- Pháo hoa, hải đăng, quốc phòng
b. Đối với hàng hóa cơng cộng có thể tắc nghẽn
3.1.4. Hàng hoá khuyến dụng và phi khuyến dụng
Bên cạnh hàng hóa cơng cộng là lý do mà thị trường thất bại trong việc cung cấp và đòi hỏi sự can thiệp của Chính phủ thì việc các cá nhân tiêu dùng những loại hàng hóa khơng vì mục tiêu tốt nhất của mình cũng là lý do khiến Chính phủ phải có biện pháp can thiệp.
Các cá nhân trong xã hội vẫn có thể có những quyết định tồi do không ý thức được đầy đủ lợi ích hay tác hại của việc tiêu dùng một hàng hóa dịch vụ nào đó. Ai cũng biết đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông trên phương tiện xe máy sẽ giảm bớt được thương vong khi tai nạn xảy ra nhưng rất nhiều người vẫn không đội hoặc đội một cách chống chế; hay việc thắt dây an tồn khi điều khiển ơ tơ sẽ tăng khả năng sống
sót khi gặp tai nạn nhưng vẫn khơng sử dụng. Được giáo dục, có kiến thức sẽ có tương lai tươi sáng hơn nhưng nhiều gia đình khơng cho trẻ đến trường mà buộc các em phải ở nhà lao động vì lý do khơng đủ ăn. Với những hàng hóa dịch vụ như vậy, Chính phủ thấy rằng cần bắt buộc mọi người phải sử dụng vì lợi ích khơng chỉ cho cá nhân họ mà cịn cho xã hội, những hàng hóa dịch vụ đó được gọi là hàng hóa khuyến dụng.
Ngược lại, những hàng hóa dịch vụ mà việc tiêu dùng chúng có hại cho cá nhân và xã hội nhưng họ khơng tự nguyện từ bỏ, khiến Chính phủ phải có biện pháp khơng khuyến khích hoặc cấm sử dụng được gọi là
hàng hóa phi khuyến dụng. Ví dụ, ai cũng biết hút thuốc lá, uống rượu có
hại cho sức khỏe nhưng vẫn sử dụng; chơi cờ bạc hay sử dụng ma túy là không tốt cho sức khỏe nhưng vẫn khơng từ bỏ. Chính vì những hành động chỉ vì ý thích, lợi ích trước mắt mà làm hại đến bản thân, gia đình và xã hội nên Chính phủ đã có những biện pháp can thiệp mạnh để hạn chế và ngăn chặn việc việc sử dụng như: cấm hút thuốc lá nơi công cộng, đánh thuế các mặt hàng này với mức thuế suất cao; cấm tụ tập chơi cờ bạc, cấm sản xuất, vận chuyển, tàng trữ hay sử dụng ma túy...
3.2. Ngoại ứng
3.2.1. Khái niệm và đặc điểm
3.2.1.1. Khái niệm ngoại ứng
Những yếu tố ngoại ứng xuất hiện rất nhiều xung quanh cuộc sống của chúng ta. Khi hành động của một đối tượng có ảnh hưởng trực tiếp đến phúc lợi của một đối tượng khác nhưng những ảnh hưởng đó khơng được phản ánh trong giá cả thị trường thì ảnh hưởng đó được gọi là
ngoại ứng.
Ngoại ứng được chia ra làm hai loại: ngoại ứng tiêu cực và ngoại ứng tích cực. Cơ sở để phân biệt là lợi ích hay tác hại (chi phí) mà hành động của một đối tượng nào đó mang lại cho một đối tượng khác khơng tham gia giao dịch trên thị trường (ngồi người mua và người bán) nhưng không được phản ánh trong giá cả. Nếu ngoại ứng đem lại lợi ích cho đối tượng khác thì đó là ngoại ứng tích cực, cịn nếu ngoại ứng gây ra chi phí cho đối tượng khác thì đó là ngoại ứng tiêu cực.
Hành động trồng hoa được coi là một ngoại ứng tích cực bởi khi tơi trồng một vườn hoa đẹp trước cửa nhà mình, người hàng xóm của tơi có
thể được lợi là ngắm nhìn và nhà anh ta cũng đẹp lây mà anh ta không phải trả một khoản tiền nào cho tôi cả.
Trường hợp gây ô nhiễm môi trường của các doanh nghiệp sản xuất là ví dụ điển hình của ngoại ứng tiêu cực: Trong quá trình sản xuất, doanh nghiệp đã xả chất thải xuống sông, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân sống xung quanh, làm giảm lợi nhuận thu được từ hoạt động khai thác cá mà không phải đền bù, do đó những chi phí mà người dân phải gánh chịu khơng hề được tính tốn đến trong giá thành sản phẩm của doanh nghiệp.
3.2.1.2. Đặc điểm của ngoại ứng
Tất cả ngoại ứng (cả tiêu cực và tích cực) đều mang những đặc điểm sau:
Thứ nhất, ngoại ứng có thể do cả hoạt động sản xuất và tiêu dùng gây
ra. Ví dụ về doanh nghiệp gây ô nhiễm ở trên là ngoại ứng tiêu cực do hoạt động sản xuất, còn hành vi hút thuốc lá của một cá nhân là ngoại ứng tiêu cực do hoạt động tiêu dùng. Trồng hoa là ngoại ứng tích cực do hoạt động sản xuất, trong khi việc tiêm chủng phòng dịch bệnh là một ngoại ứng tích cực do hoạt động tiêu dùng.
Thứ hai, sự phân biệt giữa tính tiêu cực và tích cực của ngoại ứng chỉ
là tương đối. Để xác định một ngoại ứng có tính chất gì phụ thuộc vào đối tượng chịu ảnh hưởng của ngoại ứng. Ví dụ hoạt động trồng hoa là một ngoại ứng tích cực như đã phân tích ở trên. Nhưng nếu như cây hoa được trồng có mùi hương rất nồng và người hàng xóm bên cạnh lại bị dị ứng với mùi hương đó thì đây lại là một ngoại ứng tiêu cực.
Thứ ba, việc xác định đối tượng gây ra ngoại ứng chỉ mang tính chất
tương đối. Trong ví dụ về doanh nghiệp xả chất thải ở trên, ngoại ứng khơng chỉ nhìn dưới góc độ doanh nghiệp gây thiệt hại cho người dân, mà có thể phân tích dưới góc độ việc ni cá ở sơng của người dân đã làm thu hẹp phạm vi hoạt động của doanh nghiệp, vì vậy, ta cũng có thể xác định rằng người dân là đối tượng gây ra ngoại ứng.
Thứ tư, tất cả mọi ngoại ứng đều phi hiệu quả, hay khi xuất hiện ngoại ứng, phúc lợi xã hội sẽ bị tổn thất. Nguyên nhân là do chi phí hoặc lợi ích biên tư nhân khác với chi phí hoặc lợi ích biên xã hội nên mức sản lượng tư nhân cung cấp trên thị trường không trùng với mức sản lượng hiệu quả xã hội.