Giờ giả định rằng hamburger là hàng hóa cơng cộng Viết hàm lợ

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế công cộng: Phần 1 - PGS.TS. Phạm Thị Tuệ (Chủ biên) (Trang 98 - 100)

- Pháo hoa, hải đăng, quốc phòng

b/ Giờ giả định rằng hamburger là hàng hóa cơng cộng Viết hàm lợ

ích xã hội biên xã hội khi tiêu dùng hamburger.

2. Giả sử hàm chi phí biên sản xuất của một công ty là MC = 10 + 3Q. Việc sản xuất tạo ra chất thải, khiến cư dân thành thị trấn nơi nhà máy hoạt động phải gánh chịu chi phí tăng dần: hàm chi phí ngoại ứng biên khi sản xuất đơn vị sản phẩm thứ Q là 6Q. Chi phí tư nhân biên khi sản xuất đơn vị sản lượng thứ 10 bằng bao nhiêu? Tổng chi phí xã hội biên khi sản xuất đơn vị sản phẩm thứ 10 bằng bao nhiêu?

3. Ở nhà máy nhiệt điện, lợi ích biên của việc giảm thiểu ơ nhiễm là

MB =300 - 10Q, trong khi ở nhà máy cao su, hàm lợi ích biên của việc

giảm thiểu ô nhiễm là MB= 200 - 4Q. Giả sử chi phí biên của việc giảm thiểu ơ nhiễm cố định bằng $12 trên một đơn vị. Mức giảm thiểu ô nhiễm tối ưu đối với từng nhà máy là bao nhiêu?

- 4Q và chi phí tư nhân biên của việc sản xuất sản phẩm đó là P=MC= 6Q.

Hơn nữa, chi phí ngoại ứng biên của việc sản xuất sản phẩm là ME=2Q. Để giải quyết ngoại ứng này, chính phủ quyết định đánh thuế t trên mỗi đơn vị sản phẩm bán ra. Mức thuế t bằng bao nhiêu để đạt được điểm tối ưu xã hội?

5. Đường cầu về lưu lượng giao thơng trên một chiếc cầu giờ bình thường là QBT=40-2P, còn trong những giờ cao điểm là QCĐ=100-2P với Q là số lượt đi lại trên cầu (đơn vị tính là nghìn lượt) và P là mức phí qua cầu (tính bằng nghìn đồng/lượt). Cây cầu có cơng suất thiết kế là 50 nghìn lượt. Khi xảy ra tắc nghẽn, chi phí biên của việc sử dụng cây cầu bắt đầu tăng theo hàm số: MC=2(Q-50).

a/ Trong những giờ bình thường có nên thu phí qua cầu hay khơng? Tại sao?

b/ Nếu khơng thu phí thì tổn thất phúc lợi trong những giờ cao điểm là bao nhiêu?

c/ Trong những giờ cao điểm nếu có thu phí thì mức thu tối ưu là bao nhiêu? Để tiến hành thu phí, chi phí giao dịch phát sinh cho mỗi lượt đi lại trên cầu là 16 nghìn đồng, vậy có nên thu phí hay khơng? Tại sao?

d/Vẽ đồ thị minh họa?

6. Chi phí đầu vào để sản xuất thêm một đơn vị sản lượng của nhà máy xi măng như sau: Pxm = 140Qxm + 200. Khí độc mà nhà máy xả ra đã ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân sống xung quanh tăng theo hàm số: Qng = 0,3Qxm. Trong đó, Qng là số người chịu ảnh hưởng của khí độc với mỗi đơn vị xi măng được sản xuất thêm, phải mất chi phí khám chữa bệnh; Qxm là sản lượng xi măng mà nhà máy sản xuất, đơn vị nghìn tấn.

Biết rằng: Chi phí khám chữa bệnh là 200 đơn vị tiền tệ / 1 lần khám; Giá xi măng là 3000 đơn vị tiền tệ / 1nghìn tấn.

a/ Đây là ngoại ứng gì? Xác định thị trường và đối tượng chịu ảnh hưởng của ngoại ứng?

b/ Đứng trên quan điểm cá nhân, nhà máy sẽ sản xuất ở mức sản lượng nào, khi đó doanh thu của nhà máy là bao nhiêu? Nếu đứng trên quan điểm xã hội, nhà máy nên sản xuất bao nhiêu?

c/ Nếu khơng bị điều tiết thì sản xuất của nhà máy gây tổn thất như thế nào về phúc lợi xã hội?

d/ Để đạt được mức sản lượng hiệu quả xã hội thì Chính phủ có thể điều tiết bằng cơng cụ gì? Khi đó, Chính phủ được thêm (hoặc phải chi ra) bao nhiêu tiền?

e/ Vẽ đồ thị minh hoạ?

7. Có 2 thửa ruộng A và B: A trồng cà, B trồng dưa. Nếu A được phun thuốc sâu thì sản lượng cà ở đây tăng theo hàm số: Qcà = 44 - 2Qthuốc. Trong đó: Qcà là sản lượng cà tăng thêm khi phun thêm 1 đơn vị thuốc trừ sâu; Qthuốc là lượng thuốc trừ sâu được phun.

Tuy nhiên B cũng được hưởng lợi ích từ việc phun thuốc sâu của A. Do đó, sản lượng dưa của B cũng tăng theo hàm số: Qdưa = 22 - Qthuốc . Biết rằng giá cà là 10 đơn vị tiền tệ / tấn, giá dưa là 5 đơn vị tiền tệ / tấn, giá thuốc là 100 đơn vị tiền tệ / 1 đơn vị thuốc.

a/ Đây là ngoại ứng gì? Xác định thị trường và đối tượng chịu ảnh hưởng ngoại ứng?

b/ Xác định các hàm lợi ích biên và chi phí biên?

c/ Lượng thuốc trừ sâu hiệu quả mà chủ ruộng A sẽ phun trên quan điểm cá nhân là bao nhiêu? Nếu trên quan điểm xã hội thì anh ta nên phun bao nhiêu?

d/ Nếu chủ ruộng A chỉ quan tâm đến lợi ích của mình thì tổn thất phúc lợi xã hội trong trường hợp này là bao nhiêu?

E /Vẽ đồ thị minh hoạ?

8. Các nhà máy A và B mỗi nhà máy tạo ra 80 đơn vị ô nhiễm. Chính phủ liên bang muốn giảm mức độ ơ nhiễm. Các chi phí biên tương ứng với việc giảm thiểu ô nhiễm đối với nhà máy A và B lần lượt là MCA =50 +

3QA và MCB = 20+ 6QB với QA và QB lần lượt là lượng ô nhiễm được cắt giảm bởi từng công ty. Lợi ích xã hội biên của việc cắt giảm ơ nhiễm là

MB = 590 - 3QT, trong đó QT là tổng mức ô nhiễm được cắt giảm.

a) Mức cắt giảm ô nhiễm tối ưu xã hội của từng nhà máy là bao nhiêu? b) Tổng mức ô nhiễm tối ưu xã hội bằng bao nhiêu?

c) Mức hiệu quả xã hội có thể đạt được bằng cách sử dụng thuế ô nhiễm hay không?

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế công cộng: Phần 1 - PGS.TS. Phạm Thị Tuệ (Chủ biên) (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)