Kinh tế công cộng nghiên cứu và trả lời các câu hỏi:
- Khi nào chính phủ can thiệp vào nền kinh tế: thường thì có 2 lý do để chính phủ can thiệp vào nền kinh tế đó là thất bại thị trường và phân phối lại thu nhập. Thất bại thị trường đã ngăn cản các cá nhân trong nền kinh tế tối đa hố lợi ích, do đó nền kinh tế sẽ khơng hiệu quả. Phân phối
thu nhập không công bằng và phúc lợi xã hội khơng ở mức tối đa, khi đó chính phủ sẽ can thiệp vào nền kinh tế để nền kinh tế cơng bằng và hiệu quả hơn.
- Chính phủ can thiệp vào nền kinh tế bằng cách nào: các cách chính phủ can thiệp vào nền kinh tế là: (1) chính phủ sử dụng cơ chế giá để can thiệp thông qua công cụ thuế hoặc trợ cấp nhằm khuyến khích hoặc hạn chế tư nhân sản xuất hàng hố; (2) chính phủ trực tiếp sản xuất và cung ứng hàng hố; (3) chính phủ tài trợ cho tư nhân sản xuất và cung ứng hàng hoá trên thị trường. Kinh tế học cơng cộng sẽ phân tích các cách can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế trong từng trường hợp cụ thể của thất bại thị trường.
- Tác động của các can thiệp của chính phủ tới nền kinh tế: khi chính phủ can thiệp vào thị trường sẽ gây ra 2 loại tác động: tác động trực tiếp và tác động gián tiếp. Tác động trực tiếp là tác động xảy ra khi can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế dự đốn được ảnh hưởng và can thiệp đó khơng làm thay đổi hành vi của các cá nhân trong nền kinh tế. Tác động
gián tiếp là tác động xảy ra khi can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế
làm thay đổi hành vi của các tác nhân, ví dụ như nếu chính phủ tăng thuế thì sẽ ảnh hưởng như thế nào tới người tiêu dùng, tới doanh nghiệp và tới nền kinh tế. Kinh tế học công cộng sẽ phân tích và lựa chọn các can thiệp dựa vào những tác động của chúng tới nền kinh tế.
- Tại sao chính phủ lại lựa chọn cách can thiệp như vậy: vì các can thiệp của chính phủ vào nên kinh tế đều gây ra những tác động trực tiếp hoặc gián tiếp và nền kinh tế là tập hợp của hàng triệu cá nhân có sở thích khác nhau nên chính phủ mỗi nước sẽ lựa chọn cách can thiệp nào hạn chế thất bại thị trường và đáp ứng đa số mong muốn của dân chúng về công bằng xã hội.