Thị trường cạnh tranh

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế công cộng: Phần 1 - PGS.TS. Phạm Thị Tuệ (Chủ biên) (Trang 32 - 34)

THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ VÀ PHÚC LỢI XÃ HỘ

2.1.1 Thị trường cạnh tranh

Thị trường cạnh tranh là thị trường mà trong đó có rất nhiều người

sản xuất cạnh tranh với nhau để đáp ứng mong muốn và nhu cầu của số lượng lớn người tiêu dùng. Trong một thị trường cạnh tranh, khơng có nhà sản xuất đơn lẻ hoặc nhóm nhà sản xuất và khơng có người tiêu dùng duy nhất hoặc nhóm người tiêu dùng nào có khả năng điều khiển cách thị trường hoạt động. Họ cũng không thể tự mình xác định giá của hàng hóa, dịch vụ và tổng khối lượng hàng hóa sẽ được trao đổi.

Trong thị trường cạnh tranh, theo lý thuyết “bàn tay vơ hình” của A. Smith, bàn tay vơ hình đã thúc đẩy các cá nhân tìm kiếm lợi ích của cá nhân mình, thơng qua thị trường mà cá nhân thoả mãn lợi ích, đồng thời làm cho nền kinh tế xã hội đạt hiệu quả.

Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, nơi diễn ra sự cạnh tranh của nhiều người mua và nhiều người bán. Mỗi mức giá của sản phẩm đầu vào cũng như đầu ra đều được điều chỉnh linh hoạt để đảm bảo ln có cân bằng cung cầu. Doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, người tiêu dùng theo đuổi mục tiêu tối đa hố lợi ích. Hơn nữa, nền kinh tế

khơng có độc quyền, mỗi hàng hoá được sản xuất ra trong điều kiện lợi thế khơng đổi theo quy mơ, khơng có các rào cản cho việc gia nhập và từ bỏ bất cứ ngành sản xuất nào. Một thị trường như vậy sẽ là nơi mà bàn tay vơ hình của A. Smith có thể thống trị mà khơng gặp phải bất cứ trở ngại nào từ các ảnh hưởng ngoại sinh hay từ sự cạnh tranh khơng hồn hảo.

Khi đó, đường cầu thị trường biểu diễn lợi ích biên của sản phẩm đối với người mua, đường cung thị trường biểu diễn chi phí biên để sản xuất ra sản phẩm của người bán. Trong thị trường cạnh tranh, cá nhân người mua và người bán không quyết định giá bán hàng hoá trên thị trường mà sẽ mua bán hàng hoá theo mức giá định sẵn trên thị trường. Người mua sẽ lựa chọn số lượng hàng hoá muốn mua khi cân nhắc giá thị trường của hàng hoá với lợi ích biên của hàng hố mà họ nhận được. Người bán cũng sẽ bán hàng hoá khi so sánh giá bán hàng hố trên thị trường với chi phí biên sản xuất ra hàng hoá. Nhờ cơ chế thị trường mà giá cả hàng hóa được xác định tại điểm cân bằng của thị trường, thơng qua tín hiệu giá cả mà nhà sản xuất và người tiêu dùng điều chỉnh hành vi của mình. Người sản xuất sẽ căn cứ vào doanh thu biên và chi phí biên để sản xuất nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Người tiêu dùng căn cứ vào thu nhập, vào giá cả hàng hóa và độ thỏa dụng biên để tối đa hóa lợi ích của cá nhân. Do vậy tại điểm E, điểm cân bằng, lượng cung hàng hoá bằng lượng cầu hàng hoá, giá hàng hoá mà người mua muốn mua bằng với giá hàng hoá mà người bán muốn bán.

Điểm E, điểm cân bằng được gọi là điểm hiệu quả của thị trường vì tại E ta có cung hàng hố bằng cầu hàng hố, lợi ích biên bằng chi phí biên, người mua đạt lợi ích tối đa khi mua hàng hoá, người bán cũng đạt lợi nhuận tối đa khi bán hàng hoá.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế công cộng: Phần 1 - PGS.TS. Phạm Thị Tuệ (Chủ biên) (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)