Kinh tế học phúc lợ

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế công cộng: Phần 1 - PGS.TS. Phạm Thị Tuệ (Chủ biên) (Trang 38 - 39)

THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ VÀ PHÚC LỢI XÃ HỘ

2.3.1 Kinh tế học phúc lợ

Kinh tế học phúc lợi là một nhánh của lý thuyết kinh tế quan tâm đến sự mong muốn của xã hội đối với các trạng thái kinh tế khác nhau. Lý thuyết về kinh tế học phúc lợi được sử dụng để phân biệt các trường hợp trong đó thị trường được coi là hoạt động có hiệu quả với các trường hợp mà thị trường thất bại, không thể đưa ra được kết quả mong muốn.

Cả hai chuyên ngành kinh tế học phúc lợi và kinh tế học công cộng cùng nghiên cứu về phúc lợi (thể hiện qua hiệu quả kinh tế và công bằng trong phân phối thu nhập). Tuy nhiên, trong khi kinh tế học phúc lợi tập trung vào phúc lợi cá nhân, thì kinh tế học cơng cộng hướng nhiều hơn vào phúc lợi xã hội. Đơi khi, vì khơng muốn tách biệt phúc lợi cá nhân

với phúc lợi xã hội và phúc lợi cá nhân cũng là một mục tiêu nếu muốn làm phúc lợi xã hội tốt hơn nên kinh tế học phúc lợi cũng là một nội dung của kinh tế học công cộng.

Kinh tế học phúc lợi dùng các công cụ của kinh tế vi mô để phân tích sự hiệu quả trong phân bố nguồn lực cũng như phân phối thu nhập của nền kinh tế. Kinh tế học phúc lợi lấy phúc lợi kinh tế của mọi thành viên

trong xã hội làm đối tượng nghiên cứu. Kinh tế học phúc lợi luôn hướng tới việc tối đa hố lợi ích xã hội dựa trên nghiên cứu, phân tích hoạt động kinh tế của các cá nhân trong xã hội.

Trong nền kinh tế thị trường, kinh tế học phúc lợi quan tâm tới hai vấn đề:

Thứ nhất, thị trường tự nó có phân phối nguồn lực khan hiếm một cách hiệu quả hay khơng bởi vì chỉ khi thị trường phân phối nguồn lực hiệu quả, khi đó tổng sản lượng (hay chiếc bánh lợi ích) của nền kinh tế sẽ lớn nhất.

Thứ hai, nếu thị trường phân phối nguồn lực một cách hiệu quả thì sự phân phối thu nhập giữa các thành viên trong xã hội công bằng tới mức nào để phúc lợi xã hội là lớn nhất.

Như vậy, kinh tế học phúc lợi với mục tiêu tối đa hố lợi ích xã hội sẽ nghiên cứu cả hiệu quả xã hội (kích thước của chiếc bánh lợi ích) và cơng bằng xã hội (cách phân phối chiếc bánh).

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế công cộng: Phần 1 - PGS.TS. Phạm Thị Tuệ (Chủ biên) (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)