NGHĨA ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CƠNG CHỨC CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ
Nhà nước pháp quyền là một học thuyết về tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước có nguồn gốc từ thời cổ đại, có thể được áp dụng ở các nước dựa trên những nét đặc trưng về văn hố, chính trị, tư tưởng - pháp lý, truyền thống dân tộc. Xây dựng NNPQ XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân là vấn đề có tính quy luật và là u cầu khách quan, cấp bách trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng và Nhà nước ta đang triển khai thực hiện chủ trương này. NNPQ XHCN ngày càng được định hình với những đặc trưng cơ bản là:
Một là, NNPQ XHCN Việt Nam là nhà nước của dân, do dân và vì dân;
mọi quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
Hai là, Nhà nước tôn trọng, thực hiện và bảo vệ quyền con người, tất cả
vì hạnh phúc của con người.
Ba là, NNPQ XHCN Việt Nam được tổ chức và hoạt động trên cơ sở
Hiến pháp, pháp luật và bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp và Luật trong đời sống xã hội.
Bốn là, NNPQ XHCN Việt Nam là Nhà nước tổ chức theo nguyên tắc
quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng, phối hợp và kiểm soát chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Năm là, NNPQ XHCN Việt Nam là Nhà nước chịu trách nhiệm trước
công dân về mọi hoạt động của mình và bảo đảm cho cơng dân thực hiện các nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội.
Sáu là, NNPQ XHCN Việt Nam là Nhà nước do Đảng Cộng sản Việt
Nam lãnh đạo.
Bảy là, NNPQ XHCN Việt Nam là Nhà nước thực hiện đường lối đối
ngoại hịa bình, hữu nghị hợp tác, bình đẳng và phát triển với các nước láng giềng, các nhà nước và các dân tộc khác trên thế giới; tôn trọng và cam kết thực hiện các công ước, điều ước quốc tế đã tham gia, ký kết, phê chuẩn [53, tr.138-139].
Những đặc trưng cơ bản đó cho thấy vai trị quan trọng của bộ máy hành chính nhà nước, bộ máy các cơ quan tham mưu, giúp việc của Đảng trong NNPQ XHCN. Cụ thể hơn là vai trò của những con người vận hành các bộ máy đó, đó là đội ngũ CBCC. Để thực hiện được vai trị to lớn của mình, chất lượng của đội ngũ CBCC là yếu tố mang tính chất quyết định.
Xây dựng NNPQ XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân phải đạt được những mục tiêu yêu cầu cơ bản, trong đó có các mục tiêu, yêu cầu liên quan đến việc cần phải nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC CQCX. Trong NNPQ XHCN của dân, do dân, vì dân, đội ngũ CBCC nói chung và CBCC CQCX nói riêng cần phải đáp ứng những yêu cầu cơ bản sau đây:
Một là, có năng lực chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu công việc mà
mình đảm nhiệm. Năng lực chun mơn nghiệp vụ được hình thành trong q trình đào tạo, bồi dưỡng; trong thực tiễn công tác và thực tiễn đời sống xã hội.
Hai là, tận tâm, mẫn cán với công việc, thể hiện trách nhiệm và đạo
đức công vụ trong khi thực hiện cơng việc được giao. Có tinh thần hợp tác, giúp đỡ đồng nghiệp.
Ba là, thực hiện đúng các quy định của pháp luật với ý thức tự giác và
kỷ luật nghiêm minh, khơng làm điều gì trái với lương tâm và trách nhiệm cơng vụ.
Bốn là, kính trọng, lễ phép với nhân dân; tôn trọng quyền con người,
quyền công dân; gần dân, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của dân và khiêm tốn học hỏi nhân dân.
Năm là, gương mẫu trong việc chấp hành đường lối, chính sách, pháp luật;
tự giác rèn luyện phẩm chất đạo đức, nhân cách, phong cách làm việc [53, tr.206]. Khác với công dân, CBCC nhà nước, CBCC CQCX phải có trình độ chun mơn đặc thù, được xác định thông qua các thông số khá hẹp cho hoạt động của chính họ. Các thơng số xác định trình độ chun mơn của CBCC được quyết định bởi mục đích, vị trí và vai trị của cơ quan, của CBCC CQCX trong bộ máy nhà nước.
Trong NNPQ, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, cơng dân được làm tất cả những gì mà pháp luật khơng cấm. Cịn cơng chức nhà nước, CBCC CQCX chỉ được làm những gì mà pháp luật quy định. Cơng dân chỉ có thể bị truy cứu trách nhiệm pháp lý khi có hành vi vi phạm pháp luật hoặc chống đối pháp luật. CBCC CQCX có thể bị truy cứu trách nhiệm khơng chỉ bởi hành vi vi phạm pháp luật mà cịn do những sai lầm, thiếu sót trong khi thực hiện nhiệm vụ. Sai lầm thiếu sót này khơng chỉ xuất phát từ lỗi của bản thân mà có thể cịn do sự thiếu hiểu biết về chun mơn của chính bản thân CBCC CQCX.
NNPQ địi hỏi phải cơng khai hóa hoạt động của các cơ quan nhà nước và những người có chức vụ, trừ trường hợp cần hạn chế vì lý do an ninh quốc gia, trật tự cơng cộng hoặc đạo đức xã hội. Tất cả các ràng buộc trên đối với cơng dân nói chung, CBCC CQCX nói riêng nhằm đề cao trách nhiệm của các chủ thể giữ quyền lực, ràng buộc chính họ, ngăn chặn những hành vi lạm quyền, đồng thời chống lại những biểu hiện tự do vơ chính phủ.
Vấn đề CBCC được Đảng ta xác định là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của chế độ và là khâu then chốt trong quá trình xây dựng và hoàn thiện NNPQ XHCN ở Việt Nam. Việc xây dựng NNPQ XHCN của dân, do dân, vì dân sẽ khơng thành cơng nếu khơng quan tâm đến việc kiện tồn tổ chức và hoạt động của CQCX nói riêng và HTCT cơ sở nói chung. Nhận thức được điều đó, Ban chấp hành
Trung ương Đảng đã có nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về “Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở”. Chất lượng HTCT cơ sở phụ thuộc trực tiếp vào đội ngũ cán bộ cơ sở. Việc tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở đầy đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, có phẩm chất chính trị tốt, có trình độ kiến thức và năng lực cơng tác cần thiết, có kỹ năng và phương pháp cơng tác phù hợp với đặc điểm, tính chất của cơ sở…là một trong những yếu tố quyết định hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước ở cơ sở, góp phần tích cực vào xây dựng NNPQ XHCN.
Những yêu cầu chung trên đây của NNPQ XHCN đối với CBCC CQCX cần được cụ thể hóa thành yêu cầu cụ thể biểu hiện sự lượng hóa về cơ cấu và tiêu chuẩn, mức phấn đấu qua từng giai đoạn để đạt tới một cơ cấu và tiêu chuẩn cần thiết nhằm thực hiện yêu cầu chung.
Về yêu cầu đối với CBCC CQCX trong NNPQ, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII xác định tiêu chuẩn chung của cán bộ trong thời kỳ mới là:
- Có tinh thần yêu nước sâu sắc, tận tụy phục vụ nhân dân, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phấn đấu thực hiện có kết quả đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.
- Cần kiệm liêm chính, chí cơng vơ tư. Không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng. Có ý thức tổ chức kỷ luật, trung thực, khơng cơ hội, gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm.
- Có trình độ kiến thức về lý luận chính trị, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, có trình độ văn hóa, chun mơn, đủ năng lực và sức khỏe để làm việc có hiệu quả, đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ được giao.
- Gương mẫu về đạo đức, lối sống, có tác phong dân chủ, khoa học, có khả năng tập hợp quần chúng, đồn kết cán bộ.
- Có kiến thức về khoa học lãnh đạo, quản lý. Đã học tập có hệ thống ở các trường của Đảng, Nhà nước và đồn thể nhân dân, trải qua hoạt động thực tiễn có hiệu quả.
Tóm lại, việc xây dựng NNPQ XHCN của dân, do dân, vì dân ở nước ta chỉ có thể trở thành hiện thực nếu thực sự đổi mới từ trong nhận thức cho đến tổ chức bộ máy nhà nước và cán bộ. “Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở có năng lực tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, công tâm, thạo việc, tận tụy với dân, biết phát huy sức dân, khơng tham nhũng, khơng ức hiếp dân; trẻ hóa đội ngũ, chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng giải quyết hợp lý và đồng bộ chính sách đối với cán bộ cơ sở” như tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX của Đảng sẽ là một trong những yếu tố quyết định cho sự thành công của sự nghiệp xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam.