Giải pháp xây dựng, mở rộng hệ thống kênh phân phối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên apatit việt nam​ (Trang 92 - 93)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty một thành

4.2.3. Giải pháp xây dựng, mở rộng hệ thống kênh phân phối

Cơ sở đề xuất giải pháp: Trong nền kinh tế đa dạng như hiện này, các

sản phẩm đều đa dạng về mẫu mã, chủng loại khiến cho không chỉ riêng công ty Apatiti Việt Nam mà tất cả các cơng ty khác đều gặp khó khăn trong việc cạnh tranh và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Những đối thủ cạnh tranh không chỉ ở trong nước mà còn đến từ các nước phát triển khác trên thế giới. Bên cạnh những giải pháp về nghiên cứu, cải tiến sản phẩm thì phát triển hệ thống kênh phân phối cũng là một trong những vấn đề đáng lưu tâm để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Các kênh phân phối đóng một vai trị quan trọng trong việc kết nối các công ty sản xuất với các kênh bán hàng nhỏ lẻ, người tiêu dùng. Các kênh phân phối như là một công cụ để các thông tin của sản phẩm tới tay người tiêu dùng, từ đó giúp người tiêu dùng biết tới cơng ty, nâng cao uy tín, thương hiệu trên thị trường cũng như người tiêu dùng. Việc phát triển hệ thống kênh phân phối sẽ giúp công ty tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ, tận dụng tối đa năng lực sản xuất để tăng các nguồn doanh thu, lợi nhuận cho công ty.

Các biện pháp thực thi giải pháp: Phát triển hệ thống đa dạng theo địa

lý sẽ giúp cơng ty dễ xâm nhập và tìm hiểu nhu cầu của thị trường cũng như của khách hàng. Từ đó, cơng ty có thể lấy đó làm căn cứ để thực hiện cải tiến sản phẩm của mình để đáp ứng được nhiều nhu cầu hơn. Việc phát triển hệ thống phân phối này yêu cầu công ty cần gia tăng về số lượng và chất lượng các cửa hàng, đại lý để đảm bảo các kênh phân phối đều hoạt động tốt.

Các kênh phân phối cần được tuyển chọn kỹ lưỡng, tránh tình trạng tràn làn. Công ty nên xây dựng các điều kiện trong việc lựa chọn kênh phân phối

như các yêu cầu về tài chính, năng lực kinh doanh. Hệ thống các kênh phân phối yêu cầu sự liên kết chặt chẽ với cơng ty để các mối quan hệ lợi ích được thiết lập. Ngoài ra, các kênh phân phối cần được giao chỉ tiêu và kiểm tra việc thực hiện chỉ tiêu.

Phát triển hệ thống các kênh phân phối cũng cần có sự giám sát từ chặt chẽ từ phía cơng ty. Việc giám sát này nhằm mục đích: thứ nhất, giám sát đảm bảo được các kênh phân phối hoạt động hiệu quả hay không, liệu các kênh phân phối có thực hiện các chiến lược quảng cáo tới tay người tiêu dùng hay không;

thứ hai, giám sát để thúc đẩy các kênh phân phối chú trọng việc thực hiện chỉ

tiêu trong tiêu thụ sản phẩm. Đây cũng là biện pháp giúp tăng tính chủ động của các kênh phân phối, đảm bảo hoạt động đạt hiệu quả cao.

Bên cạnh việc phát triển các kênh phân phối, cơng ty có thể xây dựng các chương trình đạo tào về sản phẩm, các phương thức tiếp thị hàng hóa, marketing, cách tiếp cận khách hàng cho các kênh phân phối. Điều này sẽ tạo động lực cho các kênh phân phối và tăng hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của họ. Ngồi ra, cơng ty cũng nên chú ý tới thái độ phục vụ, tiếp thị của các kênh phân phối đối với khách hàng tiêu dùng nhỏ lẻ. Vì chỉ khi thái độ tốt, phục vụ nhiệt tình thì mới có thể giữ chân khách hàng, tăng sự yêu thích sản phẩm của người tiêu dùng.

Chủ thể thực hiện giải pháp: Để thực hiện thành cơng giải pháp thì

phịng phát triển kinh doanh giữ vai trò quyết định, đây là bộ phận chính giữ vai trị nghiên cứu, mở rộng các kênh phân phối đáp ứng nhu cầu thị trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên apatit việt nam​ (Trang 92 - 93)