Các thất bại của thị trường là lý do để nhà nước can thiệp vào nền kinh tế. Việc nhà nước can thiệp vào thị trường mạnh hay yếu phụ thuộc vào năng lực nhà nước, nhưng năng lực của nhà nước và hiệu quả của nhà nước là hai vấn đề khác nhau.
Ngày nay, người ta ngày càng thừa nhận rằng một nhà nước hiệu quả, chứ không phải nhà nước tối thiểu là trung tâm của phát triển kinh tế của quốc gia. Không thể có sự phát triển kinh tế xã hội bền vững nếu khơng có một nhà nước hoạt động hiệu quả, nhà nước hoạt động để bổ sung cho thị trường chứ không phải thay thế chúng.
Tuy nhiên thực tế cho thấy không phải bao giờ sự can thiệp của nhà nước vào thị trường cũng tốt, cũng mang lại hiệu quả cho xã hội bởi nếu can thiệp không tốt và không đúng cách, nhà nước sẽ gây ra tác hại to lớn bởi không nâng cao hiệu quả phân bổ nguồn lực trong nền kinh tế hay khơng cải thiện tình trạng bất bình đẳng trong nền kinh tế. Vì thế, các nhà kinh tế gọi những can thiệp của nhà nước vào thị trường làm cho những thất bại của thị trường trở nên nghiêm trọng hơn hoặc dẫn tới những hệ lụy khác trong tương lai là “thất bại của nhà nước”.
Các dạng thất bại của nhà nước:
Thứ nhất, sự kiểm sốt q mức kèm theo những thủ tục hành chính khơng phù hợp và quá phức tạp có thể góp phần làm tăng hoạt động khơng chính thức, tạo cơ hội để “kinh tế ngầm” phát triển.
Thứ hai, can thiệp của nhà nước khắc phục khiếm khuyết của thị trường có thể làm nảy sinh các khiếm khuyết khác.
Cho nên khơng chỉ có thất bại thị trường, mà cịn có “thất bại” của nhà nước khi can thiệp vào nền kinh tế, những thất bại đó có thể do:
Thứ nhất, hạn chế do thiếu thông tin
thông tin về thị trường. Tuy nhiên, chính phủ cũng đứng trước tình trạng khơng đầy đủ thơng tin, khiến cho nhiều khi sự can thiệp của chính phủ khơng chính xác hoặc thiếu tính thực tiễn.
Thứ hai, hạn chế do thiếu khả năng kiểm soát phản ứng cá nhân
Chính phủ nhiều khi khơng lường trước hết được cá nhân sẽ phản ứng như thế nào trước những thay đổi chính sách do chính phủ đề ra. Một khi phản ứng của tư nhân đi theo chiều hướng mà nhà hoạch định chính sách chưa dự kiến được thì chính sách có thể khơng đạt được hiệu quả mong muốn hoặc thất bại.
Thứ ba, hạn chế do thiếu khả năng kiểm sốt bộ máy hành chính
Việc ra quyết định của chính phủ thường phải trải qua một quá trình phức tạp, qua nhiều nấc trung gian. Nhiều khi, do sự phối hợp thiếu đồng bộ giữa các cơ quan của chính phủ hoặc do sự không nhất quán về phương hướng hành động giữa các cơ quan này đã khiến cho các chính sách của chính phủ khơng có sức sống trong thực tiễn.
Thứ tư, hạn chế do quá trình ra quyết định công cộng
Việc ra quyết định công cộng là một quá trình phức tạp, phải tuân theo những quy tắc bỏ phiếu nhất định mà không phải lúc nào cũng đem lại hiệu quả. Hành động của chính phủ sẽ ảnh hưởng đến nhiều người nhưng lại được quyết định bởi những người đại diện được bầu ra. Những người ra quyết định, vì thế chịu sự chi phối của các cử tri, mà`không phải lúc nào các cử tri đó cũng có lợi ích thống nhất với nhau. Điều này đặt người ra quyết định trước tình thế hết sức khó khăn là phải điều hịa các lợi ích này. Đó là lý do tại sao q trình ra các quyết định công cộng thường mất thời gian, khó khăn, thậm chí bế tắc.