Hiệu quả phân phố

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế công cộng: Phần 1 - PGS.TS. Phạm Thị Tuệ (Chủ biên) (Trang 50 - 52)

Hiệu quả phân phối là tình trạng phân phối những lượng hàng hóa nhất định giữa các cá nhân theo cách khơng thể tăng thêm lợi ích cho người này mà khơng làm giảm lợi ích của người khác.

Hộp Edgeworth được nghiên cứu cho nền kinh tế có hai người A và B tiêu dùng hai loại hàng hóa X và Y được sản xuất từ việc kết hợp các yếu tố đầu vào vốn (K) và lao động (L).

Để tìm ra điều kiện hiệu quả phân phối, hộp Edgeworth được sử dụng với chiều dài của hộp là tổng lượng hàng hóa X, cịn chiều rộng của hộp là tổng lượng hàng hóa Y trong nền kinh tế.

Lượng hàng hóa X và Y phân phối cho người A được tính từ gốc O sang phải và lên trên, được thể hiện trên đường bàng quan UA lồi về phía gốc O. Đường bàng quan UA càng xa gốc O chứng tỏ lợi ích người A nhận được càng lớn. Ngược lại, lượng hàng hóa X và Y phân phối cho người B được tính từ gốc O’ sang trái và xuống dưới, được thể hiện trên đường bàng quan UB lồi về phía gốc O’. Đường bàng quan UB

càng xa gốc O’ càng ứng với mức lợi ích người B nhận được lớn hơn.

Phân phối ban đầu về hai hàng hóa X và Y cho hai người A và B tại điểm M chưa đạt hiệu quả, bởi cịn có thể gia tăng lợi ích cho ít nhất một

Hình 2.6: Các phương án phân bổ lại hàng hóa để đạt hiệu quả phân phối

người mà không làm ảnh hưởng tới lợi ích của người cịn lại. Thực vậy, nếu phân phối bớt hàng hóa X từ người A sang người B và hàng hóa Y từ người B sang người B, tương ứng với việc giữ nguyên đường bàng quan của người B và dịch chuyển đường bàng quan của người A theo hướng ngày càng ra xa gốc O cho tới khi tiếp xúc với đường bàng quan của người B thì ta sẽ được một điểm hiệu quả phân phối như tại điểm N. Bởi cách phân phối này cho thấy lợi ích của người B khơng thay đổi, trong khi lợi ích của người A tăng lên được nhiều nhất có thể. Ngược lại, nếu giữ nguyên đường bàng quan của người A và dịch chuyển đường bàng quan của người B theo hướng ngày càng xa gốc O’ cho tới khi tiếp xúc với đường bàng quan của người A thì ta cũng được một điểm hiệu quả phân phối như điểm F. Hoặc cách khác, ta dịch chuyển đồng thời cả hai đường bàng quan của người A và B theo hướng ngược chiều nhau cho đến khi chúng tiếp xúc nhau thì hiệu quả phân phối đạt tại điểm E.

Có thể thấy, tất cả các điểm hiệu quả phân phối đều chó chung một đặc điểm là tại đó, đường bàng quan của các cá nhân tiếp xúc nhau, tức độ dốc bằng nhau. Mà độ dốc của đường bàng quan phản ánh tỷ lệ thay thế biên giữa hai hàng hóa của mỗi cá nhân, hay lượng hàng hóa X có thể thay thế cho mỗi đơn vị hàng hóa Y mà khơng làm lợi ích tiêu dùng của cá nhân thay đổi. Vì vậy, điều kiện để có hiệu quả phân phối là tỷ suất thay thế biên giữa hai hàng hóa bất kỳ phải như nhau đối với tất cả các cá

nhân: =

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế công cộng: Phần 1 - PGS.TS. Phạm Thị Tuệ (Chủ biên) (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)