣời (HIV/AIDS)

304

83,3

5 Nội dung cơ bản của Luật Thi hành án hình sự và các văn bản hƣớng dẫn thi hành

256

70,1 6 Nội quy trại giam và các quy định về tiêu chuẩn thi đua chấp

hành án phạt tù, xếp loại chấp hành án phạt tù.

319

87,4

Nguồn: Kết quả khảo sát của luận án năm 2013

Học tập về nội dung quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân luôn là một

chế định cơ bản của Hiến pháp Việt Nam. Trong lịch sử lập hiến Việt Nam, chế định này bao giờ cũng giữ một vị trí quan trọng và đƣợc quan tâm một cách thích đáng, điều này bắt nguồn từ bản chất Nhà nƣớc ta của dân, do dân và vì dân, mọi quyền lực thuộc về nhân dân, do đó mối quan hệ nhà nƣớc - cơng dân là mối quan hệ qua lại cùng có trách nhiệm. Mối quan hệ nhà nƣớc - cơng dân đó thể hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau. Các nghĩa vụ nhà nƣớc

xác định trong Hiến pháp trong pháp luật nói chung dƣới hình thức các nhiệm vụ của nhà nƣớc, của các cơ quan nhà nƣớc cụ thể hoặc dƣới các hình thức quyền cơng dân và những bảo đảm của nó. Cịn trách nhiệm của cơng dân đối với nhà nƣớc và xã hội đƣợc ghi trong các qui phạm pháp luật dƣới hình thức nghĩa vụ của công dân. Nếu nhƣ quyền thể hiện khả năng của những công dân đƣợc tự do lựa chọn cách thức và mức độ thể hiện thái độ cũng nhƣ hành động của mình một cách tự nguyện, tự giác thì nghĩa vụ lại thể hiện sự đòi hỏi đối với mỗi cơng dân phải có thái độ và hành động nhất định nhằm thực hiện những đòi hỏi, những yêu cầu đƣợc quy định trong các quy phạm pháp luật. Đối với phạm nhân, trƣớc khi vào trại họ vốn là công dân và khi chấp hành xong hình phạt tù họ trở về với xã hội là công dân. Nhƣng để trở thành ngƣời lƣơng thiện, ngƣời cơng dân tốt thì trong q trình học tập cải tạo, việc giáo dục phạm nhân hiểu biết về các điều cơ bản của Luật Hiến pháp đặc biệt là Quyền và nghĩa vụ của công dân đối với họ là rất cần thiết bởi kiến thức hiến pháp ở phần này là hệ thống các tri thức pháp luật phổ thông, cơ bản nhất và thông qua việc giáo dục này mới giúp họ hiểu đƣợc mình phải có trách nhiệm gì với gia đình, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy khi ở trong trại giam phạm nhân đƣợc học các nội dung sau của Luật Hiến pháp:

Thứ nhất, Về chế độ chính trị gồm nội dung học trang bị cho phạm nhân kiến thức về bản chất Nhà nƣớc: Nhà nƣớc ta là Nhà nƣớc của dân, do dân và vì dân; Ngun tắc quản lí của Nhà nƣớc là bằng pháp luật, nhân dân làm chủ Nhà nƣớc bằng pháp luật; Đảng cộng sản Việt Nam giữ vai trò lãnh đạo Nhà nƣớc và xã hội; Các tổ chức chính trị xã hội đƣợc quy định trong Hiến pháp là Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các thành viên của Mặt trận nhƣ: Đảng Cộng sản Việt Nam, Đồn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh…

Thứ hai, Về chế độ kinh tế gồm những nội dung học: Mục tiêu chính sách kinh tế của Nhà nƣớc là làm cho dân giàu nƣớc mạnh, ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân; chế độ sở hữu: Nhà nƣớc bảo hộ cho các hình thức sở hữu khác nhau là sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu tƣ nhân, trong đó sở hữu tồn dân và sở hữu tập thể là nền tảng; nhà nƣớc phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trƣờng có sự quản lí của Nhà nƣớc, theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa.

Thứ ba, Về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân: Các quyền cơ bản của cơng dân gồm: Quyền tham gia quản lí Nhà nƣớc, quyền bầu cử, ứng cử; quyền lao động, quyền tự do kinh doanh, quyền sở hữu hợp pháp, quyền thừa kế, quyền lao động, quyền xây dựng nhà ở theo quy hoạch và pháp luật; quyền học tập, quyền nghiên cứu khoa học, kĩ thuật, phát minh, sáng chế; quyền sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật và tham gia các hoạt động văn hoá khác; quyền đƣợc hƣởng chế độ bảo vệ sức khỏe, quyền bình đẳng trƣớc pháp luật, bình đẳng nam - nữ; quyền đƣợc chăm sóc, giáo dục và bảo vệ của trẻ em, quyền đƣợc Nhà nƣớc bảo hộ hôn nhân và gia đình; các quyền tự do, dân chủ: quyền tự do đi lại và cƣ trú, tự do báo chí, tự do tín ngƣỡng; quyền bất khả xâm phạm về thân thể, chỗ ở, đƣợc Nhà nƣớc bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm; quyền đƣợc bảo đảm an tồn, bí mật về thƣ tín, điện thoại, điện tín; quyền khiếu nại tố cáo.

Các nghĩa vụ cơ bản của công dân: nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc, nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản của Nhà nƣớc và lợi ích cơng cộng, nghĩa vụ đóng thuế và lao động cơng ích, nghĩa vụ lao động, nghĩa vụ học tập, nghĩa vụ thực hiện các quy định về phòng bệnh và vệ sinh nơi công cộng.

Thứ tƣ, Về tổ chức bộ máy Nhà nƣớc trang bị cho phạm nhân hiểu biết về tổ chức bộ máy hiện nay theo quy định của pháp luật: Các cơ quan quyền

lực Nhà nƣớc, gồm: Quốc hội (cơ quan quyền lực cao nhất) và Hội đồng nhân dân các cấp, có chức năng là đại diện cho ý chí của nhân dân, có quyền định đoạt những vấn đề quan trọng nhất của đất nƣớc hoặc địa phƣơng; các cơ quan hành chính Nhà nƣớc, gồm: Chính phủ (cơ quan hành chính Nhà nƣớc cao nhất) và UBND (cơ quan hành chính Nhà nƣớc ở địa phƣơng), có chức năng quản lí việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hố xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của Nhà nƣớc hoặc của địa phƣơng; các cơ quan xét xử gồm: Tịa án nhân dân Tối cao, Tồ án nhân dân địa phƣơng, Tòa án quân sự và các tịa án khác, có chức năng xét xử theo đúng pháp luật; các cơ quan kiểm sát gồm: Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân ở các địa phƣơng, Viện Kiểm sát quân sự, có chức năng kiểm tra và giám sát các hoạt động tƣ pháp, thực hiện quyền công tố, bảo đảm cho pháp luật đƣợc chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

Theo kết quả khảo sát 68,2% phạm nhân đƣợc học các nội dung pháp luật quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân. Mục đích của phần học giúp cho phạm nhân hiểu Hiến pháp là luật cơ bản của Nhà nƣớc, mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, biết một số nội dung cơ bản của Hiến pháp, tôn trọng Hiến pháp, cố gắng thực hiện đúng các quy định của Hiến pháp.

Học tập về nội dung cơ bản của Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng Hình sự: Theo quy định của pháp luật ngƣời từ 16 tuổi trở lên phải chịu trách

nhiệm hình sự về mọi tội phạm, pháp luật cũng yêu cầu tất cả công dân từ độ tuổi này phải nhận thức đƣợc tính chất nguy hiểm do hành vi của mình và phải có khả năng điều khiển đƣợc hành vi ấy. Nói cách khác họ phải nhận thức đƣợc hết các quan hệ xã hội với các bộ phận của nó (đối tƣợng tác động hành vi) đƣợc pháp luật bảo vệ (khách thể) để kiềm chế các nguy hiểm gây ra cho xã hội. Dù phạm tội cố ý hay vơ ý thì hành vi nguy hiểm cho xã hội do họ

gây ra đã bị pháp luật trừng trị nghiêm khắc với mức án đã tun. Chính vì vậy phạm nhân vào trại họ phải đƣợc giáo dục các nội dung cơ bản của Luật Hình sự, Tố tụng hình sự, thơng qua đó khơng chỉ buộc phạm nhân cơng nhận các giá trị xã hội của nó mà cịn thực hiện u cầu của pháp luật (chấp hành nghiêm bản án đã có hiệu lực), tránh mắc phải các điều quy định là tội phạm, kể cả trong khi chấp hành án cũng nhƣ sau khi ra tù. Chƣơng trình giáo dục Luật hình sự, Tố tụng hình sự cho phạm nhân gồm các nội dung sau: Một số ngun tắc xử lí trong Bộ luật Hình sự, nội dung cơ bản liên quan đến hình phạt,… Theo kết quả khảo sát 87,9% phạm nhân đƣợc học nội dung cơ bản về Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự. Mục đích các bài học này giúp cho phạm nhân hiểu đƣợc nội dung chính sách hình sự, mục đích của chính sách hình sự của Nhà nƣớc đối với ngƣời phạm tội; hiểu nội dung cơ bản của các quy định trong chính sách hình sự đối với ngƣời phạm tội. Trên cơ sở đó giúp cho phạm nhân có ý thức tự giác chấp hành pháp luật, tích cực tham gia đấu tranh phịng, chống tội phạm cũng nhƣ những vi phạm pháp luật khác.

Học tập về quyền và nghĩa vụ của phạm nhân được quy định trong Luật Thi hành án hình sự; Luật Đặc xá và các văn bản hướng dẫn thi hành khác (pháp luật thi hành án hình sự).

Đây là nội dung có thể nói là quan trọng nhất đối với mỗi cá nhân trong quá trình thi hành án. Để phạm nhân hiểu đƣợc trong thời gian chấp hành án phạt tù họ phải có trách nhiệm, nghĩa vụ và đƣợc hƣởng những quyền lợi gì nên khi vào trại họ đã đƣợc học tập những quy định của pháp luật thi hành án hình sự bao gồm các nội dung sau:

Các quyền của phạm nhân: Quyền của phạm nhân là những điều phạm nhân đƣợc xã hội và pháp luật công nhận, cho đƣợc hƣởng, đƣợc làm và đƣợc đòi hỏi. Trong thời gian chấp hành hình phạt tù, phạm nhân bị hạn chế một số quyền tự do về: thân thể, cƣ trú, đi lại, bầu cử, ứng cử, kinh doanh, đi ra nƣớc

ngoài, lập hội, thƣ tín, điện tín, kết hơn,… Ngồi ra, phạm nhân có thể cịn bị hạn chế hoặc tƣớc một số quyền khác nhƣ: quản chế, cấm cƣ trú, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, hạn chế một số giao dịch, mua bán dân sự…

Nhƣng khơng phải phạm nhân bị tƣớc bỏ tồn bộ các quyền về dân sự, kinh tế, chính trị, văn hố và xã hội của mình. Theo quy định, phạm nhân đƣợc hƣởng các quyền công dân theo quy định của Hiến pháp và pháp luật,

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Vai trò giáo dục pháp luật đối với phạm nhân đang chấp hành án tại các trại giam thuộc Bộ Công an (Nghiên cứu trường hợp trại giam Nam Hà) (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)