Đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế công cộng: Phần 1 - PGS.TS. Phạm Thị Tuệ (Chủ biên) (Trang 26 - 28)

Cũng giống như kinh tế học, kinh tế học công cộng xem xét trả lời các câu hỏi căn bản của kinh tế học: sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? sản xuất cho ai? quyết định những vấn đề đó như thế nào?

Kinh tế công cộng là một chuyên ngành của kinh tế học chuyên

nghiên cứu về các hoạt động kinh tế của khu vực công cộng (hay khu vực nhà nước) cả ở tầm quốc gia lẫn địa phương.

Vì vậy cũng như kinh tế học, kinh tế công cộng cũng xuất phát từ sự khan hiếm các nguồn lực và vì vậy cũng phải nghiên cứu để lựa chọn việc phân bổ và sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả (hiệu quả nghĩa là sử dụng ít nhất nguồn lực để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng lớn nhất). Do đó kinh tế công cộng cũng sẽ phải trả lời 4 câu hỏi cơ bản là chính phủ/ khu vực cơng cộng sẽ sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai, các quyết định kinh tế được đưa ra như thế nào? nhằm tối đa hoá lợi ích xã hội hay lợi ích của các cá nhân trong nền kinh tế.

Sản xuất cái gì

Nếu như trong nền kinh tế thị trường việc quyết định sản xuất hàng hố gì là do người tiêu dùng bỏ phiếu, thông qua các quyết định tiêu dùng hàng ngày, nghĩa là quyết định sản xuất cái gì thơng qua tín hiệu giá cả và quan hệ cung cầu. Tuy nhiên, trong nền kinh tế có nhiều loại hàng hố khơng có thị trường, ví dụ như sân bay, bến cảng, đường sá ... nên việc cung cấp không thể dựa vào tín hiệu giá cả và khu vực tư nhân không sẵn sàng cung cấp. Các quyết định sản xuất những hàng hố như vậy thuộc về chính phủ và chính phủ cũng phải quyết định dựa trên sự cân nhắc về lợi ích xã hội biên và chi phí xã hội biên, tn thủ hồn tồn theo ngun tắc tiếp tục cung cấp hàng hố đó khi lợi ích xã hội biên lớn hơn chi phí xã hội biên.

Sản xuất như thế nào

Nếu như việc quyết định sản xuất như thế nào trong kinh tế thị trường là do cơ chế cạnh tranh giữa những người sản xuất quyết định. Điều này có lợi cho cả người sản xuất và người tiêu dùng vì cạnh tranh sẽ làm chi phí sản xuất giảm, giá cả cũng sẽ giảm; với người sản xuất thì sẽ tối đa hoá lợi nhuận và lợi thế sẽ rơi vào những nhà sản xuất có chi phí sản xuất thấp, như vậy có lợi cho xã hội hay nói cách khác nền kinh tế đạt mức hiệu quả.

Trong kinh tế cơng cộng, sẽ khơng có sự cạnh tranh giữa những người sản xuất, các quyết định sản xuất đều phụ thuộc vào chính phủ. Tuy nhiên việc sản xuất như thế nào các hàng hóa cơng cộng cũng phải đảm bảo tính hiệu quả cũng giống như với hàng hóa tư nhân. Sự khác biệt duy nhất là đối với những hàng hóa cơng cộng khác nhau, sẽ phải có những cơ chế cung cấp khác nhau. Ví dụ, có thể chính phủ cung cấp

trong trường hợp đó là những hàng hóa cơng cộng thuần túy như quốc phòng, an ninh; hoặc chính phủ đặt hàng để khu vực tư nhân cung cấp như điện, nước sạch.

Tiêu thức lựa chọn nhà cung cấp dựa vào so sánh giữa hiệu quả xã hội và chi phí xã hội của việc cung cấp. Nguyên tắc là giảm chi phí cung cấp (gồm chi phí đầu vào, chi phí quản lý, phân phối) để tăng hiệu quả xã hội của hàng hóa.

Sản xuất cho ai

Vấn đề sản xuất cho ai, ai là người tiêu dùng và tiêu dùng bao nhiêu trong kinh tế thị trường phụ thuộc vào mức cung cầu các yếu tố sản xuất trên thị trường. Hay nói khác đi, trong kinh tế thị trường, sản xuất cho ai phụ thuộc vào ai làm chủ quá trình sản xuất, ai tổ chức quá trình sản xuất và thơng thường những cá nhân đó sẽ là những người hưởng lợi dựa vào những gì cá nhân cung cấp cho thị trường thì họ sẽ nhận lại được mức thu nhập tương ứng với sự đóng góp đó. Đây thực chất là vấn đề phân phối, và theo quy luật của thị trường tự do cạnh tranh, ai làm chủ q trình sản xuất người đó sẽ làm chủ q trình phân phối. Cho nên vấn đề cơng bằng khơng được bàn đến ở đây vì cơng bằng xã hội không làm tăng thu nhập hay lợi nhuận của các cá nhân.

Trong kinh tế công cộng, mục tiêu công bằng xã hội, phúc lợi xã hội là một sứ mệnh quan trọng của chính phủ, vì vậy các quyết định sản xuất, các chính sách kinh tế nhằm đạt được mục tiêu này. Quyết định sản xuất cho ai trong kinh tế công cộng hướng tới mang lại lợi ích cao nhất cho mọi thành viên trong xã hội, bất kể người đó là ai, có hồn cảnh như thế nào.

Như vậy đối tượng nghiên cứu của kinh tế công cộng là nghiên cứu hành vi của chính phủ hay khu vực cơng khi can thiệp vào nền kinh tế thị trường nhằm giải quyết các câu hỏi cơ bản của kinh tế học dưới giác độ lợi ích xã hội.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế công cộng: Phần 1 - PGS.TS. Phạm Thị Tuệ (Chủ biên) (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)