Cung cấp công cộng hàng hóa cá nhân

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế công cộng: Phần 1 - PGS.TS. Phạm Thị Tuệ (Chủ biên) (Trang 70 - 73)

- Pháo hoa, hải đăng, quốc phòng

b. Đối với hàng hóa cơng cộng có thể tắc nghẽn

3.1.3. Cung cấp công cộng hàng hóa cá nhân

3.1.3.1. Lý do cung cấp cơng cộng hàng hóa cá nhân

Thơng thường, hàng hóa cá nhân được cung cấp cá nhân theo cơ chế thị trường, tuy nhiên, trong một số trường hợp, hàng hóa cá nhân lại được cung cấp cơng cộng.

Thứ nhất, hàng hóa cá nhân được cung cấp miễn phí vì mục đích từ thiện, nhân đạo. Những hàng hóa thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày như: lương thực, thực phẩm, thuốc men... được cung cấp miễn phí cho những đối tượng yếu thế trong xã hội bởi họ khơng có khả năng chi trả nếu tiến hành cung cấp cá nhân. Ngồi ra, hàng hóa cá nhân cịn được cung cấp cơng cộng trong những tình huống bất khả kháng như: thiên tai, lũ lụt...

Thứ hai, khi chi phí của việc cung cấp cá nhân quá tốn kém so với chi phí sản xuất thì hàng hóa đó có thể được cung cấp miễn phí. Ví dụ, nước sạch khi được cung cấp cá nhân sẽ phát sinh các khoản chi phí lớn như: đường ống dẫn, đồng hồ đo lưu lượng nước..., thậm chí những khoản chi phí này lớn hơn rất nhiều so với chi phí sản xuất nước. Do đó, trong một số trường hợp, nước sạch đã được cung cấp miễn phí cho người dân.

Thứ ba, có một số hàng hoá, dịch vụ cơ bản cần phải đến được với mọi người dân trong xã hội bất kể thu nhập của họ bao nhiêu như y tế, giáo dục ở mức tối thiểu hoặc như nước sạch, năng lượng, vệ sinh. Số lượng hàng hoá, dịch vụ cơ bản này được cung cấp là bao nhiêu phụ thuộc từng nước, nhưng chắc chắn sẽ có một lượng hàng hố cá nhân được cung cấp miễn phí hoặc với mức phí thấp.

3.1.3.2. Tổn thất phúc lợi xã hội do cung cấp công cộng hàng hóa cá nhân

Nếu một hàng hóa cá nhân được cung cấp cộng cộng thì chắc chắn sẽ có sự tiêu dùng quá mức, vì các cá nhân khơng phải trả tiền cho hàng hố nên họ sẽ địi hỏi hàng hố đó cho tới khi lợi ích biên mà họ nhận được

từ hàng hoá là bằng 0, mặc dù chi phí biên để sản xuất ra hàng hố là một con số thực.

Hình 3.8 cho chúng ta thấy tổn thất PLXH đối với cung cấp cơng cộng hai loại hàng hố có đường cầu khác nhau, đường cung S xác định mức tiêu thụ hiệu quả của cả hai thị trường, đó là nơi cân bằng cung cầu, tại Q*. Nhưng vì cả hai hàng hố đều cung cấp miễn phí nên các cá nhân

sẽ có cầu tiêu dùng là tối đa, vì vậy mức tiêu thụ của thị trường là Qm, khi đó có hiện tượng tiêu dùng quá mức, gây ra tổn thất phúc lợi xã hội. Đối với một số hàng hố như nước sạch (hình a), thì các cá nhân có thể nhanh chóng đạt tới mức thoả mãn thì tổn thất phúc lợi xã hội gây ra do tiêu dùng quá mức nước sạch là không quá lớn. Đối với những hàng hoá khác, như nhu cầu đối với một số dịch vụ y tế (hình b), tổn thất phúc lợi xã hội do tiêu dùng quá mức là rất lớn.

3.1.3.3. Giải pháp khắc phục tổn thất

Hai giải pháp phổ biến được áp dụng để hạn chế việc tiêu dùng quá mức hàng hóa cá nhân khi được cung cấp công cộng là định suất đồng đều và xếp hàng.

Định suất đồng đều là hình thức cung cấp một lượng hàng hóa như

nhau cho tất cả mọi người mà không căn cứ vào cầu cụ thể của họ. Đồ

thị Hình 3.9 vẽ đường cầu của 2 cá nhân khác nhau, một người có nhu cầu cao về nước sạch, muốn sử dụng mức sản lượng là Q2, ngược lại người kia có nhu cầu thấp, muốn sử dụng mức sản lượng Q1.

Khi chính phủ cung cấp một lượng như nhau, Q* cho tất cả mọi người (định suất đồng đều), tại mức sản lượng này thì người có nhu cầu cao sẽ sử

Hình 3.9: Tổn thất PLXH của cung cấp theo định suất đồng đều

dụng ít hơn so với mức họ mong muốn. Ngược lại, người có nhu cầu thấp sẽ sử dụng lớn hơn mức họ mong muốn. Do đó, giải pháp định suất đồng đều khắc phục được tổn thất do thị trường tiêu dùng quá mức nhưng lại

gây ra tổn thất do tiêu dùng quá ít hoặc quá nhiều đối với từng cá nhân (diện tích phần gạch chéo trong đồ thị).

Mặc dù vậy, giải pháp này có ưu điểm là dễ thực hiện bởi chỉ cần đưa ra một định mức cụ thể và áp dụng cho tất cả các cá nhân. Trong ví dụ về nước sạch nói trên, điều này có nghĩa là các cá nhân được sử dụng nước miễn phí nhưng khơng phải muốn sử dụng bao nhiêu cũng được mà có một giới hạn, hay chính là hình thức khốn sử dụng.

Xếp hàng là giải pháp thực hiện nguyên tắc ai đến trước được phục vụ trước hay buộc các cá nhân phải trả giá cho hàng hóa được cung cấp miễn phí bằng thời gian chờ đợi. Giải pháp này thường được áp dụng trong trường hợp cung cấp cơng cộng hàng hóa cá nhân vì mục đích từ thiện, nhân đạo; giúp hạn chế tình trạng người này được hỗ trợ quá nhiều trong khi người khác không được hỗ trợ. Người ta lập luận rằng xếp hàng là biện pháp hữu hiệu để phân biệt những người thực sự cần (những người sẵn sàng xếp hàng) với những người có nhu cầu ít hơn, vì thế xếp hàng giúp loại bỏ những cá nhân khơng có nhu cầu thực sự về hàng hóa được cung cấp cơng cộng, qua đó hỗ trợ tốt hơn cho các đối tượng thực sự cần nhưng xếp hàng không phải là biện pháp xác định chính xác ai là người thực sự cần hàng hố và nó cịn gây ra tình trạng lãng phí thời gian, nên đây cũng là giải pháp không hiệu quả.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế công cộng: Phần 1 - PGS.TS. Phạm Thị Tuệ (Chủ biên) (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)