Kinh nghiệm của tỉnh Bình Dương

Một phần của tài liệu Ths luat học chất lượng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã của tỉnh bình phước đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam (Trang 49 - 51)

Bình Dương là tỉnh thuộc miền Đơng Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, phát triển công nghiệp năng động nhất của cả nước. Địa hình của Bình Dương tương đối bằng phẳng, hệ thống sơng ngịi và tài nguyên thiên nhiên phong phú. Bình Dương là cửa ngõ giao thương với thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế - văn hóa của cả nước, có các trục lộ giao thông huyết mạch của quốc gia chạy qua như quốc lộ 13, quốc lộ 14, quốc lộ 1K, đường Hồ Chí Minh, đường Xuyên Á, cách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và các cảng biển chỉ từ 10 - 15km…thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội tồn diện.

Khơng chỉ tăng trưởng kinh tế vượt trội, Bình Dương cịn là tỉnh có sự chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Chính vì vậy, việc chăm lo xây dựng và phát triển nguồn nhân lực của tỉnh thông qua việc vận dụng các chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước để cụ thể hóa cho phù hợp với điều kiện của tỉnh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Trong chiến lược phát triển cán bộ, nhằm nâng cao chất lượng CBCC cấp xã, tỉnh Bình Dương đang thực hiện “Đề án tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp ủy, chính quyền xã, phường, thị trấn” với mục tiêu sẽ tuyển chọn 200 học viên là CBCC đang công tác hoặc sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng chính quy có hộ khẩu 03 năm trở lên tại địa phương, tổ chức thành 2 khóa đào tạo kế tiếp nhau. Nếu đạt yêu cầu khóa học, sau khi ra trường được bố trí cơng tác về các xã, phường, thị trấn và sẽ được quy hoạch, bố trí, giới thiệu ứng cử vào các chức danh lãnh đạo, quản lý chủ chốt ở cấp xã. Đây là một trong những bước đi cụ thể nhằm tiếp tục thực hiện chiến lược cán bộ đến năm 2020 của tỉnh Bình Dương.

Một số hoạt động mang tính giải pháp trên đây của các địa phương trong những năm gần đây là kinh nghiệm quý báu để các cấp, các ngành của tỉnh Bình Phước tham khảo, nghiên cứu và vận dụng sáng tạo, nhằm đảm bảo nâng cao chất lượng CBCC CQCX của tỉnh Bình Phước trong giai đoạn phát triển mới.

Kết luận chương 1

Chính quyền cấp xã và đội ngũ CBCC CQCX có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong bộ máy nhà nước, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, là mắt xích quan trọng trong cơ chế thực hiện quyền lực nhân dân. Mọi chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đều phải được thực hiện ở cấp xã. Việc làm rõ vị trí, vai trị cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng CBCC là cơ sở khoa học, định hướng cho việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ CBCC CQCX của tỉnh Bình Phước trong giai đoạn hiện nay nhằm hướng tới nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC CQCX của tỉnh đáp ứng yêu cầu xây dựng NNPQ XHCN của dân, do dân, vì dân.

Chương 2

Một phần của tài liệu Ths luat học chất lượng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã của tỉnh bình phước đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam (Trang 49 - 51)