Đánh giá theo từng tiêu chí về chất lượng cán bộ, cơng chức chính quyền cấp xã của tỉnh Bình Phước

Một phần của tài liệu Ths luat học chất lượng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã của tỉnh bình phước đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam (Trang 66 - 76)

chính quyền cấp xã của tỉnh Bình Phước

Về phẩm chất chính trị

Đội ngũ CBCC CQCX của tỉnh Bình Phước có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, đồn kết gắn bó giữa các dân tộc, có ý thức trách nhiệm và nhiệt tình trong cơng tác. Trung thực, ít chịu tác động từ những mặt trái của cơ chế thị trường. Từng bước cải tiến lề lối làm việc, đưa hoạt động quản lý điều hành ở cơ sở đi vào nề nếp, có kết quả tốt thể hiện rõ nhất ở các phường, xã thuộc khu vực thị xã và một số thị trấn.

Đa số cán bộ cấp xã đã tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đúng đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ở cơ sở. CBCC CQCX gần dân, sát dân, thông thuộc địa bàn, hiểu rõ phong tục tập quán của đồng bào, gương mẫu, được nhân dân tín nhiệm. Điều đáng mừng là số lượng đảng viên trong CBCC CQCX đều ở mức cao 99,78% - 44,49%, đã cho thấy sự quan tâm phát triển đảng viên trong đội ngũ CBCC CQCX của tỉnh Bình Phước.

Tuy nhiên, phẩm chất chính trị của CBCC cũng cịn bộc lộ một số hạn chế như: một số CBCC CQCX chưa thực sự nắm vững đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí chiến đấu, vi phạm nguyên tắc đảng, tự phê bình và phê bình cịn yếu. Kết quả thực hiện các Nghị quyết, văn bản pháp luật ở địa phương kém hiệu quả, thiếu sự vận dụng sáng tạo. Tính gương mẫu và uy tín ở một bộ phận CBCC CQCX cịn thấp, khơng kịp thời nắm bắt diễn biến tư tưởng và những vấn đề nảy sinh trong nhân dân.

Về phẩm chất đạo đức, phong cách làm việc

Đa số CBCC CQCX của tỉnh Bình Phước có phẩm chất đạo đức tốt, có lối sống giản dị, lành mạnh, mẫu mực, là những CBCC thật thà, chất phác, được nhân dân tín nhiệm. Bên cạnh đó, khơng thể khơng nhắc đến những tồn tại, yếu kém gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng CBCC cấp xã của tỉnh như: ý thức tổ chức kỷ luật của một số CBCC CQCX (nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số) chưa cao, tác phong làm việc còn chậm chạp, trì trệ, luộm thuộm, khơng đúng giờ... gây lãng phí thời gian, dẫn đến sự tuỳ tiện trong giải quyết công việc và chấp hành nội quy, quy chế làm việc. Một số CBCC tình thương u đồng chí, đồng đội cịn hạn chế. Có khi cơng dân đến trụ sở khơng có ai tiếp hoặc cán bộ được phân cơng tiếp công dân không đảm bảo đúng quy định của nhà nước, gây bức xúc trong nhân dân.

Một bộ phận CBCC CQCX thiếu tu dưỡng, rèn luyện về đạo đức, có biểu hiện sa sút về phẩm chất lối sống, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thu lợi

cá nhân. Ở các xã đặc biệt khó khăn, cơ sở vật chất và phương tiện làm việc của CBCC nhìn chung cịn rất thiếu thốn, gây ảnh hưởng khơng nhỏ đến hiệu quả cơng việc. Có nơi cán bộ xã lơi kéo bè cánh, người thân trong bố trí và sử dụng cán bộ. Do bị chi phối bởi quan hệ họ hàng, dòng tộc, cục bộ địa phương trong cơng việc mà chưa thực sự chí cơng, vơ tư, nhiều vụ việc xảy ra ở cơ sở CBCC CQCX không giải quyết mà né tránh, đùn đẩy lẫn nhau hoặc chuyển lên cấp trên.

Về trình độ văn hóa, lý luận chính trị, chun mơn nghiệp vụ

- Văn hóa: CBCC CQCX của tỉnh Bình Phước chủ yếu đã tốt nghiệp

THPT (1551/1646 người, chiếm 94,23%), nhưng vẫn cịn 6 người có trình độ tiểu học (chiếm 0,36%). Trong đó, cơng chức cấp xã có trình độ văn hóa bậc tiểu học nhiều hơn so với cán bộ CQCX (4/6 người). Như vậy là chưa đạt tiêu chuẩn chung, không tạo được tiền đề cho việc nhận thức và tiếp thu các tri thức khoa học khác, làm ảnh hưởng đến công tác lãnh đạo, điều hành ở cơ sở. Từ 2006 - 2010, Tỉnh đã đào tạo chuẩn hóa về giáo dục phổ thơng cho 75 cán bộ CQCX (đạt 15,75% so với kế hoạch 5 năm), trong đó có 11 đồng chí là cán bộ dân tộc ít người. Trong thời gian tới cần phải chuẩn hóa trình độ văn hóa cho đội ngũ CBCC cấp xã bởi văn hóa là gốc rễ, nền tảng, là tiền đề cho đào tạo, bồi dưỡng các trình độ khác.

- Lý luận chính trị: Mặt bằng chung về trình độ lý luận chính trị CBCC CQCX của tỉnh cịn rất thấp: 875 người chưa qua đào tạo (chiếm 53,16%), 243 người (chiếm 14,76%) có trình độ sơ cấp; chỉ có 504 người (chiếm 30,62%) có trình độ trung cấp, 23 người có trình độ cao cấp và 1 người có trình độ cử nhân. Về cơ bản đội ngũ CBCC cấp xã đã vận dụng hiệu quả trình độ lý luận chính trị được đào tạo, thể hiện bản lĩnh chính trị vững vàng, áp dụng đúng đắn vào nhiệm vụ chính trị tại địa phương nhưng so với quy định chung thì trình độ lý luận chính trị trong đội ngũ CBCC CQCX của tỉnh còn rất thấp.

Trong thời gian tới cần đặc biệt quan tâm nâng cao hơn nữa trình độ lý luận chính trị cho CBCC CQCX để góp phần nâng cao chất lượng CBCC của tỉnh.

- Chun mơn: Tính đến ngày 30/9/2011, trình độ chun mơn của CBCC CQCX của tỉnh Bình Phước đạt được như sau: chưa qua đào tạo 227 người (13,79%); sơ cấp 64 người (3,89%); trung cấp 1039 người (63,13%); đại học 315 người (19,14%); trên đại học 1 người (0,06%). Như vậy, trình độ chuyên môn chủ yếu vẫn là trung cấp, số người chưa qua đào tạo về chuyên môn cịn nhiều. Bên cạnh đó, một số cán bộ đương chức có kinh nghiệm lại quá tuổi đào tạo hoặc chưa tốt nghiệp THPT không đào tạo được, nhất là cán bộ cấp xã người dân tộc thiểu số, ảnh hưởng rất lớn đến khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao, làm ảnh hưởng chung đến chất lượng CBCC CQCX. Công tác đào tạo cho CBCC là người dân tộc thiểu số đạt tỷ lệ thấp, đặc biệt là cán bộ người dân tộc công tác tại các xã, thị trấn (so với kế hoạch 5 năm 2006 - 2010 được 336 đồng chí, chỉ đạt 2,78%).

- Số CBCC có trình độ ngoại ngữ, tin học cịn thấp: 271 người có trình độ ngoại ngữ (16,46%); 590 người có trình độ tin học (35,85%) ảnh hưởng khơng nhỏ đến khả năng hồn thành nhiệm vụ của CBCC CQCX ở tỉnh Bình Phước.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng đã được các cấp, các ngành chủ động thực hiện, khắc phục dần tình trạng mất cân đối về cơ cấu đào tạo trong giai đoạn mới tách tỉnh; đào tạo cán bộ đa ngành, đa lĩnh vực, gắn đào tạo chuyên môn với đào tạo về lý luận chính trị và rèn luyện kiến thức thực tiễn cho cán bộ. Cùng với đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý cho cấp tỉnh và huyện, tỉnh Bình Phước đã chú trọng đào tạo đội ngũ CBCC cơ sở, nhất là cán bộ CQCX, quan tâm đến việc nâng cao mặt bằng dân trí và đào tạo, thu hút nguồn cán bộ là con em các dân tộc ít người tại cơ sở và sinh viên là nguồn từ Trường Dân tộc nội trú, Trường chuyên Quang Trung của tỉnh đang theo học tại các trường đại học trong, ngoài tỉnh.

Từ năm 1997 đến nay, tỉnh đã đào tạo chuyên môn cho 2.627 người, trong đó sau đại học 148 người; đại học 1.208 người; trung cấp 1.271 người

(cấp xã là 1.283 người). Đào tạo lý luận chính trị cho 2.969 người, trong đó cử nhân chính trị 13 người, cao cấp lý luận chính trị 914 người, trung cấp lý luận chính trị 2.042 người (cấp xã là 456 người). Trình độ CBCC của tỉnh Bình Phước nói chung và cấp xã nói riêng khi mới tách tỉnh là rất thấp, đặc biệt ở một số xã, phường, thị trấn do chia tách đa số CBCC mới được tuyển dụng hoặc điều chuyển từ thôn, ấp, khu phố lên nên gây áp lực lớn cho công tác đào tạo, bồi dưỡng. Mặt khác, vẫn còn một số trường hợp đặc biệt ở cấp xã chưa giải quyết và bố trí tốt sau đào tạo.

Về khả năng hồn thành nhiệm vụ được giao - Năng lực tư duy lý luận:

Phần lớn hiện nay CBCC CQCX đã có những nhận thức nhanh nhạy, đúng đắn các vấn đề thực tiễn ở góc độ lý luận, quản lý, đã có những đề xuất sắc bén, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước ở cấp xã. Bên cạnh đó, vẫn cịn những CBCC CQCX năng lực tư duy lý luận còn hạn chế, vận dụng chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước cịn cứng nhắc, máy móc, thiếu sáng tạo và linh hoạt, thậm chí vi phạm pháp luật mà không biết.

- Năng lực tổ chức thực tiễn:

Năng lực tổ chức thực tiễn của CBCC CQCX của tỉnh Bình Phước cịn yếu, nhất là đội ngũ công chức chun mơn trẻ. Ở cấp xã cịn rất thiếu những quyết định đảm bảo đủ các tính chất: tình huống cụ thể, chính xác và khả thi cao. Việc tổ chức thực hiện các quyết định còn bị động, phụ thuộc cấp trên, chưa thực sự thu hút nhân dân. Công tác kiểm tra thực hiện các quyết định còn chưa được thực hiện thường xuyên nên những vấn đề mới nảy sinh không được giải quyết kịp thời.

- Năng lực sáng tạo, tính quyết đốn:

Đa số các cơng chức cấp xã với độ tuổi cịn trẻ, có trình độ chuyên được đào tạo cơ bản, họ đã biết tìm ra cách mới trong giải quyết cơng việc, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, không bị phụ thuộc vào những cái

trước đó, biết vận dụng sáng tạo đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước vào thực tiễn cuộc sống. Họ tự tin trong giao tiếp với nhân dân, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Năng lực sáng tạo, tính quyết đốn khơng cao ở những CBCC thiếu lý luận, trình độ chun mơn thấp, xử lý công việc chủ yếu bằng kinh nghiệm thực tiễn. Những CBCC này thường đi trên lối mòn để đảm bảo sự an tồn trong giải quyết cơng việc. Một số CBCC cịn có biểu hiện hách dịch, cửa quyền, trong giao tiếp khơng tôn trọng nhân dân, khơng thu hút được lịng dân, làm mất lịng tin của nhân dân với Đảng và chính quyền địa phương.

- Độ tuổi:

Tuổi trung bình trong CBCC CQCX của tỉnh Bình Phước cịn cao (40 tuổi), nhiều nhất vẫn là CBCC dưới 35 tuổi (884 người) và từ 35-50 tuổi (649 người). Đã bắt đầu trẻ hóa đội ngũ CBCC nhưng tỷ lệ chưa cao, cán bộ CQCX tuổi cao hơn công chức cấp xã, cán bộ CQCX có 58 người trên 50 tuổi, trong khi đó cơng chức cấp xã chỉ có 55 người trên 50 tuổi.

Thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 25/01/2002 của Bộ Chính trị về luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý, Tỉnh ủy Bình Phước đã chỉ đạo mạnh mẽ công tác luân chuyển cán bộ. Ban Thường vụ tỉnh ủy đã thực hiện luân chuyển cán bộ diện cấp ủy tỉnh quản lý và chỉ đạo các cấp, các ngành luân chuyển cán bộ thuộc thẩm quyền quản lý. Từ năm 2004 đến nay, Ban thường vụ các huyện, thị ủy, đảng ủy trực thuộc, các sở, ban, ngành đoàn thể cấp tỉnh đã thực hiện luân chuyển, điều động 140 lượt cán bộ thuộc diện quản lý. Trong đó, luân chuyển điều động từ huyện, thị về xã, phường, thị trấn là 93 trường hợp và cơ cấu giữ các chức vụ bí thư, chủ tịch, phó chủ tịch UBND, nhất là những nơi khó khăn về cán bộ. Đa số cán bộ luân chuyển về xã đều thể hiện tốt năng lực công tác, phẩm chất chính trị, quy tụ được sự đồn kết, thống nhất thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, HTCT cơ sở ngày càng được củng cố, tăng cường [91, tr.4].

Công tác luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý cơ bản đã đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài, tạo điều kiện rèn luyện, bồi dưỡng, thử thách cán bộ, nhất là cán bộ trẻ dưới 40 tuổi được đào tạo cơ bản, có triển vọng, giúp cán bộ trưởng thành nhanh hơn và toàn diện hơn. Qua luân chuyển đã từng bước điều chỉnh hợp lý đội ngũ CBCC cấp xã, tăng cường được CBCC cho những nơi có nhu cầu cấp bách, nhất là cho các xã có nhiều khó khăn, khắc phục khuynh hướng cục bộ, khép kín trong từng địa phương. Phần lớn cán bộ lãnh đạo, quản lý sau khi luân chuyển đã tiếp cận nhanh với điều kiện, mơi trường cơng tác mới, có quan điểm, phương pháp chỉ đạo tồn diện, sâu sắc hơn, được cấp ủy, cán bộ, đảng viên và nhân dân tín nhiệm. Do chủ động, tích cực luân chuyển cán bộ nên bước đầu đã chuẩn bị được đội ngũ CBCC kế cận, khắc phục dần tình trạng bị động, hẫng hụt cán bộ, phục vụ kịp thời công tác nhân sự đại hội đảng, chính quyền và đồn thể các cấp nói chung và cấp xã nói riêng.

Nguyên nhân của thực trạng chất lượng cán bộ, cơng chức chính quyền cấp xã của tỉnh Bình Phước

- Xuất phát điểm về kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Phước thấp nên chỉ số phát triển con người và nguồn nhân lực của tỉnh ở mức rất thấp so với các địa phương khác trong vùng Đông Nam bộ và chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển trong tình hình mới. Trong khi đó tỉnh phải tập trung giải quyết nhiều vấn đề như ổn định tổ chức bộ máy do yêu cầu chia tách các đơn vị hành chính. Do đó, sự tập trung cho việc củng cố, nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC CQCX có phần hạn chế.

- Mặt bằng dân trí thấp, nhất là các xã vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Qua các năm trình độ dân trí có tăng lên nhưng lực lượng lao động có trình độ văn hóa, có chun mơn, trẻ tuổi lại ít tham gia vào cơng việc ở cấp xã. Do vậy, khả năng tạo nguồn kế cận cho đội ngũ CBCC cấp xã rất ít.

- Phân tích thực trạng cho thấy mặt bằng chất lượng của một bộ phận CBCC CQCX của tỉnh còn rất thấp so với quy định chung nhưng tỉnh chưa có một chiến lược riêng quy hoạch, tạo nguồn xây dựng và nâng cao chất lượng

đội ngũ CBCC cấp xã với tư cách là một bộ phận của chiến lược cán bộ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ mới.

- Một số chế độ, chính sách đối với CBCC nói chung và CBCC cấp xã nói riêng chậm được hồn thiện, chưa theo kịp sự vận động của tình hình thực tiễn. Tình hình khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế thế giới tác động đến kinh tế trong nước, làm cho đời sống CBCC cấp xã vốn đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn. Thêm vào đó, những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, sự tấn cơng quyết liệt, thâm độc của thế lực thù địch, nhất là trên mặt trận tư tưởng văn hóa đã làm cho một bộ phận CBCC có biểu hiện phai nhạt lý tưởng, có lối sống thối hóa, biến chất, quan liêu, xa rời thực tế, làm giảm sức mạnh HTCT ở cơ sở.

- Nhận thức của một số cấp ủy đảng, cán bộ, đảng viên chưa đúng về vị trí, vai trị của cơ sở, coi cơ sở là ít quan trọng, chỉ là cấp phải thực hiện chỉ đạo, mệnh lệnh của cấp trên mà không quan tâm đến những thực tiễn phát sinh từ cơ sở; chưa nhận thức đầy đủ về những nội dung, yêu cầu cụ thể về chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức trong HTCT cơ sở, của từng chức danh CBCC cấp xã. Điều này dẫn đến tình trạng chưa tạo được sự thống nhất cao về quan điểm, chủ trương và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC CQCX. - Một số cấp ủy đảng, chính quyền, đồn thể chưa quan tâm đúng mức đối với công tác cán bộ, chưa tạo điều kiện khuyến khích cán bộ học tập nâng cao trình độ; chưa có biện pháp tích cực trong quản lý, kiểm tra, giám sát công tác cán bộ và đội ngũ CBCC CQCX.

- Chưa thực sự phát huy dân chủ trong công tác cán bộ, một số quy

Một phần của tài liệu Ths luat học chất lượng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã của tỉnh bình phước đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam (Trang 66 - 76)