QUAN ĐIỂM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CƠNG CHỨC CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ CỦA TỈNH BÌNH PHƯỚC

Một phần của tài liệu Ths luat học chất lượng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã của tỉnh bình phước đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam (Trang 76 - 81)

CHỨC CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ CỦA TỈNH BÌNH PHƯỚC

Mục tiêu của việc nâng cao chất lượng CBCC CQCX là nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất trong hoạt động của CBCC, có đủ phẩm chất, năng lực trình độ để thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH của tỉnh Bình Phước hiện nay. Nâng cao chất lượng CBCC phải trên cơ sở điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, xuất phát từ thực trạng CBCC CQCX, căn cứ vào các tiêu chí đối với từng CBCC để có các giải pháp thích hợp nhằm xây dựng CBCC CQCX của tỉnh đảm bảo các yêu cầu của quá trình xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam.

Để thực hiện mục tiêu đó, việc nâng cao chất lượng CBCC CQCX của tỉnh Bình Phước cần quán triệt một số quan điểm chỉ đạo cơ bản. Các quan điểm này là hệ thống các tư tưởng, cách nhìn, ngun lý có tính định hướng q trình nâng cao chất lượng CBCC CQCX của tỉnh trong giai đoạn hiện nay:

Đảm bảo sự thống nhất lãnh đạo của Đảng về công tác cán bộ.

Chúng ta xây dựng NNPQ XHCN của dân, do dân, vì dân trong điều kiện một Đảng duy nhất cầm quyền, như Hiến pháp Việt Nam năm 1992 đã khẳng định tại Điều 4: “Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” [70, tr.123-124]. Do đó, địi hỏi Đảng phải trực tiếp chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ cho cả

HTCT. Để thực hiện vai trò này, một nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong công tác cán bộ là Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ.

Nguyên tắc Đảng lãnh đạo là nguyên tắc xuyên suốt q trình xây dựng và phát triển đất nước nói chung, nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC CQCX nói riêng. Trong đó:

Đảng thống nhất lãnh đạo cơng tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ theo nguyên tắc tập trung dân chủ, đồng thời phát huy trách nhiệm của các tổ chức thành viên trong HTCT.

Đảng phải trực tiếp chăm lo xây dựng đội ngũ CBCC cho HTCT, trên mọi lĩnh vực. Đảng thực hiện đường lối, chính sách cán bộ thơng qua các tổ chức đảng và đảng viên trong các cơ quan nhà nước và các đoàn thể nhân dân, thực hiện đúng quy trình, thủ tục, pháp luật của Nhà nước và điều lệ của các đoàn thể và tổ chức xã hội [28].

CBCC CQCX là bộ phận trong đội ngũ cán bộ của Đảng. Việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC CQCX phải trên cơ sở đường lối, chính sách cán bộ, những quan điểm, tiêu chuẩn chung về cán bộ và công tác cán bộ của Đảng. Muốn vậy, chúng ta phải “cụ thể hóa và thể chế hóa nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, đi đôi với phát huy trách nhiệm của tổ chức và người đứng đầu của tổ chức trong HTCT về công tác cán bộ [34, tr.136].

Mặt khác, Nhà nước ta là NNPQ XHCN, trong đó pháp luật chiếm địa vị thống trị trong mọi lĩnh vực và hoạt động của Nhà nước và xã hội. Nâng cao chất lượng CBCC CQCX phải được thực hiện trên cơ sở pháp lý của một hệ thống pháp luật cơng vụ hồn chỉnh, đầy đủ.

Như vậy, việc nâng cao chất lượng CBCC CQCX không chỉ hướng vào mục tiêu xây dựng, nâng cao chất lượng, coi trọng phẩm chất đạo đức, trình độ và năng lực chun mơn của CBCC mà cịn phải quán triệt những tư tưởng

đổi mới xun suốt là dân chủ hóa, cơng khai hóa, bảo đảm cho cơng tác cán bộ của Đảng được thực hiện một cách khách quan, khoa học, phù hợp với yêu cầu của quá trình xây dựng NNPQ XHCN.

Nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC CQCX phải gắn liền với đổi mới tổ chức và hoạt động của CQCX theo yêu cầu xây dựng NNPQ XHCN.

Tổ chức và hoạt động của CQCX quyết định phương hướng phát triển và sử dụng đội ngũ CBCC, tạo điều kiện để mỗi CBCC phát huy sáng tạo, bộc lộ khả năng của mình. Ngược lại, một đội ngũ cán bộ có năng lực, trình độ sẽ tạo ra mơ hình bộ máy thích hợp, điều hành bộ máy hoạt động có hiệu quả. Vì vậy, phải căn cứ vào yêu cầu về tổ chức và hoạt động của CQCX mà đặt ra tiêu chuẩn của từng chức danh, bố trí và sử dụng CBCC. Chính vì vậy, chất lượng đội ngũ CBCC và tổ chức, hoạt động CQCX là hai vấn đề gắn bó chặt chẽ với nhau, quan hệ mật thiết và tác động lẫn nhau.

Hiện nay, chúng ta đang xây dựng NNPQ XHCN, một Nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân được thực hiện trên cơ sở một hệ thống pháp luật thống nhất với bộ máy cơ quan nhà nước từ trung ương đến cơ sở được tổ chức tinh giản, gọn nhẹ, trong đó có CQCX. Do đó, yêu cầu đặt ra là phải có một đội ngũ CBCC CQCX hợp lý về số lượng, cơ cấu, gương mẫu về đạo đức, trong sạch về lối sống, có trí tuệ, kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn, gắn bó mật thiết với nhân dân.

Nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC CQCX của tỉnh Bình Phước phải chú ý đến tính đồng bộ, tồn diện đồng thời cần có trọng tâm, trọng điểm.

Yêu cầu về tính đồng bộ trước hết là đồng bộ giữa các loại CBCC, các lĩnh vực, giữa cán bộ chủ chốt với đội ngũ cơng chức chun mơn. CBCC phải có kiến thức đồng bộ cả về chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội và các kiến thức có liên quan; đồng bộ giữa các mặt, các khâu từ công tác quy hoạch, bố trí, sử dụng, chính sách đãi ngộ…đối với CBCC. Đồng thời với việc tiến hành đồng bộ các hoạt động cũng cần có trọng tâm, trọng điểm. Để bảo đảm chất

lượng đội ngũ CBCC CQCX của tỉnh Bình Phước cần tập trung vào lựa chọn khâu đào tạo, bồi dưỡng, chính sách cán bộ và quản lý, kiểm tra CBCC.

Đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC CQCX xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị.

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và phát triển nguồn nhân lực để nâng cao chất lượng CBCC cấp xã là nhiệm vụ quan trọng, cần thiết đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, xây dựng tổ chức đảng thật sự trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. …Đầu tư giáo dục, đào tạo là bước chuẩn bị để đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực có trình độ chun mơn cao, có phẩm chất đạo đức tốt nhằm từng bước trẻ hóa đội ngũ cán bộ, đảm bảo tính kế thừa và liên tục, chủ động nguồn có chất lượng, đạt chuẩn chuyên môn của ngạch, đáp ứng yêu cầu đối với các chức danh chủ chốt của các ngành, các cấp trong HTCT. Thực hiện đầy đủ, công bằng, hợp lý việc quy hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ một cách khoa học, bồi dưỡng một cách có hệ thống đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cơ sở [95, tr.7].

Nâng cao chất lượng CBCC CQCX của tỉnh Bình Phước dựa trên cơ sở một hệ thống cơ chế, chính sách hợp lý đối với CBCC

Cơ chế, chính sách do con người tạo ra có tác động mạnh mẽ đến hoạt động của con người. Cơ chế, chính sách có thể là động lực thúc đẩy tính tích cực, tài năng, sáng tạo, nhiệt tình, trách nhiệm của mỗi con người nhưng nó cũng có thể kìm hãm hoạt động của mỗi con người, làm thui chột tài năng, sức sáng tạo của họ. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng CBCC CQCX phải gắn liền với đổi mới hệ thống cơ chế, chính sách. Trong điều kiện hiện nay, việc đổi mới cơ chế sử dụng và chính sách đối với với CBCC là khâu có tính đột phá, mở đường, thúc đẩy và quyết định đến việc nâng cao chất lượng CBCC. Việc đổi mới cơ chế, chính sách cán bộ phải được tiến hành đồng bộ trong tất

cả các khâu, từ tiền lương, khen thưởng đến lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, quản lý và sử dụng CBCC.

Xây dựng được đội ngũ CBCC có trình độ, năng lực cho CQCX là việc làm vơ cùng khó khăn và tốn kém. Tuy nhiên, việc phát huy vai trò, tác dụng của họ trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, cơ sở lại càng khó khăn gấp bội lần. Vấn đề là phải tạo ra được động lực để khai thác tiềm năng của họ. Muốn vậy, chúng ta phải có chính sách hợp lý đối với đội ngũ cán bộ này, đặc biệt là chính sách sử dụng và đãi ngộ.

Xuất phát từ những đặc điểm, tình hình về CBCC CQCX của tỉnh Bình Phước và yêu cầu xây dựng NNPQ XHCN, để đảm bảo chất lượng CBCC CQCX của tỉnh, trong thời gian tới cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm như sau :

- Năm thứ hai, sau đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IX tiến hành rà soát, bổ sung và xây dựng quy hoạch cán bộ cho nhiệm kỳ 2015 - 2020.

- Xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo quy hoạch được phê duyệt; bảo đảm đào tạo phải chuẩn hóa cán bộ theo ngạch và chức danh được quy hoạch theo quy định.

- Xây dựng kế hoạch sử dụng cán bộ theo quy hoạch, đào tạo cán bộ để tái sắp xếp, bố trí, luân chuyển cán bộ phù hợp với năng lực chuyên môn và yêu cầu nhiệm vụ.

- Đối với cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã: phấn đấu 100% cán bộ đạt chuẩn ngạch theo quy định: có trình độ văn hóa THPT; được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và lý luận chính trị từ trung cấp trở lên. Riêng đối với cán bộ không chuyên trách người dân tộc thiểu số đạt trình độ văn hóa từ tốt nghiệp THPT hoặc BTVH.

- Thực hiện nghiêm các quy định hiện hành trong cơng tác tuyển dụng, bổ nhiệm CBCC, viên chức. Kiểm sốt chặt chẽ đầu vào và tổ chức các kỳ thi tuyển cơng bằng, cơng khai nhằm tuyển dụng người có tài.

- Tổ chức thực hiện tốt công tác đào tạo cơ bản, chính quy cho đội ngũ cán bộ tạo nguồn của các cấp, các ngành, nhất là cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số.

- Rà soát lại đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ khoa học tốt nghiệp đại học đạt loại khá, giỏi để xây dựng kế hoạch đào tạo nâng cao đáp ứng nguồn nhân tài của tỉnh.

- Ban hành chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quy hoạch, đào tạo, tuyển dụng và sử dụng CBCC, viên chức. Đồng thời, ấn định thời gian để những cán bộ chưa đạt chuẩn theo quy định phải đào tạo, bồi dưỡng để đạt chuẩn. Mặt khác, ban hành chủ trương tinh giảm biên chế và giải quyết chế độ đối với CBCC, viên chức không đáp ứng yêu cầu về học vấn và chuyên môn theo thời hạn ấn định của cấp có thẩm quyền.

- Điều chỉnh, bổ sung và ban hành chính sách đào tạo, thu hút và phát triển nguồn nhân lực của tỉnh [93,tr.11-12].

Một phần của tài liệu Ths luat học chất lượng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã của tỉnh bình phước đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam (Trang 76 - 81)