Giáo dục chung cho phạm nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Vai trò giáo dục pháp luật đối với phạm nhân đang chấp hành án tại các trại giam thuộc Bộ Công an (Nghiên cứu trường hợp trại giam Nam Hà) (Trang 89)

Nguồn: Báo cáo công tác giáo dục Trại giam Nam Hà năm 2010, năm 2012, năm 2013

STT Năm Số lƣợt phạm nhân

Cán bộ giáo dục

Ban Giám thị trực tiếp giáo dục phạm nhân Cán bộ giáo dục trực tiếp giáo dục phạm nhân 1 2010 54.297 24.848 29.449 2 2012 132.327 21.776 110.551 3 2013 151.582 28.275 123.307

Hình thức giáo dục tập trung đƣợc tiến hành để tuyên truyền giáo dục phạm nhân tham gia tìm hiểu pháp luật, học tập đƣờng lối, chính sách, học tập nội dung, kết quả sự nghiệp xây dựng đổi mới đất nƣớc.

Bảng 3.5. Tham gia chương trình tìm hiểu pháp luật (%)

TT Nội dung Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ Tổng 1 Học tập pháp luật, rèn luyện ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật 57,3 30,4 9,3 3,0 100,0 2 Tham gia cuộc thi tìm hiểu pháp

luật chung do nhà nƣớc tổ chức cho toàn dân

37,3 34,5 15,0 13,2 100,0

3 Tham gia rèn luyện đạo đức, nếp

sống kỷ luật, trật tự, văn minh 72,9 23,5 1,1 2,5 100,0 4 Học tập đƣờng lối, chính sách của

Đảng, Nhà nƣớc 47,9 40,5 3,7 7,9 100,0

5 Nghe phổ biến các sự kiện trọng

đại của đất nƣớc 34,0 43,8 12,1 10,1 100,0 6 Học tập, tuyên truyền kết quả, sự

nghiệp xây dựng đổi mới đất nƣớc 35,6 39,7 13,5 11,2 100,0

Nguồn: Kết quả khảo sát của luận án năm 2013

Ƣu điểm của hình thức tổ chức này là tập trung đơng phạm nhân tham gia, nhƣợc điểm của hình thức này là do phạm nhân đông nên không quán xuyến đƣợc. Do đó, sự tham gia các chƣơng trình này khác nhau: 35,6% phạm nhân thƣờng xuyên tham gia học tập, tuyên truyền kết quả sự nghiệp xây dựng đổi mới đất nƣớc; 34,0% phạm nhân thƣờng xuyên tham gia nghe phổ biến, học tập các sự kiện trọng đại của đất nƣớc. Do chƣa có sự phân loại phạm nhân khi tiến hành tham gia giáo dục chung dẫn đến sự tham gia khác nhau giữa các nhóm tội phạm. Chủ thể của giáo dục hình thức này là cán bộ lãnh đạo, chỉ huy, giáo viên đƣợc phân công trực tiếp lên lớp giảng bài cho phạm nhân theo từng chủ đề pháp luật trong chƣơng trình; cán bộ tổ chức và

hƣớng dẫn phạm nhân thực hiện hoạt động thảo luận các nội dung bài học theo đội, tổ.

Hình thức giáo dục pháp luật cá biệt, tư vấn pháp luật riêng cho từng phạm nhân: Đối với hình thức này, lãnh đạo, chỉ huy hoặc cán bộ giáo dục

gặp gỡ riêng những phạm nhân cá biệt nhằm răn đe, uốn nắn, khi những phạm nhân này có nhận thức, hành vi lệch lạc; giải thích, động viên, khích lệ tinh thần nếu họ có thái độ tự ti, mặc cảm, thiếu hòa nhập trong sinh hoạt trại giam; trao đổi, tìm hiểu, chia sẻ, tháo gỡ những khó khăn, vƣớng mắc cho phạm nhân hoặc gợi mở, giúp họ tìm ra biện pháp đúng đắn để giải quyết vấn đề mà phạm nhân đang gặp phải.

Biểu đồ 3.1. Hình thức giáo dục pháp luật cá biệt (lượt phạm nhân)

1824 1763 1138 584 0 500 1000 1500 2000

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Nguồn: Báo cáo công tác giáo dục Trại giam Nam Hà từ năm 2010 đến năm 2013

Nhìn số liệu trên cho thấy hình thức giáo dục cá biệt đối với phạm nhân ngày càng giảm. Năm 2010 trại giam phải giáo dục cá biệt 1.824 lƣợt phạm nhân đến năm 2013 còn 584 lƣợt phạm nhân trong khi số lƣợng phạm nhân chấp hành án tại Trại giam Nam Hà khơng đổi. Điều đó cho thấy hiệu quả cơng tác giáo dục đối với phạm nhân đang chấp hành án tại Trại giam Nam Hà.

Trong quá trình giáo dục pháp luật cho phạm nhân không chỉ nội dung, hình thức, phƣơng pháp giáo dục pháp luật mà thời gian là yếu tố quan trọng tác động đến kết quả giáo dục pháp luật. Theo quy định thời gian tổ chức giáo dục pháp luật, giáo dục công dân cho phạm nhân vào các ngày làm việc trong tuần hoặc ngày thứ 7, mỗi tuần học 2 (hai) buổi, mỗi buổi học 5 tiết [5].

Biểu đồ 3.2. Thời gian giáo dục cho phạm nhân

46.6% 32.9% 3.8% 12.6% 24.1% các ngày làm việc trong tuần thứ 7

1 tuần 1 buổi, mỗi buổi 5 tiết

tuần học 2 buổi

không học

Nguồn: Kết quả khảo sát của luận án năm 2013

Theo kết quả khảo sát thời gian tổ chức giáo dục pháp luật cho phạm nhân vào thứ 7 hàng tuần là 46,6%; các ngày làm việc trong tuần 24,1%. Theo kết quả khảo sát, xét tƣơng quan giữa loại tội và thời gian học tập, số liệu khảo sát chỉ ra rằng nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia 0,9% học thứ 7, tội phạm xâm phạm trật tự quản lí kinh tế 72,7%, trong khi đó nhóm tội về tội phạm ma tuý, xâm phạm sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm chiếm 25%... Kết quả khảo sát trên cũng phù hợp với thực tế, vì trong những ngày làm việc, ngoài việc học tập pháp luật phạm nhân còn phải tham gia học tập văn hoá, học nghề và tham gia lao động sản xuất.

“Các ngày trong tuần phạm nhân đi lao động, thứ bảy, chủ nhật hàng tuần thì trại tổ chức cho phạm nhân tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao. Đối với những phạm nhân khơng tham gia thì chúng tôi tổ chức các buổi học tập giáo dục pháp luật cho họ” (Nam, cán bộ giáo dục 45

tuổi, PVS số 1).

Có ý kiến khác “Chúng tôi tổ chức giáo dục pháp luật cho phạm nhân

mới đến trại chấp hành án và số chưa thực sự tiến bộ. Các phạm nhân còn lại tổ chức học tập giáo dục pháp luật vào thứ bảy” (Nam, cán bộ giáo dục, 50

tuổi, PVS số 5).

Nhìn chung kết quả khảo sát cho thấy thời gian học tập cho phạm nhân nhƣ vậy chỉ mang tính mùa vụ, với thời gian nhƣ vậy quá ít so với nội dung muốn truyền đạt cho phạm nhân.

3.2. Yếu tố ảnh hƣởng đến giáo dục pháp luật cho phạm nhân

3.2.1. Yếu tố ảnh hưởng trực tiếp

i. Đối tượng giáo dục

Đối tƣợng của giáo dục pháp luật là những ngƣời chịu sự tác động của hoạt động giáo dục pháp luật, trực tiếp tham gia vào quá trình giáo dục pháp luật. Thơng qua q trình này để cho họ tiếp thu, lĩnh hội những thông tin, kiến thức pháp luật nhằm nâng cao vốn kiến thức, hiểu biết pháp luật của bản thân nhằm đáp ứng những đòi hỏi nhất định của thực tiễn cuộc sống. Đối tƣợng của giáo dục pháp luật trong trại giam chính là những phạm nhân đang chấp hành hình phạt tù. Thông qua giáo dục pháp luật, cung cấp những thông tin, kiến thức pháp luật cần thiết, phục vụ thiết thực cho phạm nhân trong quá trình chấp hành án phạt tù cũng nhƣ sau khi mãn hạn tù trở về tái hoà nhập cộng đồng. Theo kết quả nghiên cứu, phạm nhân đang chấp hành án tại Trại giam Nam Hà có cơ cấu rất đa dạng, cụ thể:

Về tội danh:

Biểu đồ 3.3. Cơ cấu về tội danh

3.0%

12.1%

6.0%

60.8% 4.9%

13.2% Tội xâm phạm an ninh quốc gia

Tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự Tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế

Tội về ma tuý

Tội xâm phạm về sở hữu Tội phạm khác

Nguồn : Kết quả khảo sát của luận án năm 2013

Nhìn vào số liệu trên ta nhận thấy, số phạm nhân đang chấp hành hình phạt tù tại Trại giam Nam Hà phạm tội về ma tuý chiếm 60,8%; tiếp đến phạm nhân phạm tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự chiếm 12,1%. Từ thực tế này việc tăng cƣờng các nội dung giáo dục pháp luật về hình sự (chƣơng XVIII - các tội về ma tuý) và nội dung về luật phòng, chống ma tuý cho phạm nhân trong Trại giam Nam Hà là cần thiết đặt ra góp phần hạn chế tình hình tái phạm sau khi phạm nhân ra trại.

Về mức án:

Biểu đồ 3.4. Phân loại mức án

43.56% 45.75% 8.21% 2.46% < 5 năm 5-19 năm 20-30 năm chung thân

Theo kết quả khảo sát phạm nhân của Trại giam Nam Hà có mức án từ 1 đến 5 năm chiếm 43,56%, từ 5 năm đến 19 năm là 45,75%; từ 20 đến 30 năm chiếm 8,21%; chung thân 2,46%. Với phạm nhân có mức án cao nhƣ vậy vấn đề đặt ra trong công tác giáo dục pháp luật tại Trại giam Nam Hà là phải phân loại phạm nhân theo mức án trƣớc khi tiến hành giáo dục pháp luật cho họ nhằm đảm bảo tiến độ chƣơng trình cho phạm nhân học tập pháp luật, tránh tình trạng khi phạm nhân có thời gian chấp hành án ngắn học cùng phạm nhân có thời gian chấp hành án dài nên khi đã chấp hành xong án phạt tù vẫn chƣa học xong chƣơng trình giáo dục pháp luật.

Về độ tuổi

Bảng 3.6. Cơ cấu phạm nhân theo độ tuổi

STT Tuổi Số lƣợng Tỷ lệ (%) 1 < 18 6 1,6 2 18 - 29 144 39,5 3 30 - 39 121 33,2 4 40 - 49 67 18,4 5 50 - 59 21 5,8 6 60 trở lên 6 1,6

Nguồn: Kết quả khảo sát của luận án năm 2013

Bảng số liệu về lứa tuổi của phạm nhân đang chấp hành án tại Trại giam Nam Hà độ tuổi từ 18 - 29 chiếm tỷ lệ cao nhất là 39,5%; độ tuổi từ 30 - 39 chiếm tỷ lệ cao tiếp theo 33,2%; tiếp theo đến là độ tuổi từ 40 - 49 là 18,4%. Tổng cộng 3 độ tuổi này là 91,1%. Tiếp đến, độ tuổi từ 40 - 59 chiếm 5,8% và 60 tuổi trở lên 1,6%. Bảng cơ cấu tuổi trên đúng với xu hƣớng: tỷ lệ tội phạm ở nƣớc ta lứa tuổi thành niên có xu hƣớng tăng, trong khi độ tuổi trung niên và về già thì tỷ lệ phạm tội lại giảm đi một cách rõ rệt [83, tr.63].

Phân tích số liệu trên cho thấy phạm nhân ở lứa tuổi thanh niên chiếm tỷ lệ cao việc giáo dục pháp luật cho phạm nhân sẽ có thuận lợi vì lứa tuổi thanh niên thƣờng tiếp thu đƣợc những kiến thức nhanh hơn và ghi nhớ lâu hơn.

Về tiền án, tiền sự

Biểu đồ 3.5. Cơ cấu phân loại phạm nhân có tiền án

77.5% 18.4% 1.1% 3.0% chƣa tiền án 1 tiền án 2 tiền án 3 tiền án

Nguồn: Kết quả khảo sát của luận án năm 2013

Theo kết quả khảo sát số phạm nhân có tiền án, tiền sự trƣớc khi đến chấp hành án tại Trại giam Nam Hà chiếm tỷ lệ tƣơng đối lớn 22,5%. Điều này địi hỏi cơng tác giáo dục pháp luật cần tập trung vào những đối tƣợng này, phải tìm hiểu căn nguyên tại sao họ phạm tội để từ đó có chƣơng trình giáo dục pháp luật phù hợp.

Về trình độ học vấn: Trình độ học vấn của phạm nhân là một trong

những yếu tố ảnh hƣởng rất lớn đến công tác giáo dục pháp luật cho phạm nhân. Trong khi đó trình độ học vấn của pha ̣m nhân ở các trại giam nhìn chung là thấp tức là đa số có trình độ văn hóa tiểu ho ̣c và trung ho ̣c cơ sở.

Biểu đồ 3.6. Trình độ học vấn của phạm nhân

25.2% 51.2% 10.4% 13.2% Tiểu học THCS THPT

Sơ cấp, Cao đẳng, Đại

học

Theo kết quả khảo sát, phạm nhân có trình độ Trung học cơ sở chiếm 51,2%, trình độ Tiểu học là 25,2%. Nhìn trên phƣơng diện này, hoạt động giáo dục pháp luật cho phạm nhân gặp nhiều khó khăn. Vì thiếu nền tảng học vấn cần thiết phạm nhân sẽ khó tiếp thu, nắm bắt các thơng tin, pháp luật trong q trình tham dự hoạt động giáo dục pháp luật dành cho họ.

Về nghề nghiệp của phạm nhân trước khi vào trại giam

Biểu đồ 3.7. Nghề nghiệp của phạm nhân trước khi vào trại

7.90% 74.20% 4.70% 3.60% 3% 6.60% Không nghề nghiệp Lao động tự do Viên chức nhà nước Cơng nhân Kinh tế hộ gia đình Khác

Nguồn: Kết quả khảo sát của luận án năm 2013

Theo kết quả khảo sát số phạm nhân xuất thân trƣớc đây là viên chức nhà nƣớc (quân đội, công an, công chức nhà nƣớc) chiếm 4,7%, công nhân chiếm 3,6%; lao động tự do chiếm 74,2% và không nghề nghiệp 7,9%. Nhiều ngƣời không nghề nghiệp và lao động tự do là một trong những nguyên nhân cơ bản của sự gia tăng tội phạm và là khó khăn thách thức trong quá trình giáo dục phạm nhân trong trại giam cũng nhƣ việc tái hoà nhập cộng đồng.

ii. Chủ thể giáo dục pháp luật cho phạm nhân

Chủ thể giữ vai trò trực tiếp thực hiện hoạt động giáo dục pháp luật cho phạm nhân trong trại giam là cán bộ thuộc Đội Giáo dục - Hồ sơ, Đội quản giáo. Các cán bộ thuộc Đội Giáo dục - Hồ sơ là những nhà giáo dục pháp luật, có nhiệm vụ chuẩn bị giáo án/bài giảng theo quy định của chƣơng trình giáo dục pháp luật cho phạm nhân; chuẩn bị các câu hỏi, bài tập tình huống, sự

kiện pháp lí liên quan đến nội dung bài giảng; lựa chọn phƣơng pháp giáo dục phù hợp và trực tiếp lên lớp truyền đạt nội dung giáo dục pháp luật cho phạm nhân.

Cán bộ quản giáo là ngƣời trực tiếp phụ trách một đội phạm nhân, buộc họ phải tuân theo Nội quy trại giam, đồng thời tiến hành các biện pháp giáo dục họ trở thành ngƣời lƣơng thiện, với nhiệm vụ: Giáo dục chung tập thể đội phạm nhân; tiến hành giáo dục cá biệt phạm nhân vi phạm kỉ luật hoặc có vấn đề tƣ tƣởng; hƣớng dẫn và trực tiếp theo dõi các buổi họp của phạm nhân kiểm điểm việc thực hiện Nội quy; tổ chức cho phạm nhân kiểm điểm xếp loại thi đua quá trình chấp hành án phạt tù hàng tháng, quý, 6 tháng, cả năm; tổ chức lao động của đội phạm nhân do mình quản lí, đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù cho phạm nhân đội mình quản lí.

Biểu đồ 3.8. Trình độ chuyên môn của cán bộ giáo dục

44.6% 54.4% 0.9% Trên đại học Đại học, cao đẳng Trung cấp

Nguồn: Báo cáo công tác giáo dục của Trại giam Nam Hà năm 2013

Kết quả nghiên cứu cho thấy trình độ đội ngũ làm cơng tác giáo dục tại Trại giam Nam Hà; 54,4% trình độ trung cấp; 44,6% đại học, cao đẳng; 0,9% trên đại học . So với mặt bằng chung về trình độ học vấn của đội ngũ làm công tác giáo dục tại các trại giam thì trình độ của Trại giam Nam Hà cao hơn so với toàn lực lƣợng 44,6% so với 27,6%. Tuy nhiên, cán bộ đƣợc đào tạo hệ chính quy có trình đơ ̣ đa ̣i ho ̣c rất ít, phần lớn cán bô ̣ đƣợc đào ta ̣o thông qua hê ̣ vƣ̀a làm - vƣ̀a ho ̣c hoă ̣c hê ̣ liên thơng . Có thể nói sự trƣởng thành của

đội ngũ cán bộ giáo dục tại Trại giam Nam Hà hiện nay ngoài việc giúp đỡ của lớp ngƣời đi trƣớc thì chủ yếu do rèn luyện, tự vƣơn lên của từng ngƣời là chính. Việc “tự học” trong mơi trƣờng công tác ở các địa bàn xa xôi hẻo lánh, ít thơng tin, ít điều kiện để nâng cao trình độ, thậm chí thiếu thốn sách báo nên kết quả rất hạn chế. Chính vì vậy, cán bộ làm công tác giáo dục thiếu hiểu biết về xã hội, các kiến thức cơ bản về luật pháp, tâm lí, giáo dục chƣa có nghệ thuật thuyết phục ngƣời khác.

3.2.2. Yếu tố ảnh hưởng gián tiếp

i. Yếu tố văn hoá tinh thần của phạm nhân

Phạm nhân là những ngƣời sống trong điều kiện cách ly với xã hội, tâm lí căng thẳng, giao tiếp hạn hẹp, nên việc quan tâm đến đời sống văn hoá tinh thần có ý nghĩa rất quan trọng. Hoạt động văn hố tinh thần khơng chỉ mang lại ý nghĩa giải trí, nâng cao dân trí, trình độ giác ngộ, tạo nên tinh thần phấn chấn, thoải mái cho phạm nhân sau thời gian lao động, đồng thời còn giáo dục hƣớng thiện, định hƣớng giá trị đạo đức, thẩm mĩ cho họ. Đời sống văn hoá tinh thần càng phong phú, đa dạng thì càng mang lại ý nghĩa giáo dục sinh động, tác động đến lí trí, đến tình cảm của phạm nhân và tạo xúc cảm lành mạnh cho họ. Trong không gian chật hẹp, tù túng, hoạt động văn hoá tinh

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Vai trò giáo dục pháp luật đối với phạm nhân đang chấp hành án tại các trại giam thuộc Bộ Công an (Nghiên cứu trường hợp trại giam Nam Hà) (Trang 89)