Các nhân tố bên ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên apatit việt nam​ (Trang 73 - 79)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3.2. Các nhân tố bên ngoài

3.3.2.1. Chính sách pháp luật

Trong thời gian qua Nhà nước ta đã và đang đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tích cực mở rộng thị trường, giúp đỡ các doanh nghiệp và công ty phát triển thông qua các chính sách về thuế, hỗ trợ vay vốn… Nhờ vào các chính sách mở cửa, hiệp định thương mại nước ta đã ký với các nước trên thế giới mà các cơng ty đã có nhiều cơ hội để bước ra thị trường quốc tế. Sự ổn

98 187 243 0 50 100 150 200 250 300

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

định trong chính trị và ngoại giao với các nước phát triển đã giúp cho công ty dễ dàng bắt tay với các đối tác về nâng cấp dây chuyền sản xuất, học hỏi kinh nghiệm. Nhờ đó mà chất lượng sản phẩm tăng cao, đa dạng chủng loại sản phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực thì chính sách, pháp luật cũng có những tác động trái chiều tới hoạt động phát triển của cơng ty nói chung và hoạt động mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nói riêng. Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn phát triển nhanh chóng để bắt kịp với sự phát triển của các nước trong khu vực. Nhà nước và Chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách, văn bản pháp luật nhằm tạo sự thơng thống và ưu tiên cho các cơng ty trong nước có nhiều điều kiện để phát triển và thu hút đầu tư. Tuy nhiên, sự bảo trợ quá lớn này vơ tình tạo ra sự phụ thuộc của các cơng ty, các công ty ngại đổi mới, ngại phát triển dẫn tới lạc hậu so với các đối thủ đến từ thị trường quốc tế. Mơi trường pháp lí đơi khi vẫn cịn có những hiện tượng quan liêu, tham nhũng dẫn tới khó khăn cho cơng ty trong quá trình xin cấp phép khai thác và các hoạt động tiêu thụ sản phẩm quặng của Công ty.

Luật khoáng sản mới thay đổi những quy định về việc cấp phép theo hướng thắt chặt và tốn kém hơn, theo đó việc cấp phép thăm dị và khai thác khoáng sản sẽ theo cơ chế “đấu giá”, đi kèm với những quy định nâng cao yêu cầu về năng lực tài chính của chủ đầu tư, yêu cầu về công nghệ khai thác và trách nhiệm với việc bảo vệ mơi trường. Ngồi ra, các loại nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp khai khống phải nộp đều có xu hướng tăng lên đã tạo ra những thách thức trong hoạt động mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Cơng ty. Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật của nước ta cịn đang trong q trình hồn thiện, nên khơng tránh khỏi hiện tượng chính sách thay đổi liên tục khiến doanh nghiệp khơng thích ứng kịp. Những rủi ro chính sách như trên có thể ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế nói chung và của các doanh nghiệp khống sản nói riêng.

Bên cạnh đó, các chính sách về thuế cũng gây khó khăn cho cơng ty trong quá trình khai thác quặng, photphase. Trong giai đoạn trước đây, ngành khai thác quặng đạt được nhiều lợi nhuận cao vì quặng giàu nhiều, các cơng ty có thể xuất khẩu ra nước ngoài. Nhưng hiện nay, do khai thác tràn lan, quặng giàu dần cạn kiệt, chỉ còn quặng nghèo, việc quy định chung một khung thuế suất đối với quặng Apatit hiện nay gây cản trở rất lớn tới hoạt động chế biến trong khai thác làm ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh của Công ty.

3.3.2.2. Môi trường kinh tế

Sự phát triển của nền kinh tế tác động tới cả công ty và sức mua của khách hàng. Trong năm qua, tính tới năm 2018, tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt 7,08%, mức tăng trưởng cao nhất trong vòng một thập kỷ trở lại đây. Sự tăng trưởng này đã tạo ra nhiều thuận lợi cho công ty trong việc vay vốn, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Điều này vừa tạo ra cơ hội nhưng cũng là thách thức đối với công ty. Thách thức ở đây là cơng ty có thể tạo ra sản phẩm mới để nhanh chóng đáp ứng nhu cầu lớn của người dân hay không. Ngồi ra, khi GDP tăng cao, người tiêu dùng có mong muốn sử dụng các sản phẩm nhập khẩu, đây cũng là một thách thức không nhỏ đối với công ty trong việc giữ chân khách hàng cũng như tăng lòng trung thành của khách hàng đối với sản phẩm của công ty.

Sự phát triển của nền kinh tế thế giới, trong đó có cả Việt Nam, tạo ra sức cầu quan trọng đối với ngành khoáng sản. Giá bán nhiều loại khoáng sản hiện cũng phụ thuộc vào mặt bằng giá thế giới. Điều đó cũng đồng nghĩa rằng nếu như nền kinh tế tồn cầu suy thối, sức cầu suy giảm sẽ dẫn đến giá bán nhiều loại khoáng sản giảm sút sẽ là những rủi ro rất lớn mà các doanh nghiệp trong ngành phải đối mặt. Trong đó, chúng tôi muốn lưu ý đến thị trường Trung Quốc- đối tác nhập khẩu đến 65% các loại quặng khoáng sản của Việt Nam. Nếu như nền kinh tế Trung Quốc có biến động, hoặc chính sách của chính phủ Trung Quốc đối với việc xuất nhập khẩu các mặt hàng này thay đổi

thì ảnh hưởng của nó đến đầu ra của ngành khoáng sản Việt Nam sẽ là khơng nhỏ. Ngồi ra, yếu tố bên ngồi như khủng hoảng nợ cơng ở các nước, làn sóng di cư, sự kiện Anh rút khỏi EU… đã ảnh hưởng tới thương mại toàn cầu và Việt Nam cũng là một trong những nền kinh tế chịu nhiều ảnh hưởng của những yếu này vì độ mở của kinh tế Việt Nam rất lớn. Ở trong nước, mơ hình tăng trưởng chịu nhiều áp lực về mặt nội tại vì dựa trên tăng trưởng về vốn, khai thác tài nguyên, năng suất lao động rất thấp. Nợ công tăng, tỉ lệ nợ công cao, ngân sách gặp nhiều khó khăn trong việc chi trả nợ và hỗ trợ các cơng ty nói chung. Khó khăn của kinh tế vĩ mơ ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của DN.

3.3.2.3. Khách hàng

Khách hàng là người trực tiếp sử dụng sản phẩm, quyết định lượng tiêu thụ sản phẩm của cơng ty. Có thể thấy rõ sự ảnh hưởng của khách hàng đối với sự tồn tại phát triển của công ty nói chung và việc mở rộng thị trường nói riêng.

Trong những năm qua, sản phẩm của công ty đã tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Đối tượng chính mà cơng ty hướng tới là những người ở độ tuổi trên 25, có mức thu nhập trung bình và cao. Ở mức thu nhập này, khách hàng thường có yêu cầu khắt khe về chất lượng và mẫu mã. Họ thường thay đổi do bị tác động của những yếu tố bên ngoài như giá cả, mẫu mã, xu hướng của kinh tế. Vì tuổi khách hàng mà công ty hướng tới là trên 25, nên việc xác định nhu cầu của khách hàng để tập trung phát triển sản phẩm khá khó khăn. Ở mỗi giai đoạn của tuổi, khách hàng có nhu cầu khác nhau, sự nhìn nhận của họ về sản phẩm khác nhau. Việc gộp chung nhóm khách hàng khiến cho hoạt động tiêu thụ gặp nhiều hạn chế, dãn tới lượng hàng tồn kho, ứ đọng lớn, khơng có vốn tái sản xuất kinh doanh cũng như đầu tư dây chuyền, sản phẩm mới.

Ngồi ra, do vai trị quan trọng của khống sản làm nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp sản xuất, chế tạo và xây dựng, nhu cầu khoáng sản phục vụ

cho phát triển kinh tế là rất lớn. Có thể nói, do lượng cung hiện nay chưa đáp ứng đủ nhu cầu, nên áp lực tiêu thụ sản phẩm khống sản là khơng nhiều. Các sản phẩm của ngành khoáng sản được sản xuất chủ yếu phục vụ cho nhu cầu trong nước, lượng xuất khẩu chỉ chiếm một tỉ trọng nhỏ.

Trong nhóm khống sản kim loại, một số sản phẩm được xuất khẩu là quặng sắt, Antimon, Titan, tinh quặng chì, kẽm. Do sản lượng cung cấp rất nhỏ so với thị trường thế giới, các doanh nghiệp khoáng sản thường ít có khả năng đàm phán về giá mà thường phụ thuộc vào mức giá thế giới. Ngay cả quặng kim loại tiêu thụ trong nước cũng biến động cùng chiều với mức giá thế giới này. Hiện giá của nhiều loại kim loại như sắt, vàng, đồng, kẽm, antimon đang có xu hướng tăng lên. Trong nhóm vật liệu xây dựng, các sản phẩm xuất khẩu chính là cát cơng nghiệp, cát thủy tinh, cát sân golf, đá ốp lát... Còn các sản phẩm như đá, cát xây dựng thông thường chủ yếu phục vụ thị trường trong nước. Trong thời gian qua, do nhu cầu xây dựng nhà cửa và cơ sở hạ tầng khá lớn, nên giá các sản phẩm này cũng tăng mạnh. Bên cạnh đó, việc chỉ tập trung vào đói tượng có thu nhập ở mức trung bình trở lên là một thách thức không nhỏ. Không tập trung vào người có thu nhập thấp cũng là điều hạn chế của công ty.

3.3.2.4. Đối thủ cạnh tranh

Ngành khai thác khoáng sản là một trong những ngành có nhiều đối thủ cạnh tranh lớn bao gồm cả trong cà ngồi nước. Hiện nay cả nước có khoảng 2,000 điểm khai thác - chế biến khống sản có đăng kí hợp pháp, bên cạnh hàng trăm nghìn cơ sở khai thác bất hợp pháp khác cùng cạnh tranh với nhau. Cạnh tranh chủ yếu giữa các doanh nghiệp cùng khai thác một loại khoáng sản là cạnh tranh về giá, cạnh tranh về hàm lượng khoáng sản tinh chế, cạnh tranh trong việc xin cấp phép mỏ …. Mỗi cơng ty có một thế mạnh riêng, hầu hết các công ty đều đáp ứng được nhu cầu tại vị trí cơng ty hoạt động, vì họ hiểu được nhu cầu, phong tục, tập quán của người dân sống ở nơi đó. Điều này khiến cho

cơng ty cần suy tính kỹ lưỡng tới các chiến lược cạnh tranh và việc mở rộng thị trường. Việc phân tích khơng kỹ lưỡng, bỏ qua các yếu tố về địa lý, văn hóa khiến cho cơng ty gặp nhiều bất lợi khi đưa các sản phẩm tới nơi mới. Hiện tại, một số doanh nghiệp khai thác khoảng sản lớn tại nước ta như sau:

Bảng 3.12: Đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Apatit Việt Nam Tên Doanh Tên Doanh

nghiệp Địa chỉ

Quy mô lao

động Vốn điều lệ Tập đồn Dầu khí Việt Nam 18 Láng Hạ - Ba Đình - Hà Nội Hơn 60 nghìn lao động 281.500 tỷ Tập đồn Cơng nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam

226 Đường Lê Duẩn, Trung Phụng, Đống Đa, Hà Nội Gần 40 nghìn lao động 35.000 tỷ Tổng công ty Thép Việt Nam 91 Láng Hạ, Đống

Đa, HàNội, Việt Nam

Gần 2000 lao động

6.780 tỷ Tổng công ty Xi

măng Việt Nam

228 Đường Lê Duẩn, Trung Phụng, Đống Đa, Hà Nội Khoảng 2.500 lao động 11.958 tỷ Công ty TNHH Xây dựng, Thương mại Lilama

Tòa nhà Rivera Park, số 69 đường Vũ Trọng Phụng, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.

Hơn 1000 lao động

2.396 tỷ

Apatit Việt Nam trực thuộc tập đồn hóa chất

Trần Hưng Đạo, Tổ 19, Thành phố Lào Cai, Lào Cai

2508 lao

động

1.150 tỷ

đồng

Nguồn: Công ty TNHH Một thành viên Apatit Việt Nam

Bên cạnh những doanh nghiệp quy mô lớn về lao động và nguồn vốn như trên, Apatit Việt Nam cịn có những đối thủ đến từ thị trường quốc tế như Trung Quốc, Đức,.. Những công ty này có sự bảo hộ lớn từ nước chủ nhà, và các chính sách về giảm thuế, thương mại trong hiệp định thương mại tự do. Nguồn vốn của họ lớn, ổn định. Dây chuyền sản xuất được đầu tư kỹ lưỡng, năng suất cao. Ngoài ra, họ cịn có một đội ngũ nhân viên có năng lực cao, thông thạo về thị trường. Điều này đặt ra thách thức lớn đối với cơng ty vì để

cạnh tranh được, công ty không chỉ cần tăng đầu tư trong dây chuyền sản xuất, mà còn đề ra các chiến lược phát triển sản phẩm mới để cạnh tranh về giá và chất lượng. Hơn nữa, sự thiếu nhân lực trong phân tích thị trường và các số liệu tài chính cũng là cản trở lớn của cơng ty trong cạnh tranh với các cơng ty nước ngồi.

3.4. Đánh giá hoạt động mở rộng thị trường của công ty TNHH Một thành viên Apatit Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên apatit việt nam​ (Trang 73 - 79)