Cung cấp hàng hố cơng cộng

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế công cộng: Phần 1 - PGS.TS. Phạm Thị Tuệ (Chủ biên) (Trang 60 - 66)

- Pháo hoa, hải đăng, quốc phòng

3.1.2. Cung cấp hàng hố cơng cộng

3.1.2.1. Cung cấp tối ưu hàng hóa cơng cộng

Trước khi xem xét các điều kiện để hàng hố cơng cộng được cung cấp tối ưu, chúng ta sẽ nhắc lại điều kiện cung cấp tối ưu đối với hàng hoá cá nhân.

Cung cấp tối ưu hàng hoá cá nhân: Kinh tế học vi mô đã chỉ ra cách xác định đường cầu cá nhân về hàng hóa cá nhân dựa trên sự kết hợp giữa đường bàng quan và đường ngân sách. Đó là đường miêu tả lợi ích tăng thêm của cá nhân ở mỗi đơn vị sản lượng tiêu dùng, do đó cũng miêu tả lượng hàng hóa mà cá nhân đó có nhu cầu tại mỗi mức giá. Như vậy, đối với hàng hóa cá nhân, mỗi cá nhân sẽ đứng trước những mức giá như nhau và mỗi người sẽ có một lượng cầu khác nhau. Để xác định đường cầu thị trường về hàng hóa cá nhân, đơn giản chỉ cần cộng khoảng cách theo chiều ngang từ các đường cầu cá nhân đến trục tung tại mọi mức giá.

Ví dụ, có 2 cá nhân A và B có nhu cầu về một hàng hố cá nhân là bánh mì được thể hiện trên đường cầu DA và DB. Mức giá và lượng cầu đối với bánh mì của hai cá nhân như sau:

Mức giá (1.000đ) 1 1,5 2 2,5 3,0

Lượng cầu của A

(chiếc) 5 4 3 2

1 Lượng cầu của B

(chiếc) 3 2 1 0

0 Lượng cầu của A+B

(chiếc) 8 6 4 2

1

Hình 3.3, đồ thị (a) biểu diễn đường cầu cá nhân của A về bánh mỳ; (b) biểu diễn đường cầu cá nhân của B về bánh mỳ; (c) biểu diễn đường cầu thị trường về bánh mỳ. Đường cầu thị trường có được bằng cách cộng nhu cầu về hàng hố của các cá nhân trên thị trường tại các mức giá khác nhau, được gọi là nguyên tắc cộng ngang các đường cầu cá nhân của hàng hóa cá nhân.

Hình 3.4 phản ánh sự cân bằng trên thị trường bánh mì, với đường cầu thị trường phản ánh nhu cầu của các cá nhân về hàng hóa, đồng thời đường cầu cũng phản ánh lợi ích xã hội biên D = MSB. Đường cung của hàng hoá cá nhân trên thị trường thể hiện chi phí biên để sản xuất ra hàng hố, trong điều kiện khơng có thất bại thị trường thì chi phí sản xuất biên của doanh nghiệp cũng chính là chi phí biên xã hội MC = MSC.

Hình 3.3: Cộng ngang đường cầu đối với hàng hóa cá nhân

Hình 3.4: Cân bằng thị trường hàng hóa cá nhân

Đường cung thị trường

Tại điểm cân bằng E, mức sản lượng hiệu quả được sản xuất, các tác nhân trong nền kinh tế tối đa hố lợi ích nên phúc lợi xã hội trong nền kinh tế là lớn nhất. Vì vậy MSB=MSC là điều kiện để cung cấp sản lượng tối ưu đối với hàng hố cá nhân.

Tương tự hàng hóa cá nhân, để xác định mức cung cấp hàng hố cơng cộng tối ưu, chúng ta cũng cần xác định đường cầu thị trường về hàng hóa cơng cộng. Chúng ta quay trở lại ví dụ 2 cá nhân A và B trên thị trường có nhu cầu về hàng hố cơng cộng là pháo hoa.

Hàng hóa cơng cộng cũng như hàng hóa cá nhân đều nhằm thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người. Mức sẵn sàng chi trả của mỗi cá nhân tại mỗi đơn vị sản lượng phản ánh sự thoả mãn, hài lịng của cá nhân khi tiêu dùng hàng hố, theo nguyên tắc độ thoả dụng biên giảm dần.

Giả sử có số liệu về cầu pháo hoa của hai cá nhân A và B như sau:

Số lần bắn pháo hoa 1 2 3 4

Mức giá A sẵn sàng trả (1.000 đ) 30 20 10 0 Mức giá B sẵn sàng trả (1.000đ) 20 15 10 5

Vì vậy, để xác định đường cầu thị trường về hàng hóa cơng cộng, cần cộng khoảng cách theo chiều dọc từ các đường cầu cá nhân đến trục hoành tại mọi mức sản lượng. Với 1 lần bắn pháo hoa, giá mà cả 2 cá nhân A và B sẵn sàng trả là 50 nghìn đồng, nếu số lần bắn pháo hoa tăng lên thì mức giá mà 2 cá nhân sẵn lịng trả sẽ giảm xuống. Quá trình này được gọi là nguyên tắc cộng dọc các đường cầu cá nhân của hàng hóa cơng cộng, đồ thị Hình 3.5.

Như vậy, đường cầu hàng hố cơng cộng cũng giống như hàng hố cá nhân, chúng ta có được đường cầu thị trường bằng cách cộng đường cầu của các cá nhân, nhưng về nguyên tắc cộng thì khác nhau: Cầu hàng hoá cá nhân chúng ta cộng ngang các đường cầu còn cầu hàng hố cơng cộng chúng ta cộng dọc các đường cầu.

Đường cung hàng hóa cơng cộng (cũng giống đường cung hàng hoá cá nhân) phản ánh chi phí biên của việc sản xuất ra hàng hố đó. Xã hội sẽ cung cấp tối ưu hàng hố cơng cộng ở tại điểm cân bằng cung cầu.

Điều kiện Samuelson về cung cấp hàng hố cơng cộng hiệu quả: Mỗi cá nhân có một ngân sách nhất định và có nhu cầu khác nhau về hàng hóa cơng cộng (G) và hàng hóa cá nhân (X), nếu giá của hàng hóa cơng cộng là t (tương đương mức thuế cá nhân phải trả) và của hàng hóa cá nhân là p thì đường ngân sách của cá nhân sẽ có dạng: I = pX + tG. Tại mỗi mức thuế khác nhau, cá nhân sẽ có cầu về hàng hóa cơng cộng khác nhau và

để tối đa hóa lợi ích, mỗi cá nhân sẽ lựa chọn mức tiêu dùng mỗi loại hàng hoá sao cho tỷ suất thay thế biên giữa hàng hóa cơng cộng và hàng hóa cá nhân bằng tỷ số giá giữa chúng (t/p).

Đường cầu của mỗi cá nhân về hàng hóa cơng cộng cũng chính là tỷ suất thay thế biên nên đường cầu tổng hợp của tất cả các cá nhân là tổng tỷ suất thay thế biên. Mặt khác, đường cung về hàng hóa cơng cộng phản ánh chi phí biên mà xã hội phải bỏ ra để sản xuất nó và để tối ưu hóa lợi ích, đường cung này cũng chính là tỷ suất chuyển đổi biên giữa hàng hóa cơng cộng và hàng hóa cá nhân. Để hàng hóa cơng cộng được cung cấp một cách hiệu quả thì tổng tỷ suất thay thế biên của các cá nhân phải bằng tỷ suất chuyển đổi biên hay tổng giá trị mà các cá nhân đánh giá đối với đơn vị hàng hóa cơng cộng cuối cùng bằng chi phí tăng thêm cho xã hội để sản xuất nó.

Như vậy, nguyên tắc xác định mức cung cấp hiệu quả hàng hố cơng cộng cũng giống như với hàng hố cá nhân: Lợi ích biên mà hàng hố mang lại phải bằng chi phí biên sản xuất ra hàng hoá, nhưng đối với hàng hố cơng cộng thì lợi ích xã hội biên bằng chi phí xã hội biên.

Tuy vậy, khi đã xác định được mức cung cấp hiệu quả hàng hố cơng cộng thì việc thực thi chúng lại cịn phụ thuộc vào q trình lựa chọn cơng cộng nên khơng phải lúc nào cũng đạt được mức hiệu quả, điều này sẽ được nghiên cứu kỹ ở chương 6.

3.1.2.2. Cung cấp hàng hóa cơng cộng thuần túy

Trên thực tế, hàng hố cơng cộng không được trao đổi mua bán trên thị trường như hàng hoá cá nhân, chúng ta có thể cung cấp hàng hố cơng cộng, có thể biết được mức cung hàng hố cơng cộng là bao nhiêu nhưng khơng thể đo được lợi ích và mức giá mà mỗi người tiêu dùng sẵn sàng trả cho lợi ích mà họ nhận được từ hàng hố cơng cộng là bao nhiêu.

Ví dụ, với hệ thống đèn chiếu sáng đô thị, các cá nhân biết rằng chỉ cần hệ thống đèn bật sáng là anh ta có thể sử dụng nó để đi lại thuận tiện mà khơng phụ thuộc vào việc anh ta có trả tiền hay khơng. Lợi ích mà hệ thống đèn chiếu sáng mang lại cho mỗi cá nhân là rất rõ, nhưng vì khơng phải trả tiền nên khó lượng hố được như với hàng hoá cá nhân (người tiêu dùng sẽ cân nhắc chi phí và lợi ích khi mua hàng hố).

Nhà kinh tế học người Thuỵ Điển Erik Lindahl đã đưa ra một mơ hình nhằm tạo ra giải pháp theo kiểu thị trường cho HHCC thuần tuý. Theo mơ hình này, để đo lường mức độ sẵn sàng chi trả của các cá nhân cho HHCC, chính phủ sẽ sử dụng cơ chế đánh thuế tối ưu theo mức độ lợi ích mà cá nhân nhận được từ HHCC. Như vậy, mức thuế mà người tiêu dùng trả sẽ tương đương với lợi ích mà cá nhân họ nhận được khi tiêu dùng HHCC.

Vì vậy, cân bằng Lindahl sẽ cho thấy một tập hợp giá và mức cung cấp HHCC hiệu quả được tất cả các thành viên trong xã hội nhất trí và tự nguyện đóng góp. Tuy nhiên, việc áp dụng nguyên tắc tự nguyện đóng góp yêu cầu mọi thành viên trong xã hội phải trung thực (không được che dấu) khi đánh giá lợi ích mà mình nhận được từ HHCC. Do hàng hóa cơng cộng thuần túy có hai thuộc tính là tính khơng loại trừ và không cạnh tranh nên các cá nhân khi tiêu dùng hàng hóa này ln có “động cơ” che dấu, khơng phản ánh đúng lợi ích mà mình nhận được từ HHCC. Quay lại với ví dụ hệ thống đèn chiếu sáng đô thị, các cá nhân biết rằng chỉ cần hệ thống đèn bật sáng là anh ta có thể sử dụng nó để đi lại thuận tiện mà khơng phụ thuộc vào việc anh ta có trả tiền hay khơng, nên anh ta sẽ có động cơ che dấu, tỏ ra khơng quan tâm đến việc đèn có bật sáng hay khơng và thậm chí cho rằng mình khơng được hưởng lợi gì từ hệ thống đèn đường. Những cá nhân chỉ muốn thụ hưởng lợi ích từ HHCC mà khơng muốn đóng góp cho chi phí sản xuất hàng hố được gọi là “kẻ ăn khơng”. Việc xuất hiện những “kẻ ăn không” đã ngăn cản xã hội cung ứng HHCC ở mức hiệu quả.

Trong một cộng đồng nhỏ như thơn xóm, khu tập thể, nếu chỉ có một số ít người muốn trở thành “kẻ ăn khơng” thì thị trường có thể vẫn cung cấp hàng hóa cơng cộng mà khơng cần đến sự can thiệp của Chính phủ. Vì trong một cộng đồng nhỏ, mọi người đều biết hết nhau thì việc che dấu lợi ích cá nhân là rất khó bởi dư luận xã hội, nên các cá nhân sẽ trung thực khi bộc lộ lợi ích của mình. Do vậy, các cá nhân trong cộng đồng nhỏ có thể tự thoả thuận với nhau về kinh phí đóng góp cho các cơng trình cơng cộng như đường làng, hệ thống đèn chiếu sáng... Tuy nhiên, khi cộng đồng càng lớn thì việc che dấu lợi ích cá nhân càng dễ dàng, sự phát hiện và trừng phạt của xã hội đối với “kẻ ăn khơng” càng khó khăn

thì động cơ trở thành “kẻ ăn không” càng lớn. Nếu các thành viên trong xã hội hay phần lớn thành viên trong xã hội chọn chiến lược hành động như những “kẻ ăn khơng”, thì kết cục sẽ khơng có HHCC nào được cung cấp. Đây chính là lý do mà tư nhân hay thị trường cạnh tranh thất bại trong việc cung ứng HHCC, họ khơng có cơ chế nào để buộc cá nhân phải trả tiền cho việc sử dụng HHCC thuần tuý.

Như vậy, với HHCC thuần tuý, do xuất hiện “kẻ ăn không” nên thị trường tự do đã thất bại trong việc cung ứng, vì thế Chính phủ cần đứng ra tài trợ cho việc cung ứng HHCC và cung cấp nó với hình thức cung cấp cơng cộng. Đây là hình thức cung cấp miễn phí tại thời điểm sử dụng hàng hóa nhưng khơng có nghĩa là cho khơng, bởi nguồn kinh phí Chính phủ sử dụng để trang trải cho việc cung cấp hàng hóa được lấy từ ngân sách với thuế là nguồn thu chủ yếu do tất cả các cá nhân trong xã hội đóng góp.

3.1.2.3. Cung cấp hàng hóa cơng cộng khơng thuần túy

Trong phần này, chúng ta sẽ xem xét những luận cứ để quyết định nên cung cấp hàng hóa cơng cộng theo hình thức nào? Cung cấp cơng cộng (miễn phí) hay cung cấp cá nhân (thu phí theo cơ chế thị trường) để đảm bảo phúc lợi xã hội đạt được lớn nhất.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế công cộng: Phần 1 - PGS.TS. Phạm Thị Tuệ (Chủ biên) (Trang 60 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)