THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ VÀ PHÚC LỢI XÃ HỘ
2.3.3 Hạn chế của tiêu chuẩn hiệu quả Pareto
Định lý cơ bản của kinh tế học phúc lợi chỉ trả lời cho chúng ta câu hỏi thứ nhất của kinh tế học phúc lợi rằng trong điều kiện nào thì thị trường tự nó phân bổ nguồn lực khan hiếm đạt hiệu quả Pareto và khi nào thì tổng sản lượng (hay chiếc bánh lợi ích) của nền kinh tế sẽ lớn nhất.
Còn câu hỏi thứ hai: nếu thị trường phân phối nguồn lực một cách hiệu quả thì sự phân phối thu nhập giữa các thành viên trong xã hội công bằng tới mức nào để phúc lợi xã hội là lớn nhất, chưa có câu trả lời. Hiệu quả Pareto chỉ quan tâm tới việc làm tăng phúc lợi của cả nền kinh tế nhưng lại không quan tâm tới việc phân phối phúc lợi đó như thế nào, chỉ quan tâm tới lợi ích tuyệt đối mà khơng quan tâm tới lợi ích tương đối giữa các cá nhân trong nền kinh tế. Một sự thay đổi làm tăng phúc lợi xã hội, cho dù đó là làm cho người giàu giàu thêm nhưng không cải thiện phúc lợi của người nghèo vẫn được coi là hoàn thiện Pareto, cho dù hồn thiện Pareto đó làm tăng mức độ bất bình đẳng trong nền kinh tế.
Vì vậy, có thể thấy tiêu chuẩn Pareto có hạn chế là mới chỉ đề cập tới một mặt của kinh tế học phúc lợi đó là tối đa hóa lợi ích của các thành viên trong xã hội, mà chưa đề cập tới mặt khác là sự phân phối phúc lợi xã hội có cơng bằng khơng. Trên thực tế, vấn đề hiệu quả và vấn đề công bằng trong nền kinh tế là hai vấn đề luôn gắn chặt với nhau bởi đó là cơ sở để tăng phúc lợi xã hội cho mọi thành viên trong nền kinh tế.
Giả sử nền kinh tế có bất bình đẳng trong phân phối thu nhập (có nhóm người thu nhập cao, có nhóm lại thu nhập q thấp), nếu chính phủ thực hiện phân phối lại thu nhập, chuyển thu nhập từ những người có thu nhập cao cho những người thu nhập thấp làm cho thu nhập của hai nhóm gần ngang nhau (như vậy đã loại bỏ được sự bất bình đẳng, hướng tới sự cơng bằng). Tuy nhiên trong q trình phân phối lại đó, có sự thất thoát nguồn lực, tổng thu nhập trong xã hội lại giảm đi, vì vậy chúng ta thấy ln có sự đánh đổi giữa hiệu quả và công bằng trong nền kinh tế.
Ta có thể sử dụng đường giới hạn khả năng thoả dụng để minh hoạ về công bằng và hiệu quả trong nền kinh tế. Chúng ta có các điểm A, G, H là những điểm phản ánh tình trạng khơng hiệu quả, và các điểm B,C, D phản ánh tình trạng hiệu quả của nền kinh tế. Cịn tình trạng phân phối thu nhập cơng bằng thì chỉ được thể hiện ở điểm A và D. Tổng hợp lại,
thấy rằng điểm D sẽ phản ánh tình trạng vừa cơng bằng, vừa hiệu quả trong nền kinh tế.
Hiệu quả Không hiệu quả
Công bằng D A
Không công bằng B, C G, H
Có thể thấy, vấn đề phân phối nguồn lực (một cách hiệu quả) thường không đi cùng với vấn đề phân phối phúc lợi (một cách công bằng) trong nền kinh tế. Thị trường cạnh tranh chỉ có thể thực hiện phân phối phúc lợi cơng bằng khi có sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế, chính sách của chính phủ sẽ di chuyển nguồn lực từ người giàu hơn sang người nghèo hơn.
Tóm lại, việc phân bổ nguồn lực trong nền kinh tế được gọi là đạt hiệu quả Pareto nếu như khơng có cách phân bổ nào khác để làm cho ít nhất một người có thể được lợi hơn mà cũng khơng làm cho ai đó bị thiệt đi, điều đó chỉ có thể đạt tới trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo của thị trường. Tuy nhiên, có hai lý do cần đến sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế: thứ nhất là thị trường thường khơng trong điều kiện cạnh tranh hồn hảo (vì vậy sự phân bổ nguồn lực sẽ khơng đạt hiệu quả); thứ
hai, giả định thị trường trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo (phân bổ nguồn lực đạt hiệu quả Pareto) thì nền kinh tế cũng vẫn tồn tại tình trạng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngân hàng thế giới, Nhà nước trong một thế giới đang chuyển đổi, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia 1998.
2. Paul A. Samuelson, William D. Nordhaus, Kinh tế học, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà nội, 1997.
3. Joseph E. Stiglitz, Kinh tế học công cộng, Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, Hà nội, 1995.
4. Jonathan Gruber, Public Finance and Public Policy (3rd edition), Worth Publisher, NewYork, 2010.