Cơ cấu phạm nhân theo tội danh

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Vai trò giáo dục pháp luật đối với phạm nhân đang chấp hành án tại các trại giam thuộc Bộ Công an (Nghiên cứu trường hợp trại giam Nam Hà) (Trang 68 - 71)

Năm Tội danh (%) Tổng XPANQG Giết ngƣời Hiếp dâm Cƣớp, Cƣớp giật tài sản Trộm cắp tài sản Xâm phạm trật tự quản lí kinh tế Ma túy Tội khác 2010 0,29 9,4 3,7 17,8 10,2 1,8 39,5 17,04 100,0 2011 0,23 9,4 3,4 16,4 10,6 1,17 39,2 19,2 100,0 2012 0,16 9,3 3,5 15,09 10,6 0,1 37,6 22,5 100,0 2013 0,18 9,4 3,2 9,6 11,7 1,1 40,5 23,9 100,0

Nguồn: Bộ Công an, Báo cáo tổng kết cơng tác thi hành án hình sự từ năm 2010 đến năm 2013

Số liệu trên cho thấy tội cƣớp tài sản, cƣớp giật tài sản có xu hƣớng giảm từ 17,8% năm 2010 xuống còn 9,6% năm 2013. Ngƣợc lại, phạm nhân phạm tội trộm cắp tài sản tăng từ 10,2% lên 11,7%, phạm nhân phạm tội liên quan đến ma tuý tăng 39,5% lên 40,5%. Nhƣ vậy, hiện nay cứ 100 phạm nhân thì có 40,5 ngƣời phạm tội liên quan đến ma tuý, đó là chƣa kể những ngƣời

nghiện ma tuý, để có tiền đã phạm các tội trộm cắp tài sản, cƣớp tài sản, cƣớp giật tài sản, cƣỡng đoạt tài sản v.v…

Cơ cấu theo nghề nghiệp: Nghề nghiệp của phạm nhân có liên quan rất nhiều đến nhận thức, thói quen, hành vi của họ. Mỗi nghề nghiệp tạo ra một tính cách, một số phẩm chất tâm lí mang đặc trƣng cho nghề đó. Ngồi ra, với mỗi một ngành nghề, con ngƣời phải giao tiếp trong một mối quan hệ nhất định, đƣợc đào tạo một số kĩ năng chuyên môn, nhất định và làm việc trong một mơi trƣờng có tính chất đặc trƣng nào đó. Vì vậy, dấu ấn của nghề nghiệp nhiều khi rất đậm nét trong đời sống tƣ tƣởng, tình cảm của một nhóm ngƣời hoặc một cá nhân.

Bảng 2.2. Cơ cấu phân loại phạm nhân theo nghề nghiệp trước khi vào trại

Nghề nghiệp Năm vào trại giam (%)

2010 2011 2012 2013 Kinh doanh 0,28 0,3 0,3 0,4 Cán bộ, viên chức nhà nƣớc 0,28 0,2 0,2 0,19 Công nhân 1,97 2,1 2,4 2,3 Nông dân 23,4 23,3 6,56 19,8 Lao động tự do 9,5 11,2 13,1 14,9 Không nghề nghiệp 38,8 38,4 37 37,1 Nghề khác 25,6 24,2 24,6 25,0 Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0

Nguồn: Bộ Công an, Báo cáo tổng kết cơng tác thi hành án hình sự từ năm 2010 đến năm 2013

Qua bảng trên ta có thể nhận thấy đa phần phạm nhân khơng có nghề nghiệp trƣớc khi vào trại giam hàng năm là chiếm tỷ lệ cao, năm 2010 chiếm 38,8%, năm 2013 là 37,1%, có thể khẳng định nguyên nhân thất nghiệp, nghề nghiệp không ổn định là nguyên nhân chủ yếu khiến họ phạm tội. Trong những năm gần đây, nghề nơng gặp nhiều khó khăn, nơng dân khơng có đất

để canh tác, năng suất thì bấp bênh, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến phạm tội, số phạm nhân là nông dân chiếm 23,4% năm 2010 và 19,8% năm 2013 trong các trại giam. Trong khi đó số phạm nhân làm nghề kinh doanh, cơng chức, cơng nhân chiếm 2,5% (cơng chức chiếm 0,2%). Từ đó tạo việc làm ổn định, nâng cao thu nhập, cải thiện mức sống một cách bền vững cho mọi tầng lớp nhân dân là giải pháp phòng ngừa tội phạm hữu hiệu nhất.

Cơ cấu phạm nhân theo tiền án: Một trong những yếu tố liên quan đến nhân thân phạm nhân là tiền án.

Bảng 2.3. Cơ cấu phạm nhân có tiền án (%)

Năm Chƣa có tiền án Có 01 tiền án Có 02 tiền án Từ 03 tiền án trở lên

2010 72,5 15,9 6,8 4,5

2011 72,5 16,6 6,6 4,1

2012 74,1 15,7 6,19 3,8

2013 70,4 17,98 7,23 4,3

Nguồn: Bộ Công an, Báo cáo tổng kết cơng tác thi hành án hình sự năm từ năm 2010 đến năm 2013

Theo số liệu thống kê hàng năm, có trên 20,0% phạm nhân đã có tiền án trong đó đặc biệt là có 0,47% phạm nhân đã có 5 tiền án trở lên. Đặc biệt, có 02 phạm nhân đã có 12 tiền án và có 02 phạm nhân có 9 tiền án. Điều này cũng cho thấy, tình hình tái phạm là rất đáng quan tâm. Có nhiều ngun nhân dẫn đến tình trạng tái phạm, trong đó có nguyên nhân xã hội chủ yếu đó là sự tác động của mặt trái kinh tế thị trƣờng, tình trạng thất nghiệp, hiệu quả công tác giáo dục trong quá trình chấp hành án... đặc biệt là tệ nạn ma tuý. Số ngƣời nghiện ma tuý có tỉ lệ tái phạm tội cao hơn gấp 4 lần so với những ngƣời khác. Số phạm nhân có nhiều tiền án, tiền sự, nhân cách suy thoái nghiêm trọng, định hƣớng giá trị và nhu cầu lệch lạc với nhiều thói quen xấu

rất khó thay đổi là những khó khăn, thách thức rất lớn của cơng tác giáo dục cải tạo.

Cơ cấu về độ tuổi phạm nhân: Hiện nay số lƣợng phạm nhân vào trại giam ngày một tăng và độ tuổi vào trại giam cũng khác nhau:

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Vai trò giáo dục pháp luật đối với phạm nhân đang chấp hành án tại các trại giam thuộc Bộ Công an (Nghiên cứu trường hợp trại giam Nam Hà) (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)