Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Tổng quan về công ty Apatit
3.1.3. Đặc điểm về sản phẩm quặng Apatit của Công ty
Quặng Apatit Lào Cai là một nguồn tài nguyên phốt phát lớn chưa được sử dụng nhiều trong công nghiệp (khoảng 1% sản lượng khai thác để sản xuất phân lân nung chảy và sản xuất photpho vàng), tất cả các quá trình cơng nghệ của các nhà máy sản xuất phân bón supe phốt phát đơn (Lâm Thao, Long Thành, Lào Cai,...), sản xuất phân bón điamoni phốt phát (DAP) (Đình Vũ, Lào Cai), sản xuất đicanxi phốt phát (DCP) cấp thức ăn chăn nuôi (Phúc Lâm, Đức Giang Lào Cai) đều phải sử dụng loại quặng phốt phát cao cấp (quặng apatit Lào Cai loại I, tinh quặng tuyển nổi từ quặng apatit Lào Cai loại III). Hơn nữa,
chúng đang gây ô nhiễm môi trường (phế thải photphogip, nước chứa axit flohydric vượt tiêu chuẩn,...).
Quặng apatit Lào Cai thuộc loại quặng phốt phát- cacbonat kiểu photphorit trầm tích khá phổ biến trên thế giới, được phân bố nhiều nhất ở Maroc và tây Sahara, Trung Quốc, Algeri, Mỹ … Để trở thành sản phẩm phân bón, loại quặng này cần phải trải qua các quá trình như: làm giàu quặng khai thác, chế biến nâng cấp chất lượng và chế tạo các sản phẩm theo các quá trình cơng nghệ khác nhau. Q trình chế biến làm giàu quặng phốt phát phục vụ sản xuất phân bón hiện nay bao gồm nhiều cơng đoạn: nghiền, rửa loại bỏ slam, sàng định cỡ hạt, tuyển nổi, nung. Mỗi công đoạn đều bị mất mát lân, rất lãng phí tài nguyên. Tính ra để thu được 01 tấn tinh quặng, q trình chế biến đã làm thất thốt khoảng 30% P2O5, tiêu tốn 15 tấn nước, phát thải rắn hơn 6 tấn, năng lượng mất hơn 1GJ.
Hơn 90% quặng được chế biến theo quá trình ướt: quặng phốt phát phản ứng với axit sulfuric tạo thành axit photphoric, trong q trình cơng nghệ sản xuất axit photphoric theo q trình ướt dùng axit sulfuric, các chất thải chính là: canxi sulfat bẩn (photphogip), …. Cứ mỗi tấn P2O5 sản xuất được sẽ phát thải 5T phế thải rắn photphogip, mỗi tấn superphốt phát đơn sản xuất phát ra 0,6 - 0,7 kg axit flohydric. Photphogip, giống như tự nhiên thạch cao, nhưng thường chứa một lượng tạp chất khác nhau, ước tính cho thấy hiện nay khoảng 3-4 tỷ tấn photphogip chưa được xử lý ở hơn 50 quốc gia và những bãi thải vẫn gia tăng khoảng 150-200 triệu tấn hàng năm.