Nội dung định lý cơ bản của kinh tế học phúc lợ

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế công cộng: Phần 1 - PGS.TS. Phạm Thị Tuệ (Chủ biên) (Trang 39 - 44)

THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ VÀ PHÚC LỢI XÃ HỘ

2.3.2 Nội dung định lý cơ bản của kinh tế học phúc lợ

Định lý cơ bản của kinh tế học Phúc lợi phát biểu rằng2: Chừng nào nền kinh tế còn cạnh tranh hoàn hảo, tức là những người sản xuất và tiêu dùng cịn chấp nhận giá, thì chừng đó, trong những điều kiện nhất định, nền kinh tế sẽ tất yếu chuyển tới một cách phân bổ nguồn lực đạt hiệu quả Pareto.

2 2

Nội dung của Định lý cơ bản về Kinh tế học Phúc lợi bàn đến ở đây cũng được gọi là Định lý thứ nhất của kinh tế học phúc lợi. Ngoài ra, Định lý thứ hai là định lý đảo của Định lý thứ nhất. Định lý này phát biểu rằng, trong một nền kinh tế muốn tuân thủ các quy định kinh tế thông thường và với những điều kiện nhất định, chính phủ có thể đạt tới bất kỳ một cách

phân bổ hiệu quả nào bằng cách tiến hành phân phối lại thu nhập ban đầu (bằng các công cụ phân loại lý tưởng, không gây tổn thất cho xã hội) sau đó để nền kinh tế cạnh tranh hồn hảo tự hướng dẫn nền kinh tế đi tới điểm mong muốn đó.

Định lý này cho thấy điều kiện để nền kinh tế đạt mức sản lượng lớn nhất (chiếc bánh lợi ích lớn nhất) là trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo và phân bổ nguồn lực đạt hiệu quả Pareto.

Nền kinh tế cạnh tranh hoàn hảo sẽ “tự động” phân bổ các nguồn lực một cách hiệu quả nhất mà không cần bất kể một sự định hướng, can thiệp nào. Bởi vì, khi nền kinh tế cạnh tranh hồn hảo thì mọi cá nhân đều đứng trước những mức giá như nhau và họ khơng có khả năng thay đổi giá cả thị trường. Cạnh tranh dẫn đến hiệu quả vì khi quyết định mua bao nhiêu hàng hố nào đó, người ta thường so sánh lợi ích biên (lợi ích tăng thêm) mà họ nhận được từ việc tiêu dùng thêm một đơn vị hàng hoá với giá mà họ phải trả khi mua hàng hố (mức giá này chính là mức chi phí biên của việc sản xuất thêm một hàng hố). Các doanh nghiệp khi quyết định bán bao nhiêu hàng hoá cũng sẽ cân nhắc giữa giá họ nhận được với chi phí biên để sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm. Cân bằng thị trường sẽ xảy ra tại điểm cầu thị trường bằng cung thị trường, tại điểm E trên Hình 2.3 lợi ích biên bằng chi phí biên, khi đó người tiêu dùng sẽ tối đa hố lợi ích và người sản xuất sẽ tối đa hố lợi nhuận.

Điểm cân bằng thị trường khơng chỉ phản ánh hiệu quả trong phân bổ nguồn lực mà còn phản ánh hiệu quả xã hội. Hiệu quả xã hội đại diện cho thặng dư ròng của xã hội mà người mua và người bán trên thị trường nhận được, bao gồm hai thành phần: thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất.

Thặng dư tiêu dùng là lợi ích mà người tiêu dùng nhận được khi mua hàng hố, được tính là phần chênh lệch giữa khoản tối đa người tiêu dùng sẵn sàng trả cho hàng hoá và khoản họ thực sự phải trả, trên đồ thị nó được biểu diễn bằng diện tích tam giác PEGE, hợp bởi diện tích hình (a + d).

Thặng dư sản xuất là lợi ích mà người sản xuất nhận được khi bán

hàng hố, được tính là phần chênh lệch giữa giá bán và chi phí sản xuất, trên đồ thị được biểu diễn bằng diện tích tam giác PEOE, hợp bởi diện tích hình (b+c+e).

Thặng dư xã hội, cũng được gọi là hiệu quả xã hội, là tổng thặng dư

nhận bởi người tiêu dùng và người sản xuất trên thị trường, trên đồ thị được biểu diễn bằng diện tích tam giác OEG, gồm diện tích các hình (a+b+c+d+e).

Thặng dư xã hội sẽ lớn nhất khi mà trao đổi hàng hoá trên thị trường ln thoả mãn điều kiện: lợi ích biên bằng chi phí biên, trên đồ thị MB=MC tại E. Hiệu quả Pareto có thể đạt được khi giá người tiêu dùng trả cho hàng hố bằng chi phí biên của xã hội để sản xuất hàng hoá.

Lợi ích rịng (Net Benefit) = Tổng lợi ích (Total Benefit) - tổng chi phí (Total Cost)

Thặng dư xã hội (Social Surplus) = Thặng dư tiêu dùng (Consumer Surplus) + thặng dư sản xuất (Producer Surplus)

Như vậy, định lý cơ bản của kinh tế học phúc lợi chỉ ra rằng chỉ

trong điều kiện cạnh tranh hồn hảo thì thị trường mới phân bổ nguồn

lực đạt hiệu quả Pareto, khơng có ai được lợi hơn mà không làm cho ai khác bị thiệt đi, khi đó thặng dư xã hội là lớn nhất. Bởi vì trong điều kiện cạnh tranh hồn hảo thì giá cả hoạt động như một tín hiệu về sự khan hiếm đối với người sản xuất và tín hiệu về mức thoả dụng xã hội đối với người tiêu dùng, nên cơ chế cạnh tranh cho phép tạo ra mức sản lượng và độ thoả mãn tối đa bằng các nguồn lực và cơng nghệ hiện có của xã hội.

Trong tình huống như vậy nền kinh tế nằm trên cả đường giới hạn khả năng sản xuất và đường khả năng thoả dụng.

Những điều kiện để tồn tại thị trường cạnh tranh hoàn hảo là: (1) thị trường có nhiều người mua và nhiều người bán, (2) giá cả hàng hoá do thị trường (sự tác động của những người bán và những người mua) quyết định, (3) sản phẩm trên thị trường là đồng nhất, khơng có sự khác biệt, (4) thị trường phải là thị trường mở, khơng có rào cản nào về mặt pháp lý nên người sản xuất sẽ dễ dàng di chuyển từ lĩnh vực sản xuất này sang lĩnh vực sản xuất khác. Tuy nhiên, nền kinh tế trong thực tế không phải lúc nào cũng đảm bảo được những điều kiện này. Vì thế, khi sự khơng hồn hảo của thị trường xuất hiện cũng đồng nghĩa với việc hiệu quả Pareto khơng được đảm bảo. Khi đó mức sản lượng không được xác định ở mức cân bằng, thị trường cạnh tranh không phân bổ nguồn lực hiệu quả nên thặng dư xã hội sẽ giảm, gây tổn thất phúc lợi xã hội (deadweight loss).

Ví dụ, vì một lý do nào đó mà mức giá trên thị trường là PR và sản lượng là QR, chứ khơng phải QE. Khi đó thặng dư sản xuất chỉ là diện tích hình c, giảm đi so với trước diện tích (b+e). Thặng dư tiêu dùng thay đổi: do sản lượng giảm nên thặng dư tiêu dùng giảm (diện tích hình d), đồng thời giá giảm nên thặng dư tiêu dùng tăng thêm (diện tích hình b). Tổng hợp lại, thặng dư xã hội giảm (diện tích hình d+e) do trao đổi hàng hố khơng được thực hiện tại mức cân bằng thị trường, gây ra tổn thất phúc lợi xã hội.

Khi thị trường ở trạng thái cạnh tranh khơng hồn hảo, cần sự can thiệp của chính phủ. Có thể nêu ra những tình trạng thất bại thị trường như sau:

Thứ nhất, tình trạng cạnh tranh khơng hồn hảo, do tình trạng độc quyền hoặc độc quyền tự nhiên khiến cho mức giá cao hơn chi phí biên. Do đó, người tiêu dùng mua được ít hàng hố hơn so với mức mà họ có thể mua được dưới điều kiện thị trường cạnh tranh, thặng dư của người tiêu dùng sẽ giảm nên phúc lợi xã hội giảm gây nên tình trạng phi hiệu quả của nền kinh tế.

Thứ hai, ảnh hưởng ngoại ứng xuất hiện khi một số tác động kèm theo của việc sản xuất và tiêu dùng không được phản ánh trong giá cả thị trường. Ví dụ, một nhà máy điện có thể phun hơi nước đặc sệt lưu huỳnh

vào khơng khí, gây ơ nhiễm ảnh hưởng đến sức khoẻ của dân cư địa phương. Nếu nhà máy điện không trả tiền cho những tác động này thì ơ nhiễm khơng khí càng tăng và lợi ích của người dân sẽ bị ảnh hưởng.

Thứ ba, thông tin khơng hồn hảo, lý thuyết bàn tay vơ hình giả định

rằng người mua và người bán đầy đủ thơng tin về hàng hố hoặc dịch vụ mà họ sẽ mua hoặc bán. Người tiêu dùng được giả định biết về giá của các loại sản phẩm, mùi vị của thực phẩm và mức độ đáng tin cậy của nó, tuy nhiên thực tế lại khơng như vậy cho nên người tiêu dùng không thể ra tối đa hố lợi ích, do vậy thị trường sẽ phân bổ nguồn lực không hiệu quả.

Thứ tư, hàng hố cơng cộng, có những hàng hố, dịch vụ mà thị

trường không cung cấp hoặc cung cấp không đủ số lượng ví dụ như hải đăng, quốc phịng... đều gây nên tổn thất phúc lợi xã hội do xã hội cung ứng hàng hố ít hơn mức cân bằng thị trường.

Thứ năm, kinh tế vĩ mô bất ổn gây nên tình trạng thất nghiệp, lạm phát. Các thị trường lao động, tiền tệ không ở trạng thái cân bằng làm cho các tín hiệu thị trường như giá cả, tiền lương bị bóp méo cũng ảnh hưởng tới việc phân bổ nguồn lực trong nền kinh tế.

Chính những thất bại thị trường làm cho việc phân bổ nguồn lực trong nền kinh tế không hiệu quả, vì vậy cần sự can thiệp của chính phủ vào thị trường, vào nền kinh tế. Chính phủ can thiệp vào nền kinh tế thông qua những lĩnh vực sau:

Thứ nhất, chính phủ sẽ tham gia cung cấp hàng hóa hàng hóa cơng

cộng, là những hàng hóa cần cho nền kinh tế nhưng khu vực tư nhân khơng cung cấp.

Thứ hai, chính phủ sẽ can thiệp vào thị trường, nơi không tồn tại

cạnh tranh hay thất bại trong cạnh tranh đó là độc quyền, độc quyền nhóm để điều chỉnh.

Thứ ba, chính phủ sẽ can thiệp vào những lĩnh vực có ảnh hưởng

ngoại ứng như giáo dục, y tế hoặc sản xuất gây ô nhiễm môi trường.

Thứ tư, chính phủ sẽ can thiệp vào nơi xảy ra thất bại trong việc

cung cấp thông tin trong nền kinh tế.

Thứ năm, chính phủ sẽ can thiệp nhằm ổn định kinh tế vĩ mô thơng qua các cơng cụ chính sách như chính sách tài khố, chính sách tiền tệ (được nghiên cứu trong môn học kinh tế vĩ mô).

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế công cộng: Phần 1 - PGS.TS. Phạm Thị Tuệ (Chủ biên) (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)