Lí thuyết về nền văn hố phụ của kẻ tội phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Vai trò giáo dục pháp luật đối với phạm nhân đang chấp hành án tại các trại giam thuộc Bộ Công an (Nghiên cứu trường hợp trại giam Nam Hà) (Trang 51 - 53)

Chƣơng 2 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN

2.2. Một số lí thuyết đƣợc sử dụng trong nghiên cứu về hành vi lệch chuẩn và

2.2.2. Lí thuyết về nền văn hố phụ của kẻ tội phạm

Lí thuyết về nền văn hoá phụ của kẻ tội phạm là cụ thể hoá quan điểm thực chứng trong tội phạm học. Những ngƣời theo thuyết này cho rằng, trong mỗi xã hội ln tồn tại một nền văn hố chính thống, nền văn hố này có hệ thống chuẩn mực giá trị chung do nhóm xã hội nắm quyền lực chi phối, bên cạnh đó có nền “văn hố phụ” (tiểu văn hố) của nhóm xã hội phụ thuộc khác. Xung đột giữa các giá trị, chuẩn mực của các nhóm xã hội này dựa trên nền văn hố chính thống và nguồn gốc của những hành vi sai lệch.

Điểm căn bản trong các lí thuyết về nền “văn hố phụ” là tập trung vào các giá trị văn hố cũng nhƣ cơ hội có thể phát sinh hành vi sai lệch, tức là những yếu tố, tác động đã lôi kéo, thúc đẩy ngƣời ta vào những hành vi sai lệch. Hay nói cách khác, các xung đột giữa các chuẩn mực của tiểu văn hoá (nền văn hoá phụ) với nền văn hố lớn hơn (văn hố chính thống) là nguyên nhân gây ra các hành vi sai lệch.

Theo T.Sellin: Hành vi sai lệch của con ngƣời nảy sinh từ những xung đột của các chuẩn mực văn hoá. Và, sự xung đột về chuẩn mực là do có nhóm nào đó khơng quan tâm đến hoặc khơng thấy đƣợc lợi ích của mình trong việc tuân thủ các chuẩn mực đa số. W.Miller cho rằng có một thứ tiểu văn hố rất khác biệt của các giai cấp thấp (bị trị) trong xã hội, mà tình trạng phạm pháp của các băng nhóm chỉ là một biểu hiện. Nhƣ vậy, cả T.Sellin và W.Miller đều coi sự sai lệch là do một số cá nhân tự cho mình thuộc về một thứ “tiểu văn hố” có các chuẩn xung đột với các chuẩn của nền văn hoá thống trị [19, tr.47-48]. Edwim Sutherland, trên cơ sở vấn đề tại sao một số ngƣời hấp thụ đƣợc những giá trị của văn hoá phụ lệch lạc, trong khi những ngƣời khác lại không, ông đã giải thích điều này trong khái niệm “Sự liên kết khác biệt”. Ông cho rằng hành động sai lệch và phạm tội là do “đƣợc học” mà hình thành. Ngƣời ta hấp thụ những giá trị tự liên quan đến sai lệch bằng cách liên kết giai cấp với những ngƣời nắm giữ các giá trị này. Nếu một ngƣời có nhiều bạn bè, ngƣời thân liên quan đến tội phạm, hành vi sai lệch thì ngƣời đó cũng có thể trở thành kẻ tội phạm do học đƣợc những hành vi sai lệch từ họ [124, tr.24-25]. R.S.Cloward và L.E.Ohlin cho rằng, những ngƣời thuộc “nền văn hoá phụ tội ác” thƣờng có hành vi trộm cắp, tƣớc đoạt và các phƣơng tiện khác để đảm bảo cho họ một thu nhập, phần lớn có thể xảy ra trong các khu ổ chuột, nơi có nhiều cơ hội phạm tội. Những nền văn hoá phụ về sự xung đột có xu hƣớng nổi lên tại các khu vực tổ chức xã hội lỏng lẻo do tỷ lệ di động

địa lí cao và sự bất ổn định xã hội. R.S.Cloward và L.E.Ohlin cũng cảm thấy rằng hình nhƣ tội phạm khơng phải chỉ do thiếu vắng các giá trị văn hoá, các chuẩn mực và các quan hệ xã hội mà còn do những cơ hội làm cho ngƣời ta khi ứng xử thấy đƣợc những cái lợi trơng thấy. Ví dụ, thanh thiếu niên thấy một số bậc đàn anh thành cơng nhờ ứng xử sai lệch, thì sẽ học theo kiểu đó, chẳng hạn, những ngƣời tham gia vào các tội phạm có tổ chức hoặc có tính chất nghề nghiệp, mà nhờ đó có đƣợc quyền lực, uy tín, địa vị cao trong nhóm [103, tr.408].

Trong luận án, lí thuyết này đƣợc vận dụng để giải thích văn hố của từng nhóm phạm nhân phạm tội trong trại giam. Căn cứ văn hố từng nhóm phạm nhân, cơ quan quản lí thi hành án, cơ quan thi hành án phải có biện pháp quản lí, giáo dục cụ thể để nâng cao chất lƣợng giáo dục, đảm bảo trại giam an tồn.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Vai trò giáo dục pháp luật đối với phạm nhân đang chấp hành án tại các trại giam thuộc Bộ Công an (Nghiên cứu trường hợp trại giam Nam Hà) (Trang 51 - 53)