Ngoại ứng tiêu cực

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế công cộng: Phần 1 - PGS.TS. Phạm Thị Tuệ (Chủ biên) (Trang 76 - 77)

- Pháo hoa, hải đăng, quốc phòng

b. Đối với hàng hóa cơng cộng có thể tắc nghẽn

3.2.2. Ngoại ứng tiêu cực

3.2.2.1. Tính phi hiệu quả của ngoại ứng tiêu cực

Quay trở lại với ví dụ về hoạt động của doanh nghiệp gây ơ nhiễm ở trên. Với mục đích tối đa hóa lợi ích của mình, doanh nghiệp này sẽ sản xuất một mức sản lượng hiệu quả (Q0) tại điểm thỏa mãn điều kiện MB=MPC.

Trong đó, MB là lợi ích tăng thêm của doanh nghiệp khi sản xuất thêm một đơn vị sản lượng hàng hóa, MPC (chi phí tư nhân biên) là chi phí doanh nghiệp phải bỏ ra thêm để sản xuất thêm một đơn vị sản lượng hàng hóa (đó là chi phí về các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, nhân cơng, máy móc thiết bị...).

Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất, hoạt động của doanh nghiệp này đã gây ra chi phí cho người dân sống xung quanh khu vực đó. Tất cả những chi phí mà người dân phải gánh chịu khi doanh nghiệp sản xuất thêm một đơn vị sản lượng hàng hóa được thể hiện trên đường MEC (chi phí ngoại ứng biên).

Do đó, chi phí mà cả xã hội phải bỏ ra để có thêm một đơn vị sản lượng hàng hóa là MSC, gồm có 2 thành phần là MPC và MEC. Theo đó, mức sản lượng hiệu quả xã hội (Q*) được xác định tại điểm thỏa mãn điều kiện MB=MSC. Kết quả là tư nhân đã cung cấp mức sản lượng quá nhiều so với mức sản lượng hiệu quả xã hội.

Nếu doanh nghiệp sản xuất tại mức sản lượng Q* thì phúc lợi xã hội đạt được lớn nhất là SABC. Tuy nhiên, thực tế doanh nghiệp sản xuất tại mức sản lượng Q0 và thu thêm được một khoản lợi ích là SCDF nhưng lại làm tăng thêm chi phí cho là SQ0Q*MN (=SCFDE). Do đó, việc doanh nghiệp sản xuất quá nhiều đã gây ra tổn thất phúc lợi xã hội là SCDE.

3.2.2.2. Giải pháp của Chính phủ

Để khắc phục tổn thất phúc lợi do ngoại ứng tiêu cực gây ra, Chính phủ có thể sử dụng nhiều biện pháp can thiệp khác nhau. Tuy nhiên, trong khuôn khổ môn học này, chúng ta chỉ đi sâu vào nhóm cơng cụ mang tính chất điều tiết, đó là thuế và trợ cấp.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế công cộng: Phần 1 - PGS.TS. Phạm Thị Tuệ (Chủ biên) (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)