Xếp loại thi đua của phạm nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Vai trò giáo dục pháp luật đối với phạm nhân đang chấp hành án tại các trại giam thuộc Bộ Công an (Nghiên cứu trường hợp trại giam Nam Hà) (Trang 134 - 193)

Nguồn: Báo cáo công tác giáo dục của Trại giam Nam Hà từ năm 2010 - 2013

Trên cơ sở kết quả xếp loại hàng năm số lƣợng phạm nhân đƣợc đề nghị cấp có thẩm quyền xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù ngày càng tăng (năm 2010: 794 phạm nhân, năm 2012: 1.315 phạm nhân, năm 2013: 1.334 phạm nhân). Điều này chứng minh cho thấy giáo dục pháp luật có vai trị quan trọng trong q trình cải tạo của phạm nhân.

Nhƣ vậy, kiến thức để trở thành yếu tố kích thích và điều khiển hành vi ứng xử thì nó phải trở thành niềm tin - tin ở sự đúng đắn của kiến thức đó - khơng có niềm tin thì kiến thức pháp luật cũng trở thành vơ hiệu. Vì thế điều quan trọng trƣớc hết trong đấu tranh và phịng ngừa tái phạm khơng phải là cải tạo và giáo dục kiến thức pháp luật mà là tạo dựng cho họ niềm tin ở những giá trị xã hội của pháp luật, nhất là tin vào các cơ quan và các chủ thể pháp luật (Cơng an, Tồ án, Kiểm sát) để tạo dựng đƣợc niềm tin cho họ thì trƣớc hết phải cho họ hiểu đƣợc đƣờng lối chính sách của Đảng và Nhà nƣớc ta đối xử với những ngƣời lầm lỗi nhƣ thế nào để giúp họ nhận thức đúng đắn hơn và tin tƣởng vào chế độ, vào pháp luật Nhà nƣớc theo kết quả khảo sát có

93,6% phạm nhân đã hiểu đƣợc đƣờng lối chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà nƣớc đối với ngƣời lầm lỗi. Chính vì vậy, sau khi ra trại đã có nhiều phạm nhân đã trở thành những cơng dân có ích cho xã hội. “Năm 2002, do bạn bè rủ rê, lôi kéo tôi đã vi phạm pháp luật bị Tồ án nhân dân huyện Lí Nhân xử phạt 01 năm tù về tội đánh bạc, tôi thụ án cải tạo tại trại giam Nam Hà. Trong q trình cải tạo tơi vơ cùng ân hận. Được gia đình động viên, sự giáo dục của cán bộ quản giáo trong quá trình cải tạo tơi ln phải dũng cảm bỏ qua mặc cảm, chịu khó lao động, học nghề bản thân tôi luôn chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của trại, rèn luyện cải tạo tốt để sớm được trở về với gia đình và xã hội. Trong quá trình cải tạo tơi đã được cán bộ trại cùng anh em trong trại cùng rèn luyện, cải tạo chấp hành tốt những quy định của trại, chính vì vậy, qua bình xét hàng năm tơi được cơng nhận là trại viên tích cực cải tạo tốt.

Sau khi chấp hành án về địa phương bản thân tơi cịn nhiều mặc cảm, kinh tế gia đình khó khăn; bản thân tơi vừa mới ra trại với hai bàn tay trắng, khơng có cơng ăn việc làm, nên nhiều khi tôi rất hoang mang, lo lắng cho cuộc sống của gia đình. Đã có một số bạn bè xấu trước đây rủ rê tôi làm việc vi phạm pháp luật, nhưng nghĩ đến những ngày tháng phấn đấu, rèn luyện trong trại được cán bộ trong trại giáo dục, nghĩ về tương lai lâu dài của gia đình con cái. Tơi đã trấn tĩnh lại và quyết tâm phải phấn đấu làm việc để phát triển kinh tế gia đình, ổn định cuộc sống, để khơng phụ tấm lòng của bố mẹ, của bà con lối xóm đã tạo điều kiện giúp đỡ gia đình tơi trong q trình cải tạo”. (Nam, PVS số 4).

Trong quá trình lao động, học tập, cải tạo tại các trại giam, thông qua hoạt động giáo dục pháp luật, chủ thể giáo dục đã cung cấp cho phạm nhân không chỉ những thông tin, kiến thức pháp luật liên quan đến quá trình chấp hành án phạt tù, quyền và nghĩa vụ của phạm nhân, mà cịn trang bị cho phạm

nhân các thơng tin, kiến thức pháp luật chung, nhƣ một số nội dung của Hiến pháp năm 1992 về quyền và nghĩa vụ của công dân, pháp luật về phịng chống tệ nạn xã hội… Về với gia đình, cộng đồng xã hội họ là những công dân tốt, không tái phạm, nghiêm chỉnh chấp hành luật pháp có ý thức tơn trọng pháp luật, các quy tắc chuẩn mực xã hội, tôn trọng và thực hiện quyền và nghĩa vụ của bản thân đối với xã hội. Để đạt đƣợc những yêu cầu nhƣ trên thì việc giáo dục pháp luật cho phạm nhân cần bắt đầu từ những quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ của công dân, của phạm nhân và những quy định có liên quan đến chế độ chính sách đối với phạm nhân. Theo quy định của pháp luật về thi hành án hình sự, hai tháng trƣớc khi phạm nhân hết hạn chấp hành án phạt tù, trại giam có trách nhiệm tăng cƣờng tổ chức giáo dục pháp luật cho phạm nhân (thƣờng gọi là giáo dục pháp luật đầu ra) nhằm phổ biến những thông tin thời sự, chính sách, pháp luật, thơng tin về tình hình kinh tế - xã hội của đất nƣớc, về thị trƣờng lao động, trang bị những kiến thức cần thiết khác và hỗ trợ các thủ tục pháp lí cho phạm nhân.

“Tôi đã được học tập về đạo đức, pháp luật, kỹ năng sống khi trở về xã hội. Qua học tập tôi luôn tin tưởng vào pháp luật của Nhà nước. Tôi xin cam đoan khi trở về xã hội sẽ chấp hành tốt pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương, không tái phạm”. (Nam, can tội cƣớp tài sản, PVS số 5).

“Tôi đã được học kỹ năng sống sau khi chấp hành xong án phạt tù. Qua đó tơi hiểu được chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước với người phạm tội, khi trở về xã hội sẽ không tái phạm tội”. (Nam, can tội giết ngƣời,

PVS số 6).

Từ kết quả nghiên cứu tác giả luận án cho rằng giáo dục pháp luật cho phạm nhân góp phần quan trọng trong việc củng cố niềm tin, nâng cao ý thức tơn trọng pháp luật và có vai trị rất lớn trong việc chuẩn bị hành trang tri thức cần thiết để phạm nhân tái hoà nhập cộng đồng sau khi chấp hành xong án phạt tù.

4.2. Một số vấn đề đặt ra trong giáo dục pháp luật đối với phạm nhân

4.2.1. Đánh giá chung

Nƣớc ta đang trong thời kỳ phát triển mở rộng nền kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa với nhiều thành phần kinh tế, tiếp tục đẩy mạnh cải cách kinh tế theo hƣớng thu hút các nguồn đầu tƣ của các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc, đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nƣớc. Với đƣờng lối phát triển đất nƣớc đó, chúng ta đã thu đƣợc nhiều thành tựu to lớn, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng đƣợc cải thiện, kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh, trình độ nhận thức pháp luật của ngƣời dân cũng đƣợc cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi cũng có những khó khăn nhất định nhƣ: Sự phân hoá giàu nghèo càng lớn, lối sống thực dụng, ích kỷ, coi trọng giá trị vật chất, xem thƣờng giá trị đạo đức, thuần phong mỹ tục… Việc triển khai các hoạt động phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh xử lí, tấn cơng trấn áp tội phạm, cơng tác quản lí xã hội, quản lí văn hố, quản lí con ngƣời cịn gặp nhiều khó khăn, hiệu quả chƣa cao, đây chính là những nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh, phát triển các loại tội phạm hình sự “Những năm gần đây, tình hình tội phạm diễn biến ngày càng phức tạp, xuất hiện nhiều phạm nhân phạm tội mới. Các trại giam, phân trại quản lí phạm nhân trong các trại giam có số lƣợng phạm nhân đến chấp hành án phạt tù ngày càng tăng” [9, tr.207-208].

Đối với Trại giam Nam Hà, ngồi số ít phạm nhân đƣợc điều chuyển đến từ các trại giam thuộc các khu vực khác theo yêu cầu giam giữ, yêu cầu nghiệp vụ, phần lớn phạm nhân đang đƣợc quản lí, giam giữ ở Trại giam Nam Hà đều là những ngƣời đăng ký nhân khẩu thƣờng trú ở các tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thành phố Hà Nội và một số tỉnh miền núi phía Bắc. Thống kê theo các tội danh cho thấy số phạm nhân ở đây các tội về ma tuý chiếm tới 60,13%; tội cƣớp tài sản chiếm 15,12%, tội giết ngƣời chiếm 5,61%...

Do đó, dự báo tình hình tội phạm sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, gây áp lực cho công tác giam giữ, giáo dục cải tạo phạm nhân nói chung, cơng tác giáo dục pháp luật đang chấp hành án tại các trại giam trong đó có Trại giam Nam Hà. Tình hình đó địi hỏi Trại giam Nam Hà phải có sự chủ động chuẩn bị các điều kiện cần thiết về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết khác nhằm đảm bảo thực hiện tốt công tác giáo dục pháp luật cho phạm nhân trong các trại giam nói riêng. Bên cạnh đó, đối tƣợng phạm tội sẽ đa dạng, phức tạp hơn, trong cơ cấu tội phạm do phạm nhân thực hiện thì các tội cố ý gây thƣơng tích, tội trốn khỏi nơi giam, các tội phạm về ma tuý, tội gây rối trật tự công cộng sẽ tăng (chiếm khoảng 80 - 90% trong tổng số vụ phạm tội trong trại giam hàng năm); các vụ án xảy ra trong trại giam thƣờng xuyên do lỗi; nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ cố ý; mâu thuẫn giữa các nhóm phạm nhân với phạm nhân; do muốn thể hiện lối sống “giang hồ” của mình.

Tình hình phạm nhân đang chấp hành án tại Trại giam Nam Hà đang có diễn biến phức tạp và không ổn định. Số phạm nhân đến chấp hành án tính chất, mức độ nguy hiểm cũng cao hơn. Đặc biệt là ở Trại giam Nam Hà quản lí giam giữ những phạm nhân có mức án cao, có nhiều tiền án, tiền sự. Điều này địi hỏi phải nâng cao chƣơng trình, nội dung giáo dục pháp luật cho phù hợp.

4.2.2. Một số tồn tại

Bên cạnh những kết quả quan trọng đạt đƣợc, giáo dục pháp luật đối với phạm nhân còn bộc lộ một số hạn chế sau:

Một là, Đội ngũ cán bộ làm công tác giáo dục pháp luật cho phạm nhân còn thiếu về số lƣợng và yếu về kĩ năng nghiệp vụ sƣ phạm

Mặc dù Ban giám thị Trại giam Nam Hà đã chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác giáo dục pháp luật nhằm chủ động nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu ngày cao của chƣơng trình và nhu cầu ngày càng nhiều về số lƣợng về số lƣợng phạm nhân cần đƣợc học tập. Tuy nhiên so sánh tƣơng

quan giữa số lƣợng cán bộ giáo dục với số lƣợng phạm nhân thì số lƣợng cán bộ giáo dục vẫn rất thiếu (Trại giam Nam Hà hiện có 16 cán bộ giáo dục, trong đó: 11 cán bộ có trình độ đại học, 02 cán bộ có trình độ cao đẳng, 08 cán bộ có trình độ trung học) phải đảm đƣơng 3 chƣơng trình giáo dục pháp luật cho trên 2.000 phạm nhân. Rõ ràng, thiếu hoặc chƣa có cán bộ giáo dục pháp luật sẽ gây khó khăn, lúng túng , thụ động cho trại giam. Mặt khác các cán bộ giáo dục pháp luật tại Trại giam Nam Hà làm nhiệm vụ kiêm nhiệm nên không chuyên sâu về nội dung, thiếu phƣơng pháp giảng bài, khó hấp dẫn, thu hút phạm nhân; kết quả giáo dục pháp luật chƣa cao. “Đa số cán bộ

giáo dục pháp luật ở đây đều thiếu kĩ năng sư phạm cần thiết nên hoạt động giảng bài rất khơ cứng khó hấp dẫn, lơi cuốn được phạm nhân. Chúng tôi đề nghị lãnh đạo cấp trên thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kĩ năng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ cán bộ làm công tác giáo dục pháp luật cho phạm nhân” (PVS số 3, Nam 40 tuổi).

Thiếu hoặc khơng có kĩ năng nghiệp vụ sƣ phạm cũng là nhƣợc điểm, hạn chế khá phổ biến của đội ngũ cán bộ giáo dục pháp luật cho phạm nhân trong các trại giam ở nƣớc ta nói chung, Trại giam Nam Hà nói riêng. Kỹ năng nghiệp vụ sƣ phạm là gốc rễ tạo nên bài giảng sinh động, tiết học hấp dẫn, cuốn hút ngƣời nghe. Thiếu kĩ năng nghiệp vụ sƣ phạm cũng đồng nghĩa với bài giảng khô khan, tiết học nhàm chán đối với phạm nhân.

Hai là, Nội dung giáo dục pháp luật chƣa có những nội dung chuyên sâu phù hợp với đặc điểm, tình hình tội phạm.

Nội dung giáo dục pháp luật cho phạm nhân trong các trại giam nói chung, Trại giam Nam Hà nói riêng đƣợc triển khai trong bộ tài liệu “Giáo dục công dân” gồm 3 tập: Tập I dành cho phạm nhân mới đến chấp hành án tại trại giam; Tập II dành cho phạm nhân đang chấp hành án; Tập III dành cho phạm nhân sắp chấp hành xong án phạt tù; trong mỗi tập đều có phần

giáo dục pháp luật. “Các bài học trong bộ tài liệu cần thiết, nội dung phong

phú. Tuy nhiên, có một số nội dung hiện nay cịn nhiều hạn chế khơng phù hợp” (Nam, cán bộ giáo dục, 36 tuổi, PVS số 14).

Thứ nhất, Về sự phân bố tiết giảng, trong bộ tài liệu “Giáo dục công dân”

gồm 3 tập nêu trên, mỗi tập đều gồm 3 chủ đề là giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật và giáo dục kỹ năng sống với số tiết giảng đƣợc phân bổ nhƣ sau:

STT Bộ tài liệu “Giáo dục công dân”

Nội dung giáo dục công dân

Giáo dục đạo đức Giáo dục pháp luật Giáo dục kỹ năng sống

Số bài Số tiết Số bài Số tiết Số bài Số tiết

1 Tập I 2 2 4 7 3 7

2 Tập II 5 6 8 15 8 17

3 Tập III 3 3 4 5 2 4

Tổng cộng 10 11 16 27 13 28

Ngồi ra, trong tập II cịn dành 4 bài (7 tiết) cho phần tự chọn, linh hoạt thuộc nội dung giáo dục đạo đức và 4 bài (7 tiết) cho phần tự chọn, linh hoạt thuộc nội dung giáo dục pháp luật. Trong 3 nhóm nội dung ở 3 tập tài liệu nói trên, nội dung giáo dục pháp luật ln đƣợc dành số trang nhiều nhất. Ví dụ, tập II có 183 trang thì nội dung giáo dục đạo đức gồm 53 trang, nội dung giáo dục pháp luật gồm 106 trang và nội dung giáo dục pháp luật chiếm 57,92% dung lƣợng trang của tập II. So sánh giữa số tiết dành cho giáo dục pháp luật với dung lƣợng trang dành cho nội dung giáo dục pháp luật thì dễ dàng nhận thấy phần giáo dục pháp luật là quá nặng đối với cả ngƣời dạy và ngƣời học; nói đúng hơn, số tiết dành cho mỗi phần đều ít so với nội dung mong muốn truyền đạt cho phạm nhân.

Thứ hai, Nhiều nội dung giáo dục pháp luật trong tập I liên quan đến

phạm nhân khơng cịn phù hợp, vì các văn bản quy phạm pháp luật này khơng cịn phù hợp sau khi Luật thi hành án hình sự có hiệu lực thi hành.

Ba là, Phƣơng pháp giáo dục pháp luật cho phạm nhân chậm đƣợc cải tiến, vẫn mang tính xơ cứng, áp đặt.

Phƣơng pháp giáo dục pháp luật cho phạm nhân trong các trại giam hiện nay chủ yếu và phổ biến vẫn là phƣơng pháp thuyết trình, độc thoại một chiều: cán bộ giáo dục pháp luật tự đặt mình ở vị trí trung tâm thuyết trình, giới thiệu những nội dung cơ bản của bài giảng về pháp luật cho phạm nhân, còn phạm nhân nghe, ghi chép bài một cách thụ động. Phƣơng pháp này làm cho phạm nhân thụ động trong tiếp nhận thông tin, kiến thức pháp luật, căng thẳng về tâm lí, thái độ mệt mỏi, mất chủ động, tích cực trong q trình học tập pháp luật.

Bốn là, Hình thức giáo dục pháp luật cho phạm nhân tuy đa dạng nhƣng chƣa đi vào chiều sâu và thực chất

Hình thức giáo dục pháp luật cho phạm nhân tại Trại giam Nam Hà hiện nay chủ yếu là tổ chức thành các lớp học tập tập trung tại hội trƣờng với số lƣợng phạm nhân đơng. Hình thức cung cấp thơng tin, tài liệu pháp luật cho phạm nhân đã đƣợc trại giam triển khai, nhƣng hạn chế, bất cập ở chỗ rất thiếu các loại sách, báo, tạp chí chuyên ngành luật; các loại tài liệu pháp luật, tài liệu học tập theo nội dung chƣơng trình giáo dục pháp luật dành cho phạm nhân. Hình thức tổ chức cho phạm nhân thi tìm hiểu pháp luật rất hiếm khi đƣợc triển khai thực hiện. Hình thức giáo dục pháp luật thơng qua lồng ghép

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Vai trò giáo dục pháp luật đối với phạm nhân đang chấp hành án tại các trại giam thuộc Bộ Công an (Nghiên cứu trường hợp trại giam Nam Hà) (Trang 134 - 193)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)