c. Tiêu chuẩn cụ thể đối với công chức cấp xã
3.2.8. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, cơng chức chính quyền cấp xã phải gắn với đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã
cấp xã phải gắn với đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã
Trên phương diện lý luận cũng như thực tiễn, nếu như cách thức tổ chức quyền lực nhà nước ở cấp Trung ương quyết định tính chất và mơ hình chính thể của một quốc gia thì cách thức tổ chức, thực thi quyền lực ở cơ sở quyết định hiệu quả và sức mạnh của nhà nước đó. Chính quyền cơ sở với các đặc điểm của mình ln là hình ảnh cụ thể của nhà nước trong nhận thức và trong mắt mỗi người dân. Tổ chức và hoạt động của CQCX quyết định
phương hướng phát triển và sử dụng đội ngũ CBCC, tạo điều kiện để mỗi CBCC phát huy tính sáng tạo, bộc lộ khả năng của mình. Ngược lại, một đội ngũ cán bộ có năng lực, trình độ sẽ tạo ra mơ hình bộ máy thích hợp, điều hành bộ máy hoạt động có hiệu quả. Chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC CQCX và đổi mới tổ chức, hoạt động của CQCX có mối quan hệ mật thiết và tác động lẫn nhau.
Để đảm bảo việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC CQCX gắn với đổi mới tổ chức và hoạt động của CQCX, trong giai đoạn hiện nay cần tập trung vào các nội dung cơ bản sau:
- Đổi mới quan niệm và nhận thức về chính quyền cơ sở trong cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước. Trong hệ thống bộ máy chính quyền của Nhà nước ta phải đặc biệt chú trọng đến CQCX bởi vị trí, vai trị của nó trong thực hiện quyền lực nhà nước và là cấp chính quyền cơ bản có ý nghĩa chiến lược giải quyết mối quan hệ trực tiếp giữa Nhà nước và nhân dân. Vì vậy, cần đổi mới quan niệm và nhận thức về CQCX cả trên phương diện lý luận và thực tiễn. Bởi một trong những nguyên nhân dẫn đến tình hình cải cách CQCX cịn chậm và hoạt động của nó cịn nhiều yếu kém, hạn chế chính là vì chưa thấy hết vị trí, vai trị quan trọng của CQCX trong nền hành chính Nhà nước cũng như việc thực thi dân chủ.
- Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong tổ chức và hoạt động của CQCX. Thành tựu rõ nét nhất của việc phát huy vai trò của nhân dân là việc quy định dân bàn bạc và quyết định trực tiếp những vấn đề quan trọng thiết thực gắn với lợi ích của mình. Vai trị đó còn được thể hiện ở chỗ nhân dân là lực lượng to lớn trong việc làm cho những quyết định đúng đắn của mình, của tổ chức đại diện mình được hiện thực hóa một cách sinh động trong cuộc sống.
- Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của HĐND và UBND theo hướng phân định cụ thể chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cơ sở ở đô thị
(phường, thị trấn) với chính quyền cơ sở ở nơng thơn (xã), bảo đảm cho hoạt động của HĐND và UBND có hiệu lực, hiệu quả.
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động của CQCX. Kiểm tra, thanh tra hoạt động của CQCX phải được tiến hành thường xuyên, kết hợp kiểm tra, thanh tra của cấp trên với kiểm tra, thanh tra tại chỗ của nhân dân, khơng chờ có vụ việc xảy ra mới tiến hành thanh tra, kiểm tra. Để thực hiện tốt cơng tác này địi hỏi thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước ở cấp huyện, tỉnh phải thực hiện nghiêm túc chế độ tiếp công dân, mặt khác phải thường xuyên xuống cơ sở để lắng nghe ý kiến của nhân dân, trực tiếp quan sát, giải quyết ngay những vụ việc phát sinh từ cơ sở, nhất là xử lý kịp thời những cán bộ chính quyền có sai phạm.
- Tăng cường đầu tư, xây dựng và trang bị cơ sở vật chất cho CQCX. Cùng với việc đổi mới tổ chức bộ máy, công tác cán bộ, cơ chế hoạt động và phương pháp quản lý, vấn đề xây dựng cơ sở vật chất để tạo điều kiện cho bộ máy CQCX hoạt động có chất lượng và hiệu quả là điều rất quan trọng. Cần phải thấy rằng, trụ sở và các điều kiện hỗ trợ hoạt động khác của CQCX không chỉ là nơi hội họp, làm việc mà còn hiểu hiện bộ mặt của CQCX, của quyền lực nhà nước. Vì vậy phải tăng cường xây dựng cơ sở vật chất cho CQCX.