Độc quyền tự nhiên

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế công cộng: Phần 1 - PGS.TS. Phạm Thị Tuệ (Chủ biên) (Trang 85 - 88)

- Pháo hoa, hải đăng, quốc phòng

b. Trợ cấp hiệu chỉnh

3.3.2. Độc quyền tự nhiên

3.3.2.1.Khái niệm độc quyền tự nhiên

Độc quyền tự nhiên là tình trạng trong đó các yếu tố hàm chứa trong q trình sản xuất đã cho phép hãng có thể liên tục giảm chi phí sản xuất khi quy mơ sản xuất mở rộng, do đó đã dẫn đến cách tổ chức sản xuất hiệu quả nhất là chỉ thông qua một hãng duy nhất.

Một cách hiểu khác: độc quyền tự nhiên là tình trạng một ngành kinh tế có chi phí cố định đầu tư để sản xuất ra sản phẩm lớn, do vậy tạo được lợi thế theo quy mơ. Do đó sẽ khơng có hiệu quả nếu có doanh nghiệp thứ hai tham gia sản xuất và cạnh tranh. Trong độc quyền tự nhiên, sản xuất quy mô nhỏ là không hiệu quả.

Do vậy, đặc điểm của độc quyền tự nhiên là các doanh nghiệp có tính kinh tế theo quy mơ. Khi sản lượng tăng, chi phí trung bình và chi phí biên càng giảm do chi phí cố định lớn. Độc quyền tự nhiên thường xuất hiện trong những ngành dịch vụ công như: cấp nước, điện, điện thoại, đường sắt.

3.3.2.1. Sự phi hiệu quả của độc quyền tự nhiên

Khác với độc quyền thường, đường chi phí biên của doanh nghiệp độc quyền tự nhiên có xu hướng dốc xuống, thể hiện chi phí giảm dần theo quy mơ. Đồng thời, khi đường chi phí biên đi xuống thì đường chi phí trung bình (AC) cũng đi xuống và nằm phía trên đường MC.

Nếu thị trường là cạnh tranh hoàn hảo, mức sản lượng hiệu quả xã hội là Q* và mức giá tối ưu là P* được xác định từ điểm E thỏa mãn điều kiện MB=MC. Tại đó, phúc lợi xã hội lớn nhất đạt được là SHKE.

Tuy nhiên, độc quyền tự nhiên chỉ cung cấp mức sản lượng Q0 với mức giá bán là P0 được xác định từ điểm I thỏa mãn điều kiện MR=MC nhằm thu lợi nhuận siêu ngạch. Khi đó, phúc lợi xã hội thực tế đạt được là SHKIA. Do đó, độc quyền tự nhiên đã gây ra tổn thất phúc lợi xã hội là SAIE.

3.3.2.2. Giải pháp của Chính phủ

Tương tự như thị trường độc quyền thường, nhằm khắc phục tổn thất phúc lợi do độc quyền tự nhiên gây ra, biện pháp phổ biến được áp dụng là tiến hành kiểm sốt giá thơng qua mức giá. Về cơ bản, mức giá tốt nhất phải là P*, giả sử Chính phủ không gặp phải bất kỳ một hạn chế nào khi đưa ra mức giá trần thì nhà độc quyền cũng sẽ khơng thực hiện chính sách này bởi mức giá P* đang thấp hơn chi phí trung bình để sản xuất ra một đơn vị sản lượng hàng hóa (P’), khi đó, hãng sẽ bị lỗ (SEFP’P*).

Vì vậy, để điều tiết độc quyền tự nhiên mà không phải bù lỗ, Chính phủ cần xác định lại mức giá bán. Có nhiều cách khác nhau:

Thứ nhất, định giá bằng chi phí trung bình. Vì độc quyền bị lỗ khi áp

dụng giá P* quá thấp so với chi phí trung bình nên với mục đích điều tiết độc quyền nhưng khơng bù lỗ, Chính phủ đưa ra mức giá bằng với chi phí trung bình. Tuy nhiên, giải pháp này khiến độc quyền chỉ giảm giá từ P0 xuống P1 và cung cấp mức sản lượng Q1 (xác định từ điểm cân bằng B). Do mức sản lượng Q1 chưa phải mức sản lượng hiệu quả nên xã hội vẫn còn tồn tại tổn thất phúc lợi (SEBJ).

Thứ hai, định giá bằng chi phí biên cộng với một khoản trợ cấp, nhằm buộc độc quyền cung cấp mức sản lượng Q*, Chính phủ đặt giá P=MC=P* rồi bù đắp phần lỗ trên mỗi đơn vị hàng hóa của hãng độc quyền. Chính sách này sẽ gặp phải vấn đề trên thực tế là chính phủ bằng cách nào có khoản trợ cấp này? Để bù đắp cho phần thiếu hụt đó, chính phủ thường sử dụng thuế khoán. Thuế khoán là loại thuế đánh đại trà vào tất cả mọi người và khơng ai có thể thay đổi hành vi của mình để giảm bớt gánh nặng thuế phải nộp. Tuy nhiên, thuế khốn khơng phân biệt người tiêu dùng sản phẩm với người không tiêu dùng sản phẩm nên không công bằng. Nếu chỉ đánh thuế những người tiêu dùng sản phẩm thơi thì giải quyết tình trạng khơng cơng bằng ở trên nhưng lại nảy ra vấn đề mới là tất cả những loại thuế có phân biệt đối tượng như vậy đều gây sự khơng hiệu quả và tốn kém, có thể lớn khơng kém gì sự phi hiệu quả mà chính phủ đang khắc phục. Do vậy, giải pháp này không khả thi.

Thứ ba, định giá hai phần. Định giá hai phần sẽ gồm một khoản phí

để được sử dụng dịch vụ của hãng độc quyền, cộng với mức giá bằng chi phí biên với mỗi đơn vị dịch vụ hàng hóa mà người tiêu dùng sử dụng.

Thực chất, mức phí này sẽ bù đắp khoản chênh lệch giữa MC và AC khi cung cấp sản lượng Q*.

Cách định giá hai phần dựa trên nguyên lý của cách định giá thứ hai ở trên, mức giá đưa ra gồm hai phần: một phần là khoản phí để được quyền sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp độc quyền (chính là để bù lỗ) và một phần là mức phí bằng chi phí biên với mỗi đơn vị sản phẩm sử dụng. Theo đó, thay vì tất cả mọi người trong xã hội phải chịu thuế để bù lỗ cho độc quyền thì với cách định giá hai phần, chỉ có những cá nhân tiêu dùng sản phẩm hàng hóa của độc quyền mới phải chịu phần bù lỗ này. Đây là cách định giá được áp dụng phổ biến trong thực tế hiện nay khi Chính phủ điều tiết các doanh nghiệp độc quyền tự nhiên.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế công cộng: Phần 1 - PGS.TS. Phạm Thị Tuệ (Chủ biên) (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)