Giáo dục pháp luật và giáo dục pháp luật cho phạm nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Vai trò giáo dục pháp luật đối với phạm nhân đang chấp hành án tại các trại giam thuộc Bộ Công an (Nghiên cứu trường hợp trại giam Nam Hà) (Trang 39 - 44)

Chƣơng 2 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN

2.1. Các khái niệm công cụ

2.1.2. Giáo dục pháp luật và giáo dục pháp luật cho phạm nhân

i. Giáo dục pháp luật

Hiện nay ở Việt Nam có nhiều quan niệm khác nhau về giáo dục pháp luật, có quan niệm cho rằng giáo dục pháp luật là giáo dục các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung và mọi chủ thể có nghĩa vụ phải tuân thủ pháp luật; có quan niệm lại coi giáo dục pháp luật chỉ là một bộ phận của cơng tác giáo dục

chính trị, tƣ tƣởng, đạo đức; lại có quan niệm coi giáo dục pháp luật chỉ là việc tuyên truyền, giới thiệu, phổ biến các văn bản pháp luật. Các quan niệm nhƣ vậy đã làm giảm giá trị xã hội của pháp luật. Theo tác giả luận án giáo dục pháp luật phải đƣợc coi là cầu nối quan trọng giữa hoạt động xây dựng pháp luật và thực tiễn đời sống xã hội, là phƣơng thức đƣa pháp luật vào thực tiễn cuộc sống, làm cho thành viên trong xã hội biết sống và làm việc theo pháp luật. Đó cũng là địi hỏi tất yếu, khách quan của tiến trình xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam với yêu cầu phải luôn luôn đặt pháp luật ở vị trí thƣợng tơn.

Giáo dục pháp luật đƣợc hiểu theo nghĩa rộng là một bộ phận, hệ thống con của hệ thống giáo dục nói chung, là một hoạt động có tính độc lập tƣơng đối hỗ trợ với các hệ thống con khác nhƣ: kinh tế, chính trị, văn hóa, đạo đức… tạo nên một hệ thống các quan hệ xã hội tác động đến cá nhân, làm hình thành nên bản chất lịch sử - xã hội của con ngƣời. Quan niệm về giáo dục pháp luật theo nghĩa rộng này có ý nghĩa quan trọng: Một là, thấy đƣợc q trình xã hội hóa cá nhân nói chung và giáo dục pháp luật nói riêng chịu sự tác động, chi phối của nhiều yếu tố xã hội khác nhau. Chủ thể của giáo dục có thể chủ động khai thác, phát huy những yếu tố tích cực và hạn chế những ảnh hƣởng xấu của các yếu tố tiêu cực. Hai là, không đồng nhất, không coi giáo dục pháp luật đã có hoặc đƣợc lồng ghép trong giáo dục chính trị, tƣ tƣởng.

Giáo dục pháp luật theo nghĩa hẹp là q trình hoạt động có ý thức, có mục đích, có tổ chức, tn theo kế hoạch mà chủ thể giáo dục pháp luật vạch ra nhằm chuyển tải, truyền đạt những nội dung pháp luật nhất định đối tƣợng giáo dục dựa trên những phƣơng pháp giáo dục khoa học và bằng những hình thức giáo dục phù hợp; qua đó, hiện thực hóa những mục đích, nhiệm vụ giáo dục pháp luật nhất định.

Tuy cách diễn đạt có thể khác nhau, song đa số các định nghĩa về giáo dục pháp luật đều tiếp cận theo nghĩa hẹp nói trên. Có nhiều định nghĩa về giáo dục pháp luật đã đƣợc các nhà nghiên cứu đƣa ra, đề cập ở những mức độ khác nhau nội hàm của khái niệm; tác giả đồng tình với quan niệm sau đây: Giáo dục pháp luật là q trình hoạt động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch, theo nội dung và thơng qua những phƣơng pháp, hình thức nhất định từ phía chủ thể giáo dục pháp luật, tác động đến đối tƣợng tiếp nhận giáo dục pháp luật nhằm làm hình thành và phát triển hệ thống tri thức pháp luật, trình độ hiểu biết về pháp luật; làm hình thành tình cảm, thói quen và hành vi xử sự tích cực theo pháp luật [73, tr.54].

ii. Giáo dục pháp luật cho phạm nhân

Trại giam là cơ quan Nhà nƣớc đƣợc giao trách nhiệm trực tiếp tổ chức thi hành án phạt tù, là nơi ngƣời bị kết án phạt tù phải chấp hành hình phạt... Trong q trình quản lí, giam giữ, giáo dục phạm nhân, trại giam có trách nhiệm tổ chức cho phạm nhân đƣợc hƣởng các quyền và thực hiện nghĩa vụ theo quy định pháp luật, trong đó có việc tổ chức thực hiện cơng tác giáo dục công dân, giáo dục pháp luật, học văn hóa, học nghề, cung cấp thơng tin chính trị, thời sự cho phạm nhân.

Giáo dục pháp luật cho phạm nhân trong các trại giam, trƣớc hết là hoạt động giáo dục pháp luật cho một nhóm đối tƣợng cụ thể, nên nó cũng mang các đặc điểm của giáo dục pháp luật cho các xã hội cụ thể, nhƣ: tính có mục đích và hƣớng tới đạt đƣợc những mục tiêu xác định; đặc điểm về chủ thể và đối tƣợng; đặc điểm về nội dung; phƣơng pháp và hình thức giáo dục pháp luật nhƣng cũng mang những nét đặc thù, nghĩa là mang những đặc điểm mà chỉ riêng giáo dục pháp luật cho phạm nhân trong các trại giam mới có, cụ thể:

Thứ nhất, giáo dục pháp luật cho phạm nhân trong các trại giam là hoạt động có mục đích, có định hƣớng, có tổ chức, có kế hoạch, tuân theo những

nội dung giáo dục pháp luật cụ thể đƣợc chủ thể giáo dục pháp luật xây dựng dành riêng cho đối tƣợng phạm nhân.

Thứ hai, giáo dục pháp luật cho phạm nhân là hoạt động giáo dục diễn ra trong môi trƣờng đặc biệt (trại giam) và dành cho những đối tƣợng đặc biệt là phạm nhân đang chấp hành án tại trại giam. Vì lẽ đó hoạt động giáo dục pháp luật cho phạm nhân trong các trại giam có những đặc điểm, tính chất phức tạp, khó khăn hơn nhiều so với giáo dục pháp luật cho các đối tƣợng xã hội khác.

Thứ ba, điểm khác biệt cơ bản so với giáo dục pháp luật cho các nhóm đối tƣợng xã hội khác là ở chỗ, giáo dục pháp luật cho phạm nhân trong các trại giam là quá trình hoạt động diễn ra theo mơ hình “vừa xây, vừa chống”. “Xây” ở đây có nghĩa là chủ thể giáo dục pháp luật phải tìm cách khơi gợi, thức tỉnh, từ đó ni dƣỡng, bồi đắp những phẩm chất tốt đẹp có trong con ngƣời mỗi phạm nhân; bằng tác động của giáo dục pháp luật để giúp phạm nhân nhận thức đƣợc tội lỗi đã gây ra, biết ăn năn, hối hận, phấn đấu học tập, cải tạo tốt, tự giác lĩnh hội kiến thức pháp luật, biết thực hiện hành vi pháp luật hợp pháp để sau này tái hòa nhập cộng đồng, trở thành cơng dân có ích cho xã hội. “Chống” ở đây là thơng qua cơng tác giáo dục cải tạo nói chung, giáo dục pháp luật nói riêng để loại bỏ những yếu tố tâm lí tiêu cực, các tƣ tƣởng cực đoan, chống đối; hƣớng tới chỉnh sửa, uốn nắn những suy nghĩ lệch lạc đang cịn thƣờng trực trong tâm lí, nhận thức của mỗi phạm nhân; giúp họ ổn định về mặt tƣ tƣởng, thơng suốt về chính sách, pháp luật đối với phạm nhân, đƣa họ trở về với con đƣờng lƣơng thiện, không phạm phải tội mới. “Xây” và “Chống” cũng là “Mục tiêu kép” mà quá trình giáo dục pháp luật cho phạm nhân trong các trại giam cần đạt đƣợc [114, tr.23].

Từ sự phân tích, luận giải các khía cạnh nêu trên, có thể đƣa ra quan niệm về giáo dục pháp luật cho phạm nhân trong trại giam nhƣ sau:

Giáo dục pháp luật cho phạm nhân là hoạt động có mục đích, có tổ chức, tn theo kế hoạch, chƣơng trình nhất định; thơng qua các phƣơng pháp đặc thù và bằng những hình thức phù hợp cung cấp trang bị cho phạm nhân những thông tin, kiến thức pháp luật về các quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân nói chung, các nội dung pháp luật cụ thể liên quan đến quá trình chấp hành án phạt tù trong trại giam nói riêng; làm hình thành ở phạm nhân tri thức, hiểu biết pháp luật, tình cảm, niềm tin đối với pháp luật và hành vi pháp luật phù hợp với yêu cầu của cơng tác quản lí giam giữ, giáo dục, cải tạo phạm nhân; giúp họ có khả năng hịa nhập cộng đồng, biết sống và làm việc theo pháp luật sau khi mãn hạn chấp hành án phạt tù.

Theo lí luận giáo dục học, chủ thể giáo dục là những thầy giáo, cô giáo và những con ngƣời khác làm cơng tác quản lí giáo dục. Vận dụng lí luận này vào lĩnh vực giáo dục pháp luật cho phạm nhân trong trại giam, có thể hiểu, chủ thể giáo dục pháp luật là tất cả những ngƣời mà theo chức năng, nhiệm vụ hay trách nhiệm xã hội phải tham gia vào việc thực hiện các mục đích, mục tiêu của giáo dục pháp luật cho phạm nhân. Tuy nhiên, cách hiểu này mới chỉ nhìn thấy một khía cạnh của chủ thể giáo dục pháp luật là những ngƣời trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia truyền đạt nội dung giáo dục pháp luật cho phạm nhân, mà chƣa nhìn thấy một thành tố quan trọng khác thuộc chủ thể giáo dục pháp luật cho phạm nhân trong các trại giam đó là cơ quan quản lí giáo dục pháp luật cho phạm nhân. Nhƣ vậy, theo quan điểm của tác giả, chủ thể giáo dục pháp luật cho phạm nhân trong các trại giam ở nƣớc ta hiện nay cần phải đƣợc nhìn nhận từ cả 3 phƣơng diện: chủ thể giữ vai trị quản lí cơng tác giáo dục pháp luật cho phạm nhân, chủ thể giữ vai trị tổ chức triển khai cơng tác giáo dục pháp luật cho phạm nhân và chủ thể trực tiếp thực hiện giáo dục pháp luật cho phạm nhân trong các trại giam.

Chủ thể giữ vai trị quản lí cơng tác giáo dục pháp luật cho phạm nhân là Bộ Công an; mà cụ thể Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và Hỗ trợ tƣ pháp có trách nhiệm bảo đảm công tác giáo dục pháp luật cho phạm nhân đƣợc thực hiện một cách thống nhất, đồng bộ tại tất cả các trại giam thuộc Bộ Cơng an.

Chủ thể giữ vai trị tổ chức thực hiện giáo dục pháp luật cho phạm nhân trong trại giam là Cơ quan thi hành án hình sự (trại giam) mà trực tiếp là Giám thị trại giam “Giám thị trại giam có trách nhiệm tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật cho phạm nhân” [88]. Thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ theo luật định, Giám thị trại giam hoặc Phó Giám thị đƣợc uỷ quyền có trách nhiệm phân công công tác, chuẩn bị cơ sở vật chất, tài liệu học tập pháp luật cho phạm nhân; lựa chọn và xây dựng đội ngũ cán bộ giáo dục pháp luật có đủ trình độ chun mơn, kiến thức, hiểu biết pháp luật và năng lực nghiệp vụ sƣ phạm để trực tiếp lên lớp truyền đạt nội dung giáo dục pháp luật cho phạm nhân; giám sát, kiểm tra việc thực hiện chƣơng trình, đƣa ra hình thức đánh giá kết quả giáo dục pháp luật cho phạm nhân trong trại giam…

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Vai trò giáo dục pháp luật đối với phạm nhân đang chấp hành án tại các trại giam thuộc Bộ Công an (Nghiên cứu trường hợp trại giam Nam Hà) (Trang 39 - 44)