Các giải pháp khắc phục tổn thất phúc lợi do thông tin bất cân xứng

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế công cộng: Phần 1 - PGS.TS. Phạm Thị Tuệ (Chủ biên) (Trang 94 - 98)

- Pháo hoa, hải đăng, quốc phòng

c. Mức độ thường xuyên mua sắm

3.4.3. Các giải pháp khắc phục tổn thất phúc lợi do thông tin bất cân xứng

cân xứng

Lựa chọn ngược và tâm lý ỷ lại là hậu quả của thông tin bất cân xứng. Vậy giải pháp chính là những cách thức khác nhau làm giảm đi sự bất cân xứng về thông tin giữa các bên khi tham gia giao dịch, các giải pháp có thể là giải pháp tư nhân và giải pháp của chính phủ.

Để khắc phục tổn thất phúc lợi do tình trạng bất cân xứng thơng tin gây ra, biện pháp đơn giản là làm thế nào để các cá nhân trong giao dịch trên thị trường có được thơng tin như nhau về đặc tính của sản phẩm hàng hóa. Trong khi đó, đa số các trường hợp thông tin bất cân xứng xảy ra về phía người mua. Do đó, trước khi có sự can thiệp của Chính phủ, các nhà sản xuất (bên bán) cũng có những giải pháp của riêng mình để đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm của mình tới người mua.

3.4.3.1. Các giải pháp tư nhân

Thơng qua cơ chế phát tín hiệu (signaling), bên có nhiều thơng tin có thể phát tín hiệu đến những bên ít thơng tin một cách trung thực và tin cậy. Đây là biện pháp khắc phục tình trạng thơng tin bất cân xứng.

- Phát tín hiệu trong thị trường hàng hóa được thể hiện bằng việc xây dựng thương hiệu trong dài hạn. Thương hiệu đi kèm các chế độ hậu mãi và quảng cáo nhằm làm giảm vấn đề lựa chọn bất lợi trong thơng tin bất cân xứng.

- Phát tín hiệu trong thị trường lao động được thực hiện bằng cách người xin việc có được bằng cấp đáng tin cậy, thư giới thiệu của những cá nhân có uy tín; người tuyển dụng thông qua phỏng vấn, thử việc để giảm đi những hạn chế của thơng tin.

- Phát tín hiệu trên thị trường tín dụng: bên cho vay căn cứ vào báo cáo khả năng trả được các khoản nợ vay trong quá khứ hoặc uy tín của doanh nghiệp trên thương trường. Tuy nhiên, người đi vay cần phát tín hiệu chứng minh hiệu quả tài chính của dự án đầu tư hoặc chứng minh

năng lực tài chính của doanh nghiệp. Bên cho vay cũng cần thẩm định dự án, thẩm định năng lực tài chính, tài sản thế chấp cũng như lịch sử tín dụng của bên đi vay.

Để phát tín hiệu thành công, bên bán thường sử dụng các biện pháp:

Thứ nhất là quảng cáo. Đây là biện pháp không thể thiếu để doanh nghiệp đưa các thông tin về đặc tính sản phẩm hàng hóa của mình tới người tiêu dùng, đặc biệt là những sản phẩm mới lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường. Thông qua hoạt động quảng cáo của doanh nghiệp, người tiêu dùng sẽ giảm được phần nào chi phí thẩm định hàng hóa của mình, qua đó hạn chế được tình trạng bất cân xứng thông tin. Tuy nhiên, những thông tin quảng cáo của doanh nghiệp cần phải đảm bảo được tính trung thực và sự chính xác cao.

Thứ hai là xây dựng thương hiệu. Qua phương thức này, doanh

nghiệp sẽ khẳng định được tên tuổi của mình trên thị trường, sản phẩm hàng hóa do doanh nghiệp cung cấp sẽ tạo được lòng tin nơi người tiêu dùng. Họ sẽ không ngần ngại trong việc lựa chọn tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp đã có thương hiệu uy tín trên thị trường cho dù mức giá cao hơn so với các sản phẩm khác.

Thứ ba là thực hiện chế độ bảo hành sản phẩm. Đối với những sản phẩm có giá trị, người tiêu dùng sẽ khơng yên tâm sử dụng nếu doanh nghiệp cung ứng khơng có chế độ bảo hành đối với sản phẩm này. Đây được coi là một sự cam kết về chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp, phần nào tạo được sự tin cậy đối với người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm.

Thứ tư là dựa vào bên thứ ba thông qua dịch vụ chứng nhận chất

lượng, các tổ chức đại diện, hay thơng tin qua báo chí... Khi sản phẩm hàng hóa của người bán khơng tạo dựng được lịng tin nơi người mua thì họ có thể dựa vào bên thứ ba để khắc phục tình trạng thơng tin bất cân xứng. Điều này giải thích tại sao các sản phẩm hàng hóa trong nước thường phải đạt các tiêu chuẩn ISO hay hàng Việt Nam chất lượng cao. Bên cạnh đó là sự tồn tại của các văn phòng tư vấn, các trung tâm giao dịch hay hoạt động tư vấn của các chuyên gia nhằm giúp cho người tiêu dùng có thể yên tâm hơn về chất lượng sản phẩm hàng hóa dịch vụ mình lựa chọn. Ngồi ra, họ có thể tự trang bị thơng tin cho mình bằng cách tìm hiểu thơng qua báo chí...

Tuy nhiên, khi những giải pháp của tư nhân không đủ hiệu lực, đặc biệt là đối với những hàng hoá mà thất bại này rất nghiêm trọng thì cần có sự can thiệp của Chính phủ.

3.4.3.2. Giải pháp của Chính phủ

Thứ nhất, Chính phủ có thể tăng cường thêm độ tin cậy và hiệu lực

cho các giải pháp tư nhân bằng cách ban hành các điều luật quy định tính trung thực trong quảng cáo, xây dựng và đảm bảo hiệu lực thực thi của luật về bản quyền và sở hữu trí tuệ nhằm qua đó bảo vệ thương hiệu của các doanh nghiệp làm ăn chân chính, chống hàng giả, hàng nhái... Bên cạnh đó, các quy định về bao bì, nhãn mác sản phẩm (yêu cầu ghi rõ tên tuổi nhà sản xuất hay phân phối, thời gian sản xuất, hạn sử dụng, thành phần định lượng sản phẩm...) của Chính phủ giúp doanh nghiệp có sự cam kết đảm bảo chất lượng hàng hóa và người tiêu dùng có thể phân biệt các sản phẩm hàng hóa khác nhau trên thị trường. Cấp giấy phép chứng nhận gồm chứng nhận tư cách pháp nhân, chứng nhận chất lượng sản phẩm.

Thứ hai, Chính phủ cũng có thể hỗ trợ cho các tổ chức đóng vai trị bên thứ ba của tư nhân hoạt động có hiệu quả hoặc trực tiếp đứng ra đảm nhận

vai trị đó. Với uy tín và tính trung lập của mình, các tổ chức giám định chất lượng hàng hố, cấp chứng chỉ (chứng nhận ISO), tư vấn tiêu dùng... của các tổ chức thuộc khu vực công thường được người tiêu dùng coi là những địa chỉ đáng tin cậy để tham khảo. Kiểm tra, kiểm soát trong quá trình thực hiện giao dịch như kiểm tra vệ sinh an tồn thực phẩm, đóng dấu chất lượng và cấp phép lưu thông. Kiểm tra đối chiếu thực tế và tiêu chuẩn đăng ký.

Thứ ba, Chính phủ cần có những biện pháp bảo vệ quyền lợi của

người tiêu dùng. Một số giải pháp cụ thể như : khuyến khích và đỡ đầu cho sự hoạt động của các hiệp hội người tiêu dùng, thành lập hiệp hội người tiêu dùng để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, thành lập các toà án xét xử các tranh chấp thương mại giữa người mua và người bán...

Thứ tư, Chính phủ có thể trực tiếp đứng ra cung cấp thêm thơng tin để hỗ trợ thị trường. Ví dụ Chính phủ cung cấp thơng tin quy hoạch thị trường các sản phẩm hàng hóa khác nhau, cung cấp thông tin minh bạch về những vấn đề liên quan: như về đầu tư, về quy hoạch, về dịch bệnh, về tình hình cung cầu sản phẩm trên thị trường các thông tin liên quan đến dịch bệnh, thông tin về nhà đầu tư hay các thông tin dự báo cung cầu thị

trường trong và ngoài nước để giúp doanh nghiệp và người tiêu dùng có những định hướng sản xuất và tiêu dùng chính xác khi giao dịch trên thị trường đầy biến động.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đại học Kinh tế quốc dân (2004), “Giáo trình Kinh tế công cộng”, NXB Thống kê.

2. Joseph E.Stiglitz (1995), “Kinh tế công cộng”, NXB Khoa học và

Kỹ thuật.

3. Harvey S.Rosen (2002), “Public Finance”, 6th Edition, Princeton University.

4. Jonathan Gruber, Public Finance and Public Policy (3rd edition), Worth Publisher, NewYork, 2010.

CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP

1. Hàng hóa cơng cộng: khái niệm, thuộc tính (phân biệt với hàng hóa cá nhân), phân loại, vấn đề khi cung cấp hàng hóa cơng cộng và sự can thiệp của Chính phủ?

2. Ngoại ứng: khái niệm, đặc điểm, phân loại, sự phi hiệu quả của ngoại ứng và giải pháp can thiệp của Chính phủ nhằm khắc phục sự phi hiệu quả đó?

3. Độc quyền: phân biệt sự khác nhau giữa độc quyền thường và độc quyền tự nhiên, sự phi hiệu quả của mỗi dạng độc quyền và giải pháp can thiệp của Chính phủ?

4. Thơng tin không đối xứng: khái niệm, nguyên nhân, hậu quả, sự phi hiệu quả do thông tin không đối xứng gây ra và giải pháp can thiệp của Chính phủ?

5. Hãy phân tích về thuộc tính khơng loại trừ và khơng cạnh tranh của hàng hóa cơng cộng, sóng radio là một hàng hóa cơng cộng ở mức độ nào? Đường quốc lộ là hàng hóa cơng cộng ở mức độ nào?

6. Hãy nêu và phân tích vấn đề kẻ ăn khơng ở thành phố bạn sinh sống, bạn có thể đưa ra khuyến nghị cho chính quyền địa phương nhằm giải quyết vấn đề này khơng?

7. Một hoạt động có thể đồng thời tạo ra cả ngoại ứng tiêu cực và tích cực khơng? Tại sao?

8. Tại sao trong một số trường hợp chính phủ có thể áp dụng những quy định về sản lượng trong đó giới hạn mức độ tiêu dùng những sản phẩm gây ra ngoại ứng tiêu cực, cịn trong trường hợp khác chính phủ lại áp dụng quy định về giá bằng việc đánh thuế lên hoạt động tiêu dùng này?

9. Trả lời các câu hỏi dưới đây tương ứng với từng ví dụ sau: (i) việc các cá nhân hút thuốc; (ii) việc các nhà máy tạo ra các chất thải gây hại; (iii) việc nghiên cứu và triển khai của một công ty công nghệ cao; (iv) việc cá nhân sử dụng vắc xin chống lại những căn bệnh lây lan ra cộng đồng.

a. Trường hợp nào xuất hiện yếu tố ngoại ứng? Nếu có, giải thích xem ngoại ứng là tích cực hay tiêu cực, và xem đó là ngoại ứng trong sản xuất hay tiêu dùng?

b. Nếu tồn tại ngoại ứng, các thị trường tư nhân có thể cho phép việc nội bộ hóa các ngoại ứng này hay khơng? Tại sao?

BÀI TẬP:

1. Đường cầu của Ba đối với hamburger (một hàng hóa cá nhân) là Q

= 20 - 2P và đường cầu của An đối với hamburger là Q = 10 - P.

a/ Viết hàm lợi ích xã hội biên của xã hội đối với việc tiêu dùng hamburger

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế công cộng: Phần 1 - PGS.TS. Phạm Thị Tuệ (Chủ biên) (Trang 94 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)