- Pháo hoa, hải đăng, quốc phòng
b. Trợ cấp hiệu chỉnh
3.2.3. Ngoại ứng tích cực
3.2.3.1. Tính phi hiệu quả của ngoại ứng tích cực
Xét ví dụ về hoạt động trồng hoa của gia đình A. Với mục đích làm đẹp cho nhà mình, A sẽ trồng số cây hoa ở mức tối ưu Q0, tại điểm thỏa mãn điều kiện MPB=MC. Trong đó, MPB (lợi ích tư nhân biên) là lợi ích tăng thêm của A khi anh ta trồng thêm một cây hoa, MC là chi phí mà A phải bỏ ra thêm để trồng một cây hoa.
Tuy nhiên, việc trồng hoa khơng chỉ làm đẹp cho nhà A mà nó cịn làm đẹp cho nhà hàng xóm B bên cạnh. Lợi ích mà B nhận thêm được khi A trồng thêm một cây hoa được thể hiện trên đường MEB (lợi ích ngoại ứng biên). Do đó, lợi ích mà cả xã hội nhận thêm được khi A trồng
thêm một cây hoa làm đẹp cho nhà mình là MSB, gồm có 2 thành phần là MPB và MEB. Theo đó, mức sản lượng hiệu quả xã hội (Q*) được xác định tại điểm thỏa mãn điều kiện MSB=MC. Kết quả là tư nhân đã cung cấp mức sản lượng quá ít so với mức sản lượng hiệu quả xã hội.
Do A chỉ trồng hoa ở mức sản lượng Q0, đem lại phúc lợi cho xã hội là S0MEF, còn nếu A trồng nhiều hoa hơn, ở mức sản lượng hiệu quả xã hội Q* thì phúc lợi xã hội đạt tối đa là S0MN. Vì vậy, việc A trồng hoa quá ít đã gây ra tổn thất phúc lợi xã hội là SNEF.
3.2.3.2. Giải pháp của Chính phủ
Hộ gia đình A cung cấp mức sản lượng quá ít đã gây tổn thất phúc lợi xã hội do lợi ích tư nhân biên khác lợi ích xã hội biên. Họ tạo ra một khoản lợi ích khác cho xã hội mà không nhận được sự chi trả nào. Vì vậy, Chính phủ có sự cần hỗ trợ để họ nhận được đúng những lợi ích mà họ tạo ra và qua đó, cung cấp mức sản lượng tối ưu cho xã hội.
Cách thông dụng nhất là tiến hành trợ cấp, khi Chính phủ trợ cấp s trên mỗi đơn vị sản lượng hàng hóa, đường MPB của tư nhân sẽ dịch chuyển song song lên phía trên và đi qua điểm N để đảm bảo sao cho sau khi nhận được khoản trợ cấp, họ tự xác định mức sản lượng cung ứng hiệu quả là Q*. Do đó, đường MPB sẽ dịch chuyển tới vị trí đường MPB’ (=MPB+s). Khi đó, mức trợ cấp s = NK hay chính là lợi ích ngoại ứng biên tại mức sản lượng hiệu quả xã hội (MEBQ*) và toàn bộ số tiền trợ cấp là SNKGH.
3.3. Độc quyền
Độc quyền tồn tại ở nhiều hình thức khác nhau như: độc quyền bán hay độc quyền mua, độc quyền nhóm hay cạnh tranh độc quyền. Trong khuôn khổ môn học này, chúng ta sẽ đề cập tới thị trường độc quyền bán và chia ra làm 2 loại: độc quyền thường và độc quyền tự nhiên.