c. Tiêu chuẩn cụ thể đối với công chức cấp xã
3.2.3. Công tác quy hoạch phải gắn với đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã
cơng chức chính quyền cấp xã
Cần phải nhận thức đúng đắn và nhất quán đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là vấn đề quan trọng nhất trong công tác xây dựng Đảng. Cách mạng bao giờ cũng cần có đội ngũ CBCC được huấn luyện, đào tạo. Muốn sự nghiệp cách mạng ngày càng phát triển, thì Đảng phải đẩy mạnh cơng tác giáo dục, đào tạo. Qua thực tiễn cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng” [57, tr.269]. Đảng ta luôn coi trọng vấn đề đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nhờ có đội ngũ cán bộ được huấn luyện, đào tạo, chuẩn bị tốt nên trong từng giai đoạn cách mạng, Đảng đã lãnh đạo nhân dân giành được những thắng lợi có ý nghĩa to lớn.
Bước vào thời kỳ phát triển mới của đất nước, Đảng ta chỉ rõ: “Đầu tư thích đáng cho việc đào tạo, bồi dưỡng những người ưu tú trở thành cán bộ chủ chốt” [28, tr.92] và phải “dành kinh phí thỏa đáng cho việc đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ cán bộ cơ sở” [30, tr.179]. Quán triệt và vận dụng sáng tạo quan điểm của Đảng, các quy định của Nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng CBCC CQCX của tỉnh Bình Phước hiện nay cần chú trọng thực hiện những nội dung sau:
Nhanh chóng triển khai thực hiện sâu rộng và có kết quả Chương trình số 12-CTr/TU ngày 02/8/2011 của Tỉnh ủy Bình Phước về “Đào tạo cán bộ và phát triển nguồn nhân lực” thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IX, nhiệm kỳ 2010 - 2015. Nhận thức đầy đủ và làm tốt công tác quy hoạch cán bộ để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đáp ứng yêu cầu lâu dài, tránh bị động, đặc biệt là đào tạo cán bộ theo chức danh, cán bộ nữ, cán bộ là người dân tộc thiểu số.
Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, kết hợp đào tạo chính quy tập trung với các loại hình đào tạo khác phù hợp cho từng loại cán bộ. Mở rộng đào tạo trong nước, đồng thời chủ động đào tạo ở nước ngoài để tạo nguồn cán bộ lãnh đạo quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật. Có chế độ chính sách khuyến khích CBCC tự học, tự nghiên cứu. Theo đó, quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBCC CQCX của tỉnh Bình Phước cần tiến hành theo:
- Quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng theo chức danh, cần tập trung vào các nội dung sau:
Đào tạo, bồi dưỡng bổ sung trình độ lý luận chính trị, quản lý hành chính nhà nước, chun mơn nghiệp vụ cho những người đang giữ các chức vụ qua bầu cử hay các chức danh chuyên mơn cịn trong độ tuổi quy hoạch (dưới 50 tuổi) đủ tiêu chuẩn về văn hóa nhưng thiếu những kiến thức khác.
Bồi dưỡng cập nhật kiến thức chuyên môn cho những người giữ chức vụ qua bầu cử, các chức danh chuyên môn gần đến tuổi nghỉ hưu theo quy định nhưng thiếu tiêu chuẩn chuyên môn.
Đào tạo, bồi dưỡng bổ sung kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho những người được dự kiến phương án kiêm nhiệm theo hình thức đi học tập trung hoặc vừa học vừa làm.
Việc đào tạo, bồi dưỡng các chức danh chuyên môn ở cấp xã cần tập trung trước hết vào những người chưa được đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ đang phụ trách.
- Quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng theo vùng: + Vùng đô thị: Cần tập trung vào các nội dung
Quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ đương chức theo phương châm cán bộ còn trong độ tuổi quy hoạch nhưng thiếu kiến thức nào thì đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức đó để đạt trình độ trung cấp trở lên.
Đào tạo những người chuẩn bị thay thế những cán bộ hưu trí đang đảm nhận cơng tác tại địa phương và những người cao tuổi.
+ Các xã vùng dân tộc thiểu số và vùng sâu, vùng xa: Tập trung vào các nội dung sau:
Quy hoạch đào tạo trình độ văn hóa gắn với đào tạo chun mơn nghiệp vụ và lý luận chính trị để nhanh chóng có được đội ngũ CBCC CQCX có đủ kiến thức và năng lực quản lý, điều hành phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Quy hoạch đào tạo cán bộ đã hoàn thành việc thực hiện nghĩa vụ quân sự trong lực lượng vũ trang (quân đội, công an), thanh niên xung phong.
- Quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn CBCC CQCX:
Đối với những người đã hoàn thành nghĩa vụ trong các lực lượng vũ trang, thanh niên xung phong và các đối tượng khác ở địa phương có trình độ tốt nghiệp THPT, có khả năng đào tạo đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu của chức danh CBCC CQCX; học sinh, sinh viên đã tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học chưa có việc làm đang cư trú tại địa phương, việc quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cần tiến hành theo các nội dung sau:
+ Lập kế hoạch đào tạo nguồn đối với các đối tượng đã hoàn thành nhiệm vụ trong các lực lượng vũ trang (quân sự, công an), thanh niên xung phong và các đối tượng khác ở địa phương đã tốt nghiệp THPT.
+ Tổ chức điều tra, phân tích, tổng hợp và phân loại các đối tượng là học sinh, sinh viên đã tốt nghiệp ở các trường theo chuyên ngành được đào tạo chưa có việc làm hiện đang cư trú tại địa phương; lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng những kiến thức còn thiếu đối với các đối tượng này.
+ Dự kiến kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ không chuyên trách, cán bộ hợp đồng có thời hạn đưa vào diện quy hoạch cán bộ chuyên trách (coi đây là nguồn cán bộ dự bị của cơ sở).
+ Dự báo nhu cầu đào tạo của địa phương để lập kế hoạch đào tạo nguồn cán bộ dự bị theo chức danh chuẩn bị cho việc bổ sung, thay thế khi cần thiết [86, tr.4-5].
Nhằm nâng cao chất lượng CBCC, việc đào tạo, bồi dưỡng CBCC CQCX của tỉnh Bình Phước cần phải chú trọng theo hướng sau:
Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCC đương chức để họ đảm đương công việc hiện tại; tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu về tiêu chuẩn CBCC cấp xã. Trên cơ sở tiêu chuẩn cụ thể, các cấp ủy địa phương xây dựng quy hoạch cán bộ để đưa đi đào tạo. Đây là tiền đề quan trọng để thực hiện chủ trương cơng chức hóa đội ngũ cán bộ cơ sở.
Đào tạo cán bộ theo quy hoạch một cách tồn diện cả phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, trình độ nghề nghiệp, năng lực thực tiễn, phù hợp với yêu cầu sử dụng, chức danh công tác và cơ cấu ngành nghề theo hướng chuyên môn sâu. Chú ý bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ và kinh nghiệm giải quyết những tình huống cụ thể cho đội ngũ CBCC ở cơ sở [23, tr.113].
Rà soát đội ngũ CBCC tốt nghiệp đại học chính quy đạt loại khá giỏi để có kế hoạch tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân tài cho tỉnh. Tiếp tục phát huy kết quả đã đạt được và có biện pháp cụ
thể tổ chức thực hiện các đề án, chương trình đột phá về cơng tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; đặc biệt quan tâm đến cán bộ cơ sở, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số [23, tr.110].
Đánh giá đúng thực trạng tình hình đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số ở cơ sở, từ đó đẩy mạnh việc thực hiện chiến lược đào tạo, bồi dưỡng có hệ thống đội ngũ cán bộ là người dân tộc tại chỗ. Mở rộng, củng cố các trường phổ thông dân tộc nội trú và các trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện, thị để tạo nguồn cung cấp cán bộ tại chỗ. Trên thực tế, chính đội ngũ này là trụ cột lâu dài và căn bản của sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở một tỉnh dân tộc, miền núi như tỉnh Bình Phước.
Sửa đổi, bổ sung quy định về chính sách đào tạo, bồi dưỡng và thu hút nguồn nhân lực của Tỉnh theo hướng chế độ đãi ngộ phải phù hợp với thực tế nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu cho CBCC an tâm học tập, khuyến khích, động viên họ học tập đạt kết quả tốt nhất.