Hình thành ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của phạm nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Vai trò giáo dục pháp luật đối với phạm nhân đang chấp hành án tại các trại giam thuộc Bộ Công an (Nghiên cứu trường hợp trại giam Nam Hà) (Trang 126 - 137)

Chƣơng 2 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN

4.1. Kết quả của giáo dục pháp luật đối với phạm nhân

4.1.3. Hình thành ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của phạm nhân

Thông qua hệ thống quy phạm pháp luật, Nhà nƣớc quy định quyền và nghĩa vụ của mỗi con ngƣời trong từng lĩnh vực của đời sống xã hội. Mục tiêu cơ bản của giáo dục pháp luật trƣớc hết bao gồm sự hình thành ở mỗi thành viên xã hội ý thức pháp luật. Ý thức pháp luật là sản phẩm của quá trình phát triển xã hội chịu ảnh hƣởng sâu sắc của các hệ tƣ tƣởng và quan niệm xã hội; thể hiện trình độ hiểu biết của các tầng lớp nhân dân trong xã hội; quyết định thái độ chỉ đạo hành vi, nó chỉ ra cho chủ thể hành động biết đâu là phải trái, đúng sai, đƣợc làm gì và cấm làm gì. Mục đích việc giáo dục cải tạo ngƣời phạm tội là nhằm uốn nắn họ tuân thủ các quy tắc, chuẩn mực xã hội, hình thành ý thức pháp luật mới cho họ.

Bảng 4.8. Nội dung giáo dục pháp luật mà phạm nhân cần hiểu

STT Nội dung Tỷ lệ (%)

1 Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân 72,3

2 Quyền và nghĩa vụ của phạm nhân 81,4

3 Quyền và nghĩa vụ của phạm nhân không bị tƣớc bỏ 89,9 4 Nhận thức đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về công

tác thi hành án hình sự 77,5

Nguồn: Kết quả khảo sát của luận án năm 2013

Trong môi trƣờng trại giam phạm nhân đƣợc học tập pháp luật để từ đó họ có thể xem xét kiểm tra lại nhận thức của họ đồng thời nó giúp cho phạm nhân thấy rõ những sai lầm của nhu cầu, động cơ, mục đích của hành động cũ, qua đó hình thành nhận thức và niềm tin mới. “Tơi nhận rõ tội lỗi,

thành khẩn hối cải, tích cực khắc phục hậu quả hành vi vi phạm của mình gây ra. Tơi nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, bản án quyết định của toà án, nội quy trại giam. Tôi luôn tin tưởng vào các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước” (Nam, phạm nhân, PVS 9).

Đối với phạm nhân họ có những đặc điểm khác hẳn với những con ngƣời ngồi xã hội đó là sự thiếu cân bằng giữa các loại nhu cầu và hứng thú. Mặt khác, tội phạm thƣờng xuyên sống buông thả, tự do bừa bãi, coi thƣờng dƣ luận xã hội, đạo đức, thuần phong mỹ tục, coi thƣờng pháp luật hoặc thiếu hiểu biết pháp luật, dẫn đến vi phạm pháp luật. Để thoả mãn nhu cầu và hứng thú của mình, chúng thƣờng lựa chọn các phƣơng thức thoả mãn trái với chuẩn mực đạo đức, quy tắc xã hội, vi phạm pháp luật xâm hại đến các lợi ích chung của Nhà nƣớc và lợi ích của các thành viên trong xã hội.

Trong môi trƣờng trại giam, các quy phạm pháp luật liên quan đến cuộc sống, học tập, lao động, sinh hoạt của phạm nhân chỉ có thể đƣợc các phạm nhân chấp hành, thực hiện nghiêm túc và phát huy hiệu quả khi họ thực sự tin tƣởng vào tính đúng đắn, cơng bằng, nghiêm minh của pháp luật. Khi và chỉ khi nào từng phạm nhân nhận thức đúng, đầy đủ các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc chấp hành án phạt tù, thấy đƣợc triển vọng ra khỏi trại giam trƣớc thời hạn nếu chấp hành tốt các quy phạm pháp luật đó thì họ mới có thể tự nguyện, tự giác, chủ động, tích cực tuân thủ, chấp hành pháp luật mà không cần sử dụng các biện pháp cƣỡng chế. Từ việc cung cấp, trang bị những thông tin, kiến thức pháp luật cần thiết cho phạm nhân trong quá trình chấp hành án phạt tù, hoạt động giáo dục pháp luật góp phần làm hình thành ở phạm nhân thái độ tích cực trƣớc các yêu cầu pháp luật, xây dựng, củng cố niềm tin của phạm nhân đối với pháp luật.

“Qua học tập pháp luật trong q trình chấp hành án giúp tơi ln tin tưởng vào chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Tôi

quyết tâm học tập cải tạo tiến bộ vươn lên làm lại cuộc đời” (Nam, phạm

nhân, PVS số 8).

Thái độ tích cực trƣớc các yêu cầu pháp luật, niềm tin đối với pháp luật là nhân tố định hƣớng cho hành vi pháp luật của mỗi phạm nhân; niềm tin đối với pháp luật trong mỗi phạm nhân càng vững chắc bao nhiêu thì càng là cơ sở chắc chắn để họ thực hiện hành vi pháp luật hợp pháp bấy nhiêu. Khi phạm nhân trong các trại giam có niềm tin vào tính cơng bằng, nghiêm minh của pháp luật thì họ sẽ tự biết ăn năn, hối cải, tự nhận thức đƣợc tội lỗi của mình, biết tự vấn lƣơng tâm, hối hận vì đã thực hiện hành vi phạm tội; biết tự uốn nắn, chỉnh sửa những suy nghĩ, tƣ tƣởng lệch lạc; tự xác định đƣợc động cơ, mục tiêu phấn đấu trong thời gian chấp hành án mà không cần tới sự tác động cƣỡng bức hay tác động tâm lí từ phía cán bộ giáo dục, cán bộ quản giáo của trại giam. Có niềm tin vững chắc vào tính cơng bằng, nghiêm minh của pháp luật, mỗi phạm nhân sẽ biết cách thực hiện hành vi pháp luật phù hợp với các yêu cầu pháp luật một cách tự nguyện, tự giác. Niềm tin đối với pháp luật đƣợc hình thành qua giáo dục pháp luật cho phạm nhân trong trại giam cũng sẽ trở thành hành trang theo họ trở về cuộc sống đời thƣờng sau khi chấp hành xong án phạt tù.

Tăng cƣờng cơng tác giáo dục pháp luật để hình thành thái độ tích cực, xây dựng, củng cố niềm tin đối với pháp luật cho phạm nhân có vai trò đặc biệt quan trọng trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, khi mà một số thế lực thù địch vẫn núp bóng, lợi dụng các chiêu bài chính trị, dân chủ, nhân quyền để tuyên truyền, xuyên tạc chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc ta đối với phạm nhân.

Để đảm bảo quyền phạm nhân, trại giam thƣờng xuyên tổ chức cho phạm nhân tham gia các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, sự phát triển của đất nƣớc, tham gia các ngày thành lập Đảng (3/2), ngày Giỗ tổ Hùng vƣơng (10/3 âm

lịch), Quốc khánh (2/9) và thƣờng xuyên tổ chức các lớp học tập pháp luật, duy trì phong trào thi đua rèn luyện “Nếp sống kỷ luật, trật tự, văn minh” thực hiện 4 tiêu chuẩn thi đua chấp hành án phạt tù, 15 điều Nội quy trại giam.

Bảng 4.9. Mức độ tham gia học tập, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật của các nhóm phạm tội

Nội dung tham gia Mức độ Tội danh (%) Xâm phạm an ninh quốc gia Xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự nhân phẩm Trật tự quản lí kinh tế Ma tuý 1. Học tập, rèn luyện đạo đức, nếp sống trật tự văn minh Thƣờng xuyên 11 100,0 35 79,5 17 73,3 164 73,4 Thỉnh thoảng 0 9 20,5 4 18,2 50 22,5 Hiếm khi 0 0 1 4,5 2 0,9

Không bao giờ 0 0 0 6 2,7

2. Phổ biến các sự kiện trọng đại của đất nƣớc Thƣờng xuyên 70 63,6 13 29,5 7 38,1 74 33,3 Thỉnh thoảng 4 36,4 17 38,6 12 54,5 103 46,4 Hiếm khi 0 6 13,6 1 4,5 27 12,2 Không bao giờ 0 8 18,2 2 9,1% 18 8,1

3. Học tập, tuyên truyền kết quả sự nghiệp xây dựng đổi mới đất nƣớc Thƣờng xuyên 8 72,8 13 29,5 9 40,9 77 34,7 Thỉnh thoảng 2 18,2 15 34,1 9 40,9 94 42,7 Hiếm khi 1 9,1 8 18,2 0 0 Không bao giờ 0 8

18,2 1 4,5 21 9,5 4. Tham gia các cuộc thi tìm hiểu pháp luật Thƣờng xuyên 8 72,7 12 27,3 10 45,5 80 36 Thỉnh thoảng 1 9,1 12 27,3 9 40,9 83 37,4 Hiếm khi 2 18,2 7 15,9 2 9,1 37 16,7 Không bao giờ 0 13

29,5 1

4,5 22

9,9

Kết quả khảo sát cho thấy, phạm nhân phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia mặc dù là số đối tƣợng chống đối chế độ nhƣng trong quá trình chấp hành án tại trại giam khi trại giam tiến hành tổ chức tuyên truyền học tập thi đua tìm hiểu các sự kiện trọng đại của đất nƣớc, pháp luật của Nhà nƣớc, nhóm đối tƣợng này cũng là nhóm tích cực tham gia nhất. Thơng qua chƣơng trình học tập giáo dục pháp luật, tham gia hoạt động tuyên truyền của trại giam đa phần phạm nhân sau khi vào trại đã nhận thức đƣợc tội lỗi của mình gây ra, theo kết quả khảo sát: 100% phạm nhân nhận thức tội lỗi của mình gây ra, có hành vi chấp hành đúng các quy định của trại giam và khi đƣợc hỏi những nội dung giáo dục pháp luật rất có hiệu quả khơng, thì: 72,7% trả lời rất có hiệu quả; 18,2% có hiệu quả; 9,1% chƣa có hiệu quả, nên 81,8% phạm nhân phạm tội này cho rằng không phải thay đổi nội dung giáo dục.

Ý thức của mỗi phạm nhân trong việc tự giác chấp hành pháp luật, tuân thủ Nội quy trại giam chỉ có thể đƣợc củng cố và nâng cao thông qua hoạt động giáo dục pháp luật dành cho họ. Từ chỗ đƣợc cung cấp, trang bị thông tin, kiến thức pháp luật cần thiết, phạm nhân có thái độ phản ứng tích cực trƣớc các yêu cầu pháp luật và có niềm tin đối với pháp luật, ý thức tự giác chấp hành pháp luật của mỗi phạm nhân sẽ từng bƣớc đƣợc nâng cao. Trên cơ sở ý thức pháp luật cá nhân đƣợc hình thành, củng cố qua quá trình tham dự giáo dục pháp luật, mỗi phạm nhân sẽ biết vận dụng các quy định pháp luật tiếp thu đƣợc để đối chiếu, đánh giá hành vi của bản thân và của những phạm nhân khác; từ đó, biết cách tự giác, chủ động lựa chọn thực hiện những hành vi phù hợp với quy định pháp luật, biết khƣớc từ cũng nhƣ khuyên nhủ phạm nhân khác khơng vi phạm pháp luật; biết đồng tình, ủng hộ cái đúng, những hành vi, việc làm hợp pháp và biết phê phán cái sai, lên án những hành vi bất hợp pháp. “Tôi đã khắc phục hậu quả dân sự (tiền bồi thường) và không vi

trong tu dưỡng đạo đức của phạm nhân khác trong đội” (Nam, PVS 9).

Để có thể củng cố, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, tự giác và chủ động thực hiện hành vi pháp luật hợp pháp cho phạm nhân trong quá trình chấp hành án phạt tù thì trong cơng tác giáo dục pháp luật, chủ thể giáo dục pháp luật cần chú trọng lồng ghép việc giáo dục tình cảm cơng bằng, tình cảm trách nhiệm và tình cảm khơng khoan nhƣợng với các hành vi vi phạm pháp luật. Giáo dục tình cảm cơng bằng là giáo dục cho phạm nhân biết nhìn nhận, đánh giá một hành vi nào đó xảy ra là đúng hay sai để từ đó, bày tỏ thái độ bất bình, phê phán, lên án cái sai; bênh vực, ủng hộ và đấu tranh bảo vệ cái đúng dựa trên cơ sở những kiến thức, hiểu biết pháp luật có đƣợc. Giáo dục tình cảm trách nhiệm là làm cho phạm nhân ý thức đƣợc bổn phận, nghĩa vụ pháp lí của mình để thực hiện hành vi pháp luật phù hợp, biết rõ trách nhiệm pháp lí của mình và sống có trách nhiệm trong quan hệ với các phạm nhân khác. Giáo dục tình cảm khơng khoan nhƣợng đối với các hành vi vi phạm pháp luật, tội phạm, về thực chất, là giáo dục cho phạm nhân có ý thức, tinh thần đấu tranh mạnh mẽ, không khoan nhƣợng trƣớc hành vi vi phạm pháp luật, hành vi phạm tội của các phạm nhân khác trong q trình chấp hành án phạt tù; từ đó, hình thành ở phạm nhân thái độ phê phán, lên án hành vi phạm pháp, phạm tội, không đồng lõa, a dua theo cái sai, ngăn ngừa phạm nhân tiếp tục phạm pháp, phạm tội trong quá trình chấp hành án phạt tù. Tình cảm cơng bằng, tình cảm trách nhiệm pháp lí, tình cảm khơng khoan nhƣợng trƣớc những hành vi phạm pháp, phạm tội đều là những nhân tố thuộc về niềm tin đối với pháp luật, là động lực nội tâm thúc đẩy phạm nhân thực hiện hành vi pháp luật hợp pháp.

Việc tiếp thu, lĩnh hội, nắm vững những thông tin, kiến thức pháp luật đó là cơ sở, nền tảng định hƣớng cho phạm nhân ổn định về tƣ tƣởng, vững tâm về niềm tin, xác định đƣợc đúng đắn phƣơng hƣớng, mục tiêu phấn đấu trong lao động, học tập, chấp hành Nội quy trại giam.

Hộp 4.5.

Anh P.Đ.T ở thôn Đô Quan, xã Mộc Nam, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam phạm tội giết ngƣời, cƣớp tài sản và Toà án nhân dân tỉnh Hà Nam đã xét xử, tuyên phạt án tù chung thân, tâm sự: “Sau khi đến chấp hành án tại trại giam Nam Hà, các cán bộ đã động viên, giảng giải về chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà nƣớc đối với những ngƣời chấp hành án phạt tù cải tạo có tiến bộ. Thơng tin này đã cho tơi hy vọng về ngày trở về đồn tụ với gia đình, vợ con. Từ đó anh đã có động lực để phấn đấu lao động cải tạo. Trong những tháng ngày khó khăn và tuyệt vọng đó, các cán bộ quản giáo đã luôn ở bên cạnh động viên tôi, chỉ bảo cho tôi những điều hay lẽ phải, hết sức giúp đỡ và tạo điều kiện để tôi đƣợc lao động cải tạo, vừa rèn luyện sức khoẻ lấy lại niềm tin từ cuộc sống.

Chính nhờ những nguồn động viên tinh thần lớn lao đó mà bản thân tơi có thêm nghị lực và quyết tâm cải tạo để làm lại cuộc đời. Kết quả trong thời gian chấp hành án, tôi đã đƣợc giảm án 6 lần, rút ngắn thời gian chấp hành án xuống còn 16 năm.

Tháng 01 năm 2013 tôi chấp hành xong án phạt tù và đƣợc trở về đồn tụ với gia đình. Khơng thể nói hết niềm vui của gia đình và đặc biệt là của riêng cá nhân tôi. Tôi vô cùng biết ơn các cán bộ quản giáo trong trại giam, biết ơn chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà nƣớc.

Ban đầu với số vốn ít ỏi mà vợ tơi tích luỹ đƣợc, vợ chồng tơi vẫn duy trì nghề làm đậu truyền thống của làng cộng với chăn nuôi lợn. Thấy đƣợc quyết tâm hƣớng thiện, đi lên bằng đơi bàn tay của chính mình, họ hàng, bà con làng xóm càng tin tƣởng và động viên, giúp đỡ vợ chồng tôi tiếp tục mở rộng chăn nuôi để phát triển kinh tế hộ gia đình. Đến nay gia đình tơi đã có 5 sào ao thả cá, 2 con lợn nái, 4 con lợn thịt, 100 con gà ta, 250 con vịt siêu trứng và đang thâm canh gần 100 gốc Thanh Long. Thu nhập bình quân của gia đình là 15 triệu đồng/tháng. Gia đình có của ăn, của để và nuôi 2 cháu ăn học tử tế. Cháu lớn đang học Đại học Thƣơng mại Hà Nội năm cuối, còn cháu nhỏ đang học năm thứ 2 trƣờng Cao đẳng sƣ phạm Hà Nam”.

Nguồn: Hội nghị Biểu dương tập thể, cá nhân tiêu biểu thực hiện cơng tác tái hồ nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù (2011-2014) tại tỉnh Hà Nam.

“Năm 2003, sau khi chấp hành xong án phạt tù, tôi về địa phương, bản thân cịn nhiều mặc cảm, kinh tế gia đình gặp khó khăn, bản thân khơng có cơng ăn việc làm, đơi lúc nằm nghĩ nếu cứ kéo dài thế này thì khơng khéo mình lại tái phạm lúc nào cũng nên. Nhưng nghĩ đến những tháng ngày phấn đấu rèn luyện trong trại được cán bộ cảm hoá, giáo dục, nghĩ về tương lai lâu dài của mình tơi lại trấn tĩnh lại, trăn trở suy nghĩ phải phấn đấu làm việc để phát triển kinh tế gia đình, ổn định cuộc sống khơng phụ tấm lòng của người thân, bà con làng xóm đã tạo điều kiện giúp đỡ gia đình tơi”. (Nam, sinh năm

1971, PVS số 3).

Giáo dục pháp luật không những trang bị kiến thức pháp luật, cải tạo sự coi thƣờng pháp luật mà còn tạo cho họ thói quen chấp hành pháp luật, tự điều chỉnh hành vi hợp pháp luật, không trốn, phá trại giam, không gây tội mới, không chèn ép lẫn nhau, không vi phạm nội quy trong thời gian chấp hành án. Kết quả hàng năm số lƣợng phạm nhân vi phạm Nội quy giảm, năm

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Vai trò giáo dục pháp luật đối với phạm nhân đang chấp hành án tại các trại giam thuộc Bộ Công an (Nghiên cứu trường hợp trại giam Nam Hà) (Trang 126 - 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)