Tính phi hiệu quả của thị trường do thông tin bất cân xứng

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế công cộng: Phần 1 - PGS.TS. Phạm Thị Tuệ (Chủ biên) (Trang 90 - 94)

- Pháo hoa, hải đăng, quốc phòng

c. Mức độ thường xuyên mua sắm

3.4.2. Tính phi hiệu quả của thị trường do thông tin bất cân xứng

Khi thông tin bất cân xứng xuất hiện, giao dịch trên thị trường sẽ xảy ra tình trạng tổn thất phúc lợi xã hội. Đồ thị dưới đây thể hiện tổn thất phúc lợi xã hội do thông tin không đối xứng gây ra trên thị trường bảo hiểm.

Nếu cơng ty bảo hiểm có thể phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro về tình trạng sức khỏe trong tương lai của họ và áp dụng mức phí bảo hiểm khác nhau một cách chính xác cho từng đối tượng thì thị trường bảo hiểm

sẽ hoạt động hiệu quả. Cụ thể, với nhóm khách hàng có độ rủi ro thấp, thị trường hiệu quả với mức sản lượng Q1 và mức phí P1; với nhóm khách hàng có độ rủi ro cao, thị trường hiệu quả với mức sản lượng Q2 và mức phí P2.

Tuy nhiên, công ty bảo hiểm gặp phải vấn đề bất cân xứng thông tin, không thể biết rõ về tình trạng sức khỏe của khách hàng như chính họ. Do đó, cơng ty bảo hiểm phải áp dụng mức phí đồng loạt giống nhau với mọi đối tượng khách hàng, dựa trên xác suất rủi ro trung bình. Vì vậy, mức phí áp dụng cao hơn mức phí dành cho nhóm khách hàng có độ rủi ro thấp và thấp hơn mức phí dành cho nhóm khách hàng có độ rủi ro cao.

Kết quả là lượng cung bảo hiểm đối với nhóm rủi ro thấp giảm và đối với nhóm rủi ro cao tăng so với mức hiệu quả. Cụ thể, công tỷ bảo hiểm ký hợp đồng với Q’1 khách hàng thuộc nhóm rủi ro thấp (nhỏ hơn mức sản lượng hiệu quả Q1), gây ra tổn thất phúc lợi xã hội là SABC và Q’2 khách hàng thuộc nhóm rủi ro cao (cao hơn mức sản lượng hiệu quả Q2), gây ra tổn thất phúc lợi xã hội là SDEF.

Như vậy, thông tin bất cân xứng làm thị trường cung cấp số lượng hàng hóa có thể nhiều hơn hoặc ít hơn so với mức tối ưu xã hội. Điều này

Hình 3.17: Tính phi hiệu quả của thị trường bảo hiểm do tình trạng thơng tin bất cân xứng

đã gây ra sự tổn thất về mặt phúc lợi. Vì vậy, cần có sự can thiệp của Chính phủ bên cạnh những biện pháp của tư nhân.

Khi thơng tin bất cân xứng xuất hiện, nó sẽ gây ra ba hậu quả nghiêm trọng.

Thứ nhất là sự lựa chọn ngược hay lựa chọn bất lợi.

Lựa chọn bất lợi là lựa chọn không ngẫu nhiên mà xuất phát từ việc che đậy thông tin của một bên trên thị trường và sự lựa chọn này sẽ gây bất lợi cho một bên khác đồng thời có thể làm một phân khúc thị trường trở nên rủi ro hoặc sụp đổ hồn tồn.

Đó là tình trạng cá nhân hay tổ chức phải đối mặt với sự lựa chọn trái ngược với mục đích ban đầu của mình. Quay trở lại với ví dụ về thị trường bảo hiểm nhân thọ, bất cân xứng thông tin xảy ra về phía người bán là cơng ty bảo hiểm. Mục đích ban đầu của cơng ty bảo hiểm là tìm tới những khách hàng có thu nhập và quan trọng là sức khỏe tốt. Nhưng do họ gặp phải vấn đề bất cân xứng thông tin, không biết được chính xác tình trạng sức khỏe của từng đối tượng khách hàng nên họ đưa ra mức phí hợp đồng bảo hiểm dựa trên tính tốn xác suất trung bình cho mọi đối tượng (rủi ro thấp và rủi ro cao). Điều này vơ hình chung đã loại bỏ những khách hàng có mức độ rủi ro thấp (hay tình trạng sức khỏe hiện tại tốt) ra khỏi danh sách sẽ ký hợp đồng. Lúc này, chỉ còn lại những đối tượng khách hàng có rủi ro cao (tình trạng sức khỏe hiện tại không tốt), và điều này rõ ràng trái ngược với mục đích ban đầu của cơng ty bảo hiểm. Qua ví dụ này, ta thấy rằng lựa chọn bất lợi là một hậu quả của thơng tin khơng đối xứng và nó xảy ra trước khi giao dịch trên thị trường được ký kết.

Thơng tin bất cân xứng có thể xảy ra trước khi tiến hành ký kết hợp đồng. Các bên tham gia giao dịch cố tình che đậy thơng tin, người mua khơng có thơng tin xác thực, đầy đủ và kịp thời nên trả giá thấp hơn giá trị đích thực của hàng hóa. Hậu quả là người bán cũng khơng cịn động lực để sản xuất hàng có giá trị và có xu hướng cung cấp những sản phẩm có chất lượng thấp hơn chất lượng trung bình trên thị trường.

Thứ hai là rủi ro đạo đức hay tâm lý ỷ lại.

Tâm lý ỷ lại thường xảy ra sau khi các bên đã ký kết hợp đồng (cam kết thực hiện giao dịch), khi đó một bên có hành động che đậy và bên kia khó lịng kiểm sốt và nếu muốn kiểm sốt thì cũng rất tốn kém chi phí.

Điều này dẫn tới tình trạng cá nhân hay tổ chức khơng có động cơ để cố gắng hay hành động một cách hợp lý giống như trước khi giao dịch xảy ra. Cộng thêm sự tách biệt về quyền lợi giữa hai bên đối tác nên bên này thường hành động khơng vì lợi ích của bên kia (mục tiêu của hai bên đối tác khơng giống nhau).

Ví dụ: trong trường hợp tín dụng ngân hàng, người cho vay (ngân hàng) không thực sự biết được người đi vay sử dụng tiền vay như thế nào, có thể người đi vay đầu tư vào các dự án rủi ro và khó lịng hồn trả được khoản vay, dẫn đến có rất nhiều doanh nghiệp không trả được nợ. Người mua bảo hiểm y tế sẽ đi khám bệnh nhiều hơn bình thường, dẫn đến các công ty bảo hiểm sẽ phải chi trả mức phí bảo hiểm thực tế lớn hơn kỳ vọng, do đó thị trường bảo hiểm sẽ không tồn tại. Khách hàng đã mua bảo hiểm thường có những hành xử nhiều rủi ro vì có nơi gánh chịu hậu quả: bảo hiểm cháy (sẽ trang bị dụng cụ phịng cháy kém hoặc ít kiểm tra định kỳ), bảo hiểm ơtơ (sẽ khơng có ý thức giữ xe như hay va quệt hoặc bảo dưỡng vì đã có bảo hiểm chi trả) ...

Hay tiếp tục ví dụ về thị trường bảo hiểm nhân thọ ở trên, chúng ta đã xác định rằng những khách hàng có rủi ro cao sẽ là đối tượng ký hợp đồng bảo hiểm, tuy nhiên, sau khi đã ký hợp đồng, việc chăm sóc giữ gìn sức khỏe của họ sẽ có sự lơ là hơn trước. Nói cách khác, họ xuất hiện tâm lý ỷ lại và đây là hậu quả của thông tin bất cân xứng nhưng xảy ra sau khi giao dịch được ký kết.

Thứ ba là vấn đề người ủy quyền - người thừa hành. Đây là tình trạng một bên (người uỷ quyền) tuyển dụng một bên khác (người thừa hành) để thực hiện một hay những mục tiêu nhất định. Có thể xem đây là một trường hợp đặc biệt vì nó bao gồm cả lựa chọn bất lợi và rủi ro đạo đức. Khi người ủy nhiệm giao quyền cho người thừa hành, họ sẽ không trực tiếp điều hành công việc, do đó họ sẽ nắm được ít thơng tin hơn người thừa hành - thông tin bất cân xứng xuất hiện. Tuy nhiên, người thừa hành có thể theo đuổi mục tiêu không giống với mục tiêu của người uỷ quyền, dẫn tới họ có những hành động khơng phục vụ lợi ích của người ủy quyền. Kết quả là vì có ít thơng tin hơn nên người ủy quyền khó cưỡng chế thi hành, đánh giá hay khuyến khích cơng việc đối với người thừa hành - lựa chọn bất lợi xảy ra. Mặt khác, lương của người thừa hành

thơng thường ít phụ thuộc vào những nỗ lực của họ để đạt được mục tiêu của người ủy quyền. Do đó, người thừa hành ít có động cơ để cố gắng đạt được mục đích này, xuất hiện rủi ro đạo đức. Vấn đề này xảy ra rất phổ biến trong mối quan hệ giữa người thuê lao động - người lao động, hội đồng quản trị - giám đốc, giám đốc - nhân viên...

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế công cộng: Phần 1 - PGS.TS. Phạm Thị Tuệ (Chủ biên) (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)