THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ VÀ PHÚC LỢI XÃ HỘ
2.2.1 Khái niệm hiệu quả Pareto
Nền kinh tế ở trạng thái cạnh tranh hoàn hảo, các cá nhân bị dẫn dắt bởi bàn tay vơ hình nhằm đạt lợi ích tối đa nên phúc lợi xã hội lớn nhất và sản xuất ở mức sản lượng hiệu quả.
Hiện nay, khi nói đến hiệu quả, các nhà kinh tế thường dùng khái niệm hiệu quả Pareto, mang tên nhà kinh tế - xã hội học người Italia Vilfredo Paredo (1848 - 1923). Đối với nền kinh tế, một sự phân bổ
nguồn lực được gọi là đạt hiệu quả Pareto nếu như khơng có cách nào phân bổ lại các nguồn lực để làm cho ít nhất một người được lợi hơn mà không phải làm thiệt hại đến bất kỳ ai khác. Khái niệm hiệu quả Pareto
thường được dùng như một tiêu chuẩn để đánh giá các cách phân bổ nguồn lực khác nhau. Nếu sự phân bổ chưa đạt hiệu quả Pareto có nghĩa là vẫn cịn sự “lãng phí” theo nghĩa cịn có thể cải thiện lợi ích cho người nào đó mà khơng thể làm giảm lợi ích của người khác.
Nếu các thị trường cạnh tranh đều đạt tới việc phân bổ nguồn lực hiệu quả thì khi đó nền kinh tế cũng sẽ hiệu quả và khơng ai có thể lợi
hơn mà không phải gây thiệt hại cho bất kỳ ai khác. Chúng ta có thể biểu diễn điều đó bằng cách sử dụng đường giới hạn khả năng thoả dụng (UPF: Utility Possibility Frontier). Lưu ý khái niệm thoả dụng, phản ánh lợi ích, sự thoả mãn hay hài lòng của các cá nhân nhận được, còn được gọi là phúc lợi cá nhân. Như vậy, đường UPF cho biết giới hạn của độ thoả dụng, sự thoả mãn hay phúc lợi xã hội mà nền kinh tế có thể đạt được. Khái niệm về đường UPF rất gần với đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF: Production Possibility Frontier). Nếu đường giới hạn khả năng sản xuất chỉ ra mức hiệu quả của nền kinh tế vì nó phản ánh mức sản lượng cao nhất mà nền kinh tế có thể đạt tới từ các yếu tố đầu vào khan hiếm sẵn có thì đường giới hạn khả năng thoả dụng cũng phản ánh mức độ thoả mãn lớn nhất mà các cá nhân trong nền kinh tế có thể đạt tới trong điều kiện nguồn lực của nền kinh tế xác định.
Xét một nền kinh tế đơn giản với hai cá nhân X và Y, đường giới hạn khả năng thoả dụng cho biết sự kết hợp mức độ thoả mãn, hay hài lòng của mỗi cá nhân (phúc lợi của mỗi cá nhân) trong nền kinh tế, tất cả mọi
điểm nằm trên đường UPF đều đạt hiệu quả Pareto vì khơng thể có cách phân bổ nào có thể làm tăng phúc lợi cho X mà không làm giảm phúc lợi của Y. Nếu di chuyển từ điểm B đến điểm C thì phúc lợi của Y tăng nhưng phúc lợi của X lại giảm. Điểm A nằm trong đường UPF là điểm không hiệu quả.
Giả sử nền kinh tế phân bổ nguồn lực chưa đạt hiệu quả Pareto (tại điểm A), phúc lợi xã hội sẽ bị tổn thất và có thể có cách phân bổ khác để cải thiện tình trạng này. Do đó, bên cạnh khái niệm hiệu quả Pareto, một khái niệm khác cũng được đề cập là hoàn thiện Pareto: một cách phân
bổ lại nguồn lực làm cho ít nhất một người được lợi hơn mà không làm
thiệt hại đến bất kỳ ai khác thì cách phân bổ nguồn lực đó là hồn thiện Pareto so với cách phân bổ ban đầu.
Trên đồ thị, di chuyển từ điểm A đến D phản ánh phân bổ nguồn lực theo hướng hồn thiện Pareto, độ thoả mãn, hài lịng hay phúc lợi của hai cá nhân trong nền kinh tế đều tăng lên. Hiệu quả và hồn thiện Pareto có quan hệ chặt chẽ với nhau. Một sự phân bổ chưa hiệu quả theo nghĩa có một hoặc nhiều người được lợi nhưng có ai đó bị thiệt thì có thể hồn thiện nó bằng cách phân bổ lại nguồn lực giữa các bên.