Độc quyền thường

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế công cộng: Phần 1 - PGS.TS. Phạm Thị Tuệ (Chủ biên) (Trang 82 - 85)

- Pháo hoa, hải đăng, quốc phòng

b. Trợ cấp hiệu chỉnh

3.3.1. Độc quyền thường

3.3.1.1. Khái niệm độc quyền

Độc quyền là trạng thái thị trường chỉ có duy nhất một người bán (hoặc người mua) và sản xuất ra một loại sản phẩm khơng có sản phẩm thay thế gần gũi. Mặc dù trên thực tế khơng có độc quyền thuần túy vì các sản phẩm đều có sản phẩm thay thế gần gũi. Nên còn gọi là độc quyền bán hoặc độc quyền mua, độc quyền thuần túy.

Trên thực tế độc quyền thuần túy và cạnh tranh hoàn hảo là hai trạng thái ở hai cực của thị trường, đều không tồn tại phổ biến trên thực tế. Trạng thái độc quyền nhóm hoặc cạnh tranh độc quyền phổ biến hơn. Ví dụ về cạnh tranh độc quyền: trên thị trường thuốc đánh răng, dầu gội, dịch vụ taxi... thế lực độc quyền phụ thuộc vào sự khác biệt của sản phẩm.

3.3.1.2. Nguyên nhân xuất hiện độc quyền

Độc quyền xuất hiện do những nguyên nhân sau: - Cạnh tranh dẫn tới độc quyền.

- Do quy định của chính phủ.

- Do chế độ bản quyền đối với phát minh, sáng chế và sở hữu trí tuệ. Quy định này tạo cho người có bản quyền vị thế độc quyền trong một thời gian nào đó (tùy theo quy định).

- Do sở hữu một nguồn lực đặc biệt (nguồn tài nguyên hoặc vị trí địa lý: như kim cương ở Nam Phi hoặc dầu mỏ ở Trung đơng, suối nước nóng ở Hịa bình...).

Như vậy, nguyên nhân tồn tại độc quyền là do khơng có hàng hóa thay thế gần gũi (ví dụ như điện thắp sáng) hoặc các rào cản gia nhập ngành, các rào cản đó có thể là rào cản pháp lý (các quy định của chính phủ, quy định bản quyền) hoặc các rào cản kinh tế (sở hữu nguồn lực tự nhiên hoặc lợi thế theo quy mô).

Độc quyền thường là trạng thái thị trường chỉ có duy nhất một người bán và sản xuất ra sản phẩm khơng có loại hàng hóa nào thay thế gần gũi. Trên thực tế, thị trường độc quyền thường tồn tại với một số ít người bán và hàng hóa có thể có sản phẩm thay thế.

3.3.1.3. Sự phi hiệu quả của độc quyền thường

xu hướng dốc lên thể hiện chi phí tăng dần theo quy mơ với giả thiết là đường tuyến tính. Giả thiết này giúp cho việc phân tích đơn giản hơn chứ khơng làm thay đổi bản chất vấn đề.

Doanh nghiệp độc quyền sẽ quyết định mức sản lượng và giá bán sản phẩm trên thị trường chứ không phải là người chấp nhận giá trên thị trường. Nguyên tắc tối đa hoá lợi nhuận trong độc quyền là doanh nghiệp sẽ sản xuất tại điểm MR = MC.

Nếu thị trường là cạnh tranh hoàn hảo, mức sản lượng hiệu quả xã hội là Q* với mức giá tối ưu là P* thỏa mãn điều kiện MB= P=MC. Tuy nhiên, doanh nghiệp độc quyền sẽ không cung cấp Q* đơn vị hàng hóa, họ sẽ bán với mức sản lượng ít hơn và mức giá cao hơn nhằm thu được lợi nhuận siêu ngạch.

Thực tế đúng như vậy, độc quyền sẽ cung cấp mức sản lượng Q0 và bán với mức giá P0 tại điểm thỏa mãn điều kiện MR=MC. Lưu ý rằng,

đường MR được xác định dựa trên đường cầu D, với độ dốc của đường MR gấp 2 lần độ dốc của đường cầu D. Theo điều kiện biên về hiệu quả thì mức sản lượng Q0 là mức sản lượng chưa hiệu quả vì tái đó MB>MC. Do đó, doanh nghiệp độc quyền cung cấp một mức sản lượng quá ít so với mức hiệu quả xã hội đã gây ra tổn thất phúc lợi cho xã hội là SHIK.

3.3.1.2. Giải pháp của Chính phủ

Vì độc quyền gây tổn thất phúc lợi xã hội nên Chính phủ cần có những biện pháp can thiệp để khắc phục những tổn thất đó.

- Ban hành luật pháp và chính sách chống độc quyền. Biện pháp chủ yếu để đấu tranh với các nguy cơ xuất hiện hành vi độc quyền trên thị trường là sử dụng các chính sách chống độc quyền. Đó là các điều luật nhằm ngăn cấm những hành vi nhất định (như cấm các hãng cấu kết để cùng nhau nâng giá), hoặc hạn chế một số cơ cấu thị trường nhất định. Biện pháp này thường được sử dụng phổ biến ở nước có thị trường phát triển, nhằm điều tiết những hãng lớn, chiếm một thị phần rất lớn.

- Ngồi ra, Chính phủ cịn đề ra nhiều chính sách khuyến khích sự cạnh tranh quyết liệt giữa các hãng, kể cả những hãng lớn với nhau. Để làm được điều này, Chính phủ có thể tìm cách hạ thấp các hàng rào ngăn cản sự xâm nhập thị trường, thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ, dỡ bỏ sự ngăn cách giữa thị trường trong nước và thị trường quốc tế.

- Đánh thuế vào lợi nhuận độc quyền để giảm bớt lợi nhuận siêu ngạch do độc quyền, góp phần phân phối lại của cải trong xã hội. Nhưng nhược điểm của biện pháp này là, nếu Chính phủ không ấn định một mức thuế suất phù hợp, dẫn tới phản ứng xấu của nhà độc quyền làm cho tổn thất phúc lợi xã hội không những không giảm mà còn tăng lên (đường MC dịch chuyển lên trên, nhà độc quyền tiếp tục giảm sản lượng và tăng giá). Điều này sẽ khiến cho tổn thất phúc lợi xã hội nhiều hơn và người tiêu dùng sẽ phải san sẻ một phần gánh nặng thuế với doanh nghiệp độc quyền (chương 5 sẽ đề cập kỹ hơn). Vậy trợ cấp có được áp dụng? Về cơ bản, giải pháp này sẽ giúp thị trường tăng mức sản lượng được cung ứng và hạn chế được tổn thất phúc lợi. Tuy nhiên, giống như thuế, trợ cấp cũng là một cơng cụ gây méo mó nền kinh tế (được nghiên cứu ở chương 5) nên nó sẽ gây ra những tổn thất vơ ích. Mặt khác, việc trợ cấp cho độc quyền sẽ gây ra vấn đề bất bình đẳng trong xã hội.

- Kiểm sốt giá đối với các hàng hoá và dịch vụ do hãng độc quyền cung cấp là một giải pháp phổ biến khác. Mục đích của nó là buộc hãng độc quyền phải bán sản phẩm ở mức giá cạnh tranh P*= P0 (dựa vào chi phí biên để đưa ra mức giá). Về mặt lý thuyết, nếu có thể định giá trần ở P0 thì hãng độc quyền sẽ phải sản xuất ở Q0 và giải pháp của Chính phủ là triệt để. Tuy nhiên, vấp phải một hạn chế là Chính phủ thiếu thơng tin nên sẽ dẫn đến tình trạng định giá trần khơng chính xác. Việc định giá mang tính chất ước lượng, dựa vào nhận định chủ quan của nhà làm chính sách, có thể gây ra những phản ứng không tốt cho thị trường. Cụ thể, nếu giá trần đặt ra lớn hơn P0 thì vẫn còn tổn thất phúc lợi xã hội; nhỏ hơn P0 thì doanh nghiệp sẽ cung ứng hàng hóa ít hơn trong khi nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng lên và kết quả là sự khan hiếm, thiếu hụt hàng hóa trên thị trường.

Trên đây là những giải pháp lớn mà Chính phủ thường áp dụng đối với độc quyền thường. Nói chung, khơng có một giải pháp nào hồn hảo theo nghĩa nó có thể khắc phục hết sự phi hiệu quả của thị trường mà khơng gây méo mó đối với nền kinh tế. Vì thế, khi quyết định kiểm sốt độc quyền, Chính phủ cần cân nhắc mọi khía cạnh lợi hại của chính sách để có sự can thiệp hợp lý nhất.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế công cộng: Phần 1 - PGS.TS. Phạm Thị Tuệ (Chủ biên) (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)