Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện và đẩy mạnh việc thực hiện chế độ, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, cơng chức chính quyền cấp xã

Một phần của tài liệu Ths luat học chất lượng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã của tỉnh bình phước đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam (Trang 106 - 108)

c. Tiêu chuẩn cụ thể đối với công chức cấp xã

3.2.7.Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện và đẩy mạnh việc thực hiện chế độ, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, cơng chức chính quyền cấp xã

chế độ, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, cơng chức chính quyền cấp xã

Chế độ, chính sách là những quy định cụ thể trong nhiều mặt của công tác cán bộ nhằm đối đãi với cán bộ sao cho đúng đắn, phù hợp với quan điểm

của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và điều kiện thực tế của địa phương. Chính sách cán bộ có nhiều nội dung quan hệ mật thiết với nhau như: chính sách đào tạo, bồi dưỡng; chính sách sử dụng và quản lý; chính sách đảm bảo về lợi ích vật chất và động viên tinh thần đối với cán bộ.

Có thể nói, chính sách đối với CBCC cấp xã có ý nghĩa rất to lớn, nếu chính sách khơng phù hợp, khơng đồng bộ dễ dẫn đến nhiều tiêu cực, thiếu động lực để CBCC cơ sở hăng hái làm việc, tạo tâm lý không ổn định, làm việc cầm chừng, muốn chuyển đi nơi khác có chế độ tốt hơn. Đó là chưa nói đến những trường hợp chế độ không đáp ứng đủ nhu cầu của cuộc sống, dễ làm cho CBCC sa ngã, xâm phạm đến tài sản của Nhà nước và công dân, làm mất uy tín của Đảng và chính quyền. Vì vậy, hồn thiện chế độ, chính sách đãi ngộ đối với CBCC cấp xã hiện nay là rất cấp thiết, vừa góp phần khắc phục lối sống thực dụng, vừa động viên sự nhiệt tình hăng hái, củng cố sự đồn kết thống nhất trong đội ngũ CBCC CQCX, đồng thời cũng là thực hiện cơng bằng xã hội.

Ngày 22/10/2009, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 92/2009/NĐ- CP “về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với CBCC ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã” (có hiệu lực từ ngày 01/01/2010) thay thế Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 của Chính phủ “về chế độ, chính sách đối với CBCC ở xã, phường, thị trấn”. Trong đó, ngồi các quy định về chức vụ, chức danh, số lượng CBCC cấp xã, Nghị định 92 đã quy định cụ thể các chế độ chính sách như chế độ tiền lương, phụ cấp, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và chế độ đào tạo, bồi dưỡng. Vì vậy, nhiệm vụ trước mắt là cần triển khai hiện thực hiện đầy đủ và sâu rộng văn bản trên.

Ngồi ra, để hồn thiện chế độ, chính sách đối với CBCC cấp xã của tỉnh Bình Phước cần chú trọng một số nội dung sau:

- Hiện nay tỉnh Bình Phước đã ban hành quy định về chính sách đào tạo, bồi dưỡng và thu hút nguồn nhân lực (Quyết định số 159/2005/QĐ- UBND ngày 21/12/2005 của UBND tỉnh Bình Phước). Tuy nhiên, với những quy định mới về chế độ, chính sách đối với CBCC cấp xã và mức lương tối thiểu thì việc quy định mức hỗ trợ cụ thể trong Quyết định 159 nói trên chưa hợp lý, chưa thực sự khuyến khích CBCC cấp xã đi học. Vì vậy cần sửa đổi, bổ sung về cơ chế, chính sách thu hút, ưu đãi riêng của tỉnh trong Quyết định 159.

- Phải có chính sách đãi ngộ đủ mạnh và phù hợp để thu hút cán bộ giỏi vào làm việc tại các cơ quan Đảng, chính quyền, đồn thể trong tỉnh, trong đó có cấp xã [23, tr.109].

Để có thể thu hút nhân tài, người trẻ tuổi, cán bộ nữ về công tác tại cấp xã, thúc đẩy CBCC CQCX đi học nâng cao trình độ, tỉnh Bình Phước cần tiếp tục nghiên cứu, xây dựng, hồn thiện và thực hiện có hiệu quả một số chế độ, chính sách như: chính sách bố trí, sử dụng cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số; chính sách thu hút, đãi ngộ nhân tài; chính sách khuyến khích đào tạo, bồi dưỡng; chính sách thu hút, sử dụng sinh viên tốt nghiệp cao đẳng, đại học là nguồn từ Trường Dân tộc nội trú và Trường Chuyên Quang Trung của tỉnh về công tác tại địa phương để tạo nguồn cung cấp cán bộ tại chỗ… Có như vậy mới thu hút được cán bộ có năng lực, có trình độ và mới thúc đẩy họ tích cực học tập nâng cao trình độ, phục vụ cơng tác lâu dài cho địa phương.

Một phần của tài liệu Ths luat học chất lượng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã của tỉnh bình phước đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam (Trang 106 - 108)