c. Tiêu chuẩn cụ thể đối với công chức cấp xã
3.2.10. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, cơng chức chính quyền cấp xã
lượng đội ngũ cán bộ, cơng chức chính quyền cấp xã
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với CBCC CQCX là nhằm khơng ngừng củng cố, kiện tồn tổ chức và hoạt động của CQCX, đổi mới và nâng cao chất lượng của HTCT ở cơ sở. Nhiệm vụ cấp bách hiện nay là:
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động hướng vào phục vụ dân, sát với dân, được dân tin cậy, thực hành dân chủ thực sự trong nội bộ các tổ chức của hệ thống chính trị ở cơ sở theo nguyên tắc tập trung dân chủ và phát huy quyền làm chủ của nhân dân... Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở có năng lực và vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, công tâm, thạo việc, tận tụy với dân, biết phát huy sức dân, không tham nhũng, không ức hiếp dân; trẻ hóa đội ngũ, chăm lo cơng tác đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết hợp lý và đồng bộ chính sách đối với cán bộ cơ sở” [30, tr.167-168].
Xác định vấn đề cán bộ là then chốt trong công tác xây dựng Đảng, là nhân tố quyết định đến thành công của sự nghiệp đổi mới, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình xây dựng NNPQ XHCN, sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Tỉnh ủy Bình Phước đã có nhiều văn bản quán triệt và chỉ đạo thực hiện các nghị quyết của Trung ương về vấn đề cán bộ và công tác cán bộ
trong thời kỳ cách mạng mới, như: Chương trình hành động số 01-CT/TU ngày 22/3/1998 thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khóa VIII; Quyết định số 132- QĐ/TU ngày 16/5/2006 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa VIII quy định tiêu chuẩn chức danh cán bộ thuộc diện quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ CNH, HĐH đất nước; Chương trình số 10 -CTr/TU ngày 8/01/2007 của Tỉnh ủy Bình Phước “Về cơng tác đào tạo - thu hút cán bộ và phát triển nguồn nhân lực” của tỉnh đến năm 2010 thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khố VIII; Chương trình số 12-CTr/TU ngày 02/8/2011 của Tỉnh ủy Bình Phước về “Đào tạo cán bộ và phát triển nguồn nhân lực” thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IX, nhiệm kỳ 2010 - 2015… trong đó đã quan tâm, chú trọng đến nâng cao chất lượng của CBCC CQCX. Có thể nói, sự phát triển kinh tế - xã hội mà tỉnh Bình Phước đạt được hơm nay chính là có sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp ủy Đảng một cách tồn diện trên nhiều lĩnh vực, trong đó có vấn đề cán bộ và công tác cán bộ. Trong giai đoạn hiện nay, để đảm bảo và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc nâng cao chất lượng CBCC CQCX, các cấp ủy của tỉnh Bình Phước cần quan tâm đặc biệt đến một số vấn đề sau:
- Tiếp tục quán triệt sâu sắc các quan điểm cơ bản về xây dựng đội ngũ cán bộ được nêu tại Nghị quyết Trung ương 3 khóa VIII về Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, Nghị quyết Trung ương 3 khóa VII, Nghị quyết Trung ương 7 khóa VIII và Kết luận số 37-KL/TW ngày 02/02/2009 của Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương khoá X về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chiến lược cán bộ từ nay đến năm 2020.
- Cùng với việc tích cực quán triệt các nghị quyết của Đảng và đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước, các cấp ủy Đảng của Tỉnh phải chú trọng xây dựng các phương án, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội nói chung, cơng tác tổ chức cán bộ nói riêng để các cấp ủy cơ sở vận dụng vào việc xác định nhiệm vụ chính trị và kế hoạch cơng tác của mình.
- Tiếp tục cụ thể hoá, thể chế hoá nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ theo nguyên tắc tập trung dân chủ, đi đôi với phát huy trách nhiệm của các tổ chức và người đứng đầu các tổ chức trong HTCT về công tác cán bộ. Mục tiêu là xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ năng lực, phẩm chất, có bản lĩnh chính trị vững vàng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và phát triển kinh tế tri thức [23, tr.84].
- Cần tổng kết đánh giá về cán bộ và công tác cán bộ một cách thường xuyên, đặc biệt là công tác tham mưu sơ, tổng kết các chỉ thị, nghị quyết của Đảng. Thơng qua đó phát hiện, nhân rộng điển hình nhân tố mới, những cách làm mới về công tác tổ chức cán bộ. Đánh giá thực chất cán bộ và cơng tác cán bộ, một mặt vừa tìm ra ngun nhân, mấu chốt quan trọng của những vướng mắc, khó khăn trong cơng tác cán bộ của từng cấp để có giải pháp tháo gỡ, khắc phục khó khăn, phát huy những thành quả đạt được. Mặt khác, có thể kiểm tra phẩm chất, năng lực của CBCC để khẳng định cái đúng, nêu gương những cán bộ tốt, uốn nắn những sơ hở trong công tác cán bộ, ngăn chặn những biểu hiện lệch lạc, thối hóa, biến chất của CBCC CQCX.
- Kịp thời điều chuyển những CBCC CQCX khơng có năng lực, khơng phù hợp với công việc được phân công; xử lý kịp thời những CBCC năng lực quá yếu hoặc có vi phạm; tăng cường cho cấp xã những CBCC có uy tín từ các ban, ngành của tỉnh hoặc huyện, thị. Nơi nào mất đoàn kết nội bộ kéo dài, nhất là mâu thuẫn trong đội ngũ cán bộ chủ chốt thì phải tiến hành điều tra làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của mỗi cá nhân để sớm giải quyết dứt điểm, tránh gây ảnh hưởng xấu đến dư luận địa phương và cán bộ, đảng viên, nhân dân ở cơ sở.
- Cần phải tăng cường sự lãnh đạo tập thể về cơng tác cán bộ, vì quyết định vấn đề cán bộ có ý nghĩa quan trọng đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và ảnh hưởng đến sinh mệnh chính trị của từng cá nhân nhưng cũng đồng thời phải đề cao tính chịu trách nhiệm của từng cá nhân lãnh đạo.
Kết luận chương 3
Xuất phát từ yêu cầu của công tác cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và thực tiễn đội ngũ CBCC CQCX của tỉnh Bình Phước địi hỏi phải có hệ thống các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ này để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển của đất nước trong tình hình mới. Trên cơ sở những quan điểm chỉ đạo, một số giải pháp được đề ra ở trên vừa mang tính cơ bản, vừa mang tính cụ thể nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC CQCX trên địa bàn tỉnh Bình Phước đáp ứng yêu cầu xây dựng NNPQ XHCN của dân, do dân, vì dân. Các giải pháp này có mối quan hệ mật thiết với nhau, khơng tách rời và tạo thành một thể thống nhất. Do đó, trong quá trình tổ chức thực hiện địi hỏi phải đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống giải pháp, sự phối hợp, kết hợp nhịp nhàng, chặt chẽ giữa các cấp, các ngành để tạo nên sự nhất quán nhưng đồng thời cũng phải phát huy tính năng động, sáng tạo và linh hoạt của từng địa phương.
KẾT LUẬN
Cán bộ, cơng chức cấp xã có vai trị rất quan trọng đối với HTCT ở cơ sở nói riêng và với HTCT nói chung. Hiện nay, công tác cán bộ được Đảng và Nhà nước ta ngày càng quan tâm hơn, trong đó đặc biệt chú trọng tới nâng cao chất lượng CBCC CQCX. Việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cơ sở vững mạnh gắn với việc hoàn thiện HTCT cấp cở sở là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, một yêu cầu bức thiết nhằm đảm bảo ổn định chính trị, tạo ra động lực mới phát huy nội lực từ cơ sở đáp ứng đòi hỏi nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, góp phần hồn thiện NNPQ XHCN của dân, do dân, vì dân. Chất lượng CBCC CQCX tốt thì hiệu quả quản lý ở cơ sở được bảo đảm, địa phương vững mạnh, ngược lại CBCC có trình độ năng lực yếu kém, sa sút về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, thối hóa, biến chất, phiền hà, sách nhiễu nhân dân…sẽ gây mất ổn định lòng dân, giảm sút niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước và ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của HTCT cơ sở.
Qua nghiên cứu cho thấy, chất lượng CBCC CQCX của tỉnh Bình Phước hiện nay cịn nhiều bất cập. Trước hết phải nói đến trình độ CBCC CQCX của tỉnh cịn thấp so với yêu cầu của đất nước trong tình hình mới, nhất là CBCC ở các xã vùng sâu, vùng xa, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Xuất phát điểm nền kinh tế của tỉnh thấp, trình độ dân trí thấp và khơng đồng đều, trình độ CBCC cấp xã cũng thấp và chưa đồng bộ. Tuy chúng ta đã và đang thực hiện phổ cập giáo dục, đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng nhưng những bất cập về trình độ của CBCC CQCX chưa thể khắc phục nhanh chóng. CBCC CQCX có trình độ thấp cả về văn hóa, chun mơn nghiệp vụ và lý luận chính trị. Nhiều CBCC chưa có trình độ về quản lý hành chính nhà nước, tin học, ngoại ngữ. Thứ hai, là chế độ chính sách đối với CBCC cịn nhiều bất cập, họ chưa có được sự đãi ngộ thỏa đáng cho việc về công tác tại cấp xã cũng như học tập nâng cao trình độ. Bên cạnh đó, việc đào tạo, bồi dưỡng
CBCC CQCX ở một số địa phương cịn mang tính hình thức, nặng về lý luận, đào tạo không hiệu quả, không trọng tâm, không gắn với chức danh CBCC.
Trong xu thế hiện nay, có thể nói chất lượng CBCC CQCX của tỉnh Bình Phước ngày càng được nâng lên về số lượng và đảm bảo về chất lượng. Tuy nhiên, để có căn cứ cho việc đưa ra các giải pháp và giải quyết các vấn đề cụ thể để nâng cao chất lượng CBCC CQCX của tỉnh Bình Phước luận văn đã tập trung nghiên cứu, phân tích làm sáng tỏ nhiều vấn đề như: đặc điểm, tính chất của đội ngũ CBCC CQCX; những quan điểm, nguyên tắc và yêu cầu cụ thể đối với việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC CQCX trong điều kiện xây dựng NNPQ XHCN; cơng tác tuyển dụng và chính sách tạo nguồn, thu hút cán bộ cấp xã; vấn đề chế độ, chính sách đãi ngộ; về nội dung, hình thức, phương pháp và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng; những điều kiện cần thiết khác có tính khả thi đảm bảo việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã trong giai đoạn phát triển mới…Mặt khác, hệ thống pháp luật về CBCC cấp xã ngày càng được hoàn thiện; đổi mới giáo dục và đào tạo; hoàn chỉnh chế độ chính sách; thực hiện luân chuyển cán bộ ngày càng được thực hiện dân chủ, công khai nên đa số CBCC CQCX có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt, có trình độ năng lực được đào tạo ngày càng cơ bản, có khả năng hồn thành tốt nhiệm vụ.
Nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC CQCX hiện nay là nhiệm vụ hết sức quan trọng trong cơng tác xây dựng Đảng, hồn thiện NNPQ XHCN của dân, do dân, vì dân và là nhiệm vụ của cả HTCT. Song, dù có sự cố gắng của bản thân trong quá trình nghiên cứu nhưng đây là vấn đề hết sức mới mẻ của tỉnh, phạm vi vấn đề rộng nên đây chỉ là kết quả bước đầu của q trình nghiên cứu. Chính vì vậy, luận văn khơng tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô giáo, các nhà nghiên cứu và các đồng nghiệp để đề tài được hồn thiện hơn, góp phần nhỏ bé của mình vào cơng cuộc xây dựng đội ngũ CBCC “vừa hồng vừa chuyên” đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, xây dựng NNPQ XHCN của dân, do dân, vì dân.