Tuyên Quang là một tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, nằm ở giữa Tây Bắc và Đông Bắc của Tổ quốc với 22 dân tộc anh em cùng sinh sống. Địa hình Tuyên Quang bị chia cắt lớn bởi hệ thống sơng ngịi dày đặc, núi đồi trùng điệp, thung lũng sâu. Đồng bào các dân tộc thiểu số sống xen kẽ với người Kinh trong toàn tỉnh, 100% xã, phường, thị trấn đều có người dân tộc thiểu số.
Tuyên Quang là vùng căn cứ địa cách mạng, là cái nôi của các phong trào thời kỳ tiền khởi nghĩa với nhiều di tích lịch sử cách mạng được xếp hạng cấp quốc gia. Tuyên Quang có xuất phát điểm về kinh tế thấp, cơ sở hạ tầng thấp kém lại gánh chịu nhiều hậu quả nặng nề của chiến tranh, điều kiện thiên tai khắc nghiệt. Qua các năm, trình độ dân trí có tăng lên nhưng lực lượng lao động có trình độ văn hóa, năng lực chun mơn, trẻ tuổi lại ít tham gia vào cơng việc ở cấp xã. Vì vậy, khả năng tạo nguồn kế cận cho đội ngũ CBCC cấp xã là rất ít. Nhận thức được điều này, trong Chiến lược cán bộ đến năm 2020, để đảm bảo chất lượng CBCC cấp xã, tỉnh Tuyên Quang đã quán triệt và tổ chức thực hiện tốt các giải pháp cơ bản sau đây:
- Đổi mới tư duy, cách làm trong từng khâu của công tác cán bộ:
+ Về công tác đánh giá CBCC: Tiếp tục đổi mới công tác đánh giá CBCC cấp xã bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch, khách quan, tồn diện, cơng tâm. Xây dựng mới tiêu chuẩn chức danh cán bộ và tiếp tục hồn thiện tiêu chí, phương pháp, quy trình đánh giá cán bộ cụ thể đối với từng chức danh, từng đối tượng CBCC; trọng tâm là lấy chất lượng hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ và việc ‘‘học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh’’ làm thước đo chính để đánh giá cán bộ; mọi phẩm giá và bằng cấp, danh hiệu và chức vụ, tài năng và cống hiến đều phải được kiểm nghiệm qua hoạt động thực tiễn.
+ Về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ: Xây dựng kế hoạch tổng thể lâu dài về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ từ tỉnh đến cơ sở; đào tạo theo chức danh;
đào tạo cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số. Đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo để nâng cao chất lượng hiệu quả công tác đào tạo; chú ý đào tạo cán bộ theo quy hoạch một cách tồn diện về chất chính trị, trình độ nghề nghiệp, năng lực thực tiễn, phù hợp với yêu cầu sử dụng, chức danh công tác và cơ cấu ngành nghề theo hướng chuyên môn sâu; ưu tiên đào tạo sau đại học, khuyến khích phong trào tự học, tự nâng cao trình độ của CBCC bằng nhiều hình thức.
+ Tăng cường giáo dục, quản lý cán bộ: Làm tốt cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng; gắn việc học tập các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước với tiếp tục thực hiện cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" trong cán bộ, đảng viên.
- Tiếp tục đổi mới công tác quy hoạch cán bộ: Để từng bước chuẩn hóa, trẻ hóa và nâng cao chất lượng CBCC trong hệ thống chính trị ở cơ sở, trong công tác quy hoạch cán bộ tỉnh Tuyên Quang đã chú trọng các biện pháp sau:
+ Quy hoạch cán bộ phải căn cứ vào mục tiêu, tiêu chuẩn, cơ cấu tổ chức của Đảng ủy, HĐND, UBND và thực trạng CBCC cấp xã của tỉnh.
+ Làm tốt việc điều tra, khảo sát, đánh giá đúng thực trạng tình hình CBCC cấp xã làm cơ sở cho cơng tác quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ khoa học, hợp lý.
+ Xác định nguồn và đào tạo nguồn để quy hoạch CBCC cấp xã. Nguồn CBCC cấp xã của tỉnh Tuyên Quang thường không dồi dào như các cấp, các ngành khác. Do vậy, quy hoạch cán bộ cần phải xác định là một quá trình lâu dài, là một nhiệm vụ thường xuyên của các cấp lãnh đạo. Quy hoạch cán bộ phải có trọng tâm, trọng điểm vừa đáp ứng nhân sự cho các kỳ bầu cử và chủ động cho những năm tiếp theo. Để việc tạo nguồn CBCC cấp xã có tính khả thi cao cần phải có phương pháp, cơ chế phát hiện cán bộ giỏi, phát hiện nhân tài. Đồng thời, tỉnh đã kịp thời ban hành chính sách thu hút, khuyến khích, đãi ngộ và đầu tư đào tạo, bồi dưỡng nhân tài [83].
Những giải pháp điển hình trên đây, cùng với các giải pháp khác đã góp phần nâng cao chất lượng CBCC cấp xã của tỉnh Tuyên Quang trong thời gian gần đây.