Đổi mới nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức chính quyền cấp xã

Một phần của tài liệu Ths luat học chất lượng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã của tỉnh bình phước đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam (Trang 96 - 99)

c. Tiêu chuẩn cụ thể đối với công chức cấp xã

3.2.4. Đổi mới nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức chính quyền cấp xã

cơng chức chính quyền cấp xã

Nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề cần được xem xét và nghiên cứu lại một cách có hệ thống. Nhìn chung nội dung, chương trình thường nặng về lý luận chung, ít chú trọng đến kỹ năng thực hành, nghiệp vụ quản lý điều hành, các kỹ năng xử lý tình huống quản lý nhà nước, chưa có nội dung sát hợp với tình hình đặc điểm kinh tế - xã hội ở cơ sở. Nội dung giống nhau cho nhiều đối tượng CBCC, chưa có chương trình riêng cho các chức danh. Đối với các lớp bồi dưỡng hầu như học viên thụ động ngồi nghe, khơng có thời gian để thảo luận, trao đổi kiến thức, nghiệp vụ.

Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương khóa IX đánh giá về công tác đào tạo, bồi dưỡng: “Mục tiêu, đối tượng đào tạo thiếu cụ thể, chất lượng đầu vào, đầu ra đều thấp; nội dung chương trình, phương pháp dạy và học chậm đổi mới; quản lý đào tạo cịn lỏng lẻo” [32, tr.170].

Vì vậy đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã trước hết phải quán triệt tinh thần của Nghị quyết Trung ương III khóa VIII:

Lấy tiêu chuẩn cán bộ làm căn cứ xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng thống nhất trong hệ thống các trường. Nội dung đào tạo phải thiết thực, phù hợp với yêu cầu đối với từng loại cán bộ; chú trọng cả phẩm chất đạo đức và kiến thức, cả lý luận và thực tiễn; bồi dưỡng kiến thức cơ bản và hướng dẫn kỹ năng thực hành. Chú trọng bồi dưỡng chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các kiến thức về lịch sử, địa lý, văn hóa…

Bồi dưỡng kiến thức về quản lý nhà nước, quản lý xã hội, quản lý kinh tế, khoa học, công nghệ, chuyên môn nghiệp vụ, phong cách lãnh đạo [28, tr.84].

Quán triệt yêu cầu trên, đổi mới nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng phải thường xuyên rà soát để loại bỏ những nội dung lạc hậu. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng phải luôn tiếp cận với những thành tựu mới của khoa học, công nghệ, bám sát vào sự vận động, phát triển của cuộc sống. Phương châm đặt ra cho việc đào tạo, bồi dưỡng CBCC CQCX là những gì ở cơ sở cần thì CBCC phải đi học.

Yêu cầu về đào tạo, bồi dưỡng nói trên nhằm nâng cao chất lượng CBCC CQCX của tỉnh Bình Phước phải thơng qua việc kết hợp nhiều phương thức, hình thức đào tạo, bồi dưỡng. Trong đó chú trọng đến hai loại hình đào tạo, bồi dưỡng cơ bản là đào tạo, bồi dưỡng chính quy ở các trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện, thị xã, Trường Chính trị tỉnh và bồi dưỡng, rèn luyện trong thực tế công tác ở cơ sở.

Đào tạo, bồi dưỡng ở nhà trường là hình thức đào tạo, bồi dưỡng cơ bản, tồn diện và có hệ thống. Ở đây, CBCC mới có đủ tài liệu, phương tiện và đội ngũ giảng viên giúp họ nâng cao phẩm chất, năng lực, trình độ. Đồng

thời, thơng qua kiến thức tiếp thu tại nhà trường, người học mới có điều kiện đánh giá, kiểm tra lại hoạt động, tư tưởng, quan điểm của mình và có cơ hội học tập lẫn nhau. Đó là hình thức đào tạo, bồi dưỡng tập trung nhất và có hệ thống nhất cho CBCC CQCX của tỉnh Bình Phước. Hiện nay đổi mới nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng ở Trường Chính trị tỉnh cần tập trung vào những vấn đề sau:

Một là, trên cơ sở các chương trình, giáo trình của Học viện Chính trị -

Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Hành chính và đặc điểm, điều kiện của địa phương để đưa thêm một số nội dung như: dân tộc, tôn giáo, lịch sử địa phương… và củng cố, hồn chỉnh xây dựng thành Tập tài liệu tình hình nhiệm vụ địa phương. Thông qua kiến thức của môn học này giúp học viên có thể hiểu được những đặc điểm về kinh tế - xã hội nơi mình đang sống, củng cố tình u, lịng q trọng cũng như ý thức trách nhiệm hơn đối với quê hương và đưa ra những quyết định quản lý phù hợp với nhu cầu thực tiễn ở nơi mình cơng tác.

Hai là, do đặc điểm cơng việc của CBCC CQCX là giải quyết những

công việc rất cụ thể nên trong đào tạo, bồi dưỡng phải chú trọng đến kỹ năng thực hành, đặc biệt là các phương án trong xử lý tình huống cụ thể ln diễn ra sinh động ở địa phương. Bảo đảm mỗi CBCC phải nắm chắc chuyên môn, lĩnh vực công tác, như Hồ Chủ tịch đã từng nhắc nhở: “Vơ luận ở qn sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, tổ chức, tun truyền, cơng an vv, cán bộ ở môn nào phải học cho thạo công việc ở môn ấy” [57, tr.270].

Ba là, phải chú trọng hơn nữa việc đào tạo, bồi dưỡng kỹ thuật tác

nghiệp hành chính, kiến thức về quản lý nhà nước, quản lý kinh tế…cho CBCC CQCX nhằm tăng khả năng tổng hợp, phân tích đối với các tình huống quản lý ở cơ sở.

Cùng với việc đổi mới nội dung, chương trình cần quan tâm nâng cao chất lượng các khâu tuyển sinh, quản lý học viên, kiểm tra và thi tốt nghiệp.

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ cho cơng tác dạy học của Trường Chính trị tỉnh đạt tiêu chuẩn [23, tr.108]. Đặc biệt phải không ngừng nâng cao năng lực của đội ngũ giảng viên đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng theo quy định của Trung ương.

Tóm lại, việc đào tạo, bồi dưỡng ở Trường Chính trị tỉnh phải ln đổi

mới tồn diện trên tất cả các mặt, tạo cho học viên khơng chỉ tiếp thu kiến thức, nâng cao trình độ mà cịn rèn luyện cả phẩm chất đạo đức, học tập rèn luyện được phong cách làm việc khoa học ngay từ trong nhà trường.

Đào tạo, bồi dưỡng ở nhà trường khơng nằm ngồi mục đích là để cán bộ áp dụng vào thực tế cơng tác, “Lúc học rồi, họ có thể tự mình tìm ra phương hướng chính trị, có thể làm những cơng việc thực tế, có thể trở nên người tổ chức và lãnh đạo” [57, tr.272]. Chính vì vậy, hoạt động thực tiễn là nhân tố quan trọng để hình thành và củng cố phẩm chất, năng lực của CBCC CQCX. Vì thế, việc bồi dưỡng, rèn luyện CBCC thông qua hoạt động thực tiễn là cơ sở rất quan trọng và cần thiết. Đồng thời qua thực tiễn, chúng ta có thể kiểm nghiệm được phẩm chất, năng lực của CBCC để từ đó có kế hoạch, quy hoạch, bố trí, sử dụng CBCC. Vì vậy, cần phải phát huy tối đa việc tự học tập, rèn luyện của CBCC, khi CBCC đã xác định, ý thức được học tập là một nhu cầu tự thân thì đào tạo, bồi dưỡng sẽ mang lại hiệu quả cao, đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng CBCC CQCX của tỉnh Bình Phước hiện nay.

Một phần của tài liệu Ths luat học chất lượng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã của tỉnh bình phước đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam (Trang 96 - 99)