Khả năng hoàn thành nhiệm vụ là “năng lực” tiềm ẩn của người CBCC, nó quyết định sức mạnh để có thể hồn thành cơng việc được giao với mục đích cuối cùng là hiệu quả.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh khơng chỉ đề cao đạo đức cách mạng của người cán bộ mà Người cịn u cầu mỗi cán bộ, đảng viên phải ln tự học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ, năng lực bởi vì lười học là “khuyết điểm rất to, khác nào người thầy thuốc đi chữa bệnh cho người khác, mà bệnh nặng trong mình thì quên chữa” [57, tr.231]. Đồng thời, Người cũng yêu cầu lý luận phải được đem ra thực hành, học phải đi đôi với hành, nếu khơng thì đó cũng chỉ là lý luận sng mà thơi. Điều đó địi hỏi người cán bộ cách mạng
phải có năng lực tổ chức thực tiễn, có khả năng hồn thành nhiệm vụ được giao. Để có khả năng hồn thành nhiệm vụ được giao thì CBCC CQCX phải có những năng lực sau đây:
Năng lực tư duy lý luận: Đó là tổng hợp các phẩm chất trí tuệ của
người CBCC CQCX, thể hiện ở sự nhận thức nhanh nhạy, đúng đắn các vấn đề thực tiễn ở cơ sở dưới góc độ lý luận, quản lý. Đồng thời, có những đề xuất sắc bén, khả năng vận dụng sáng tạo, linh hoạt nhằm nâng cao hiệu quả công tác ở cơ sở. Năng lực tư duy lý luận góp phần định hướng đúng đắn nhận thức và hoạt động của CBCC CQCX.
Để có được năng lực tư duy lý luận phải xuất phát từ việc tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, từ kho tàng tri thức của nhân loại và từ sự trải nghiệm trong các phong trào thực tiễn sâu rộng ở địa phương.
Năng lực tổ chức công việc: Là khả năng nhận thức và đề ra mục đích,
xây dựng kế hoạch, tập hợp các nguồn lực và tổ chức thực hiện có hiệu quả cơng việc, được biểu hiện ở các khả năng sau:
- Có khả năng thu nhận, chọn lọc và xử lý thông tin liên quan đến các mặt công tác ở cơ sở một cách nhanh chóng, có hiệu quả, cụ thể và thiết thực.
- Có khả năng đề ra những quyết định có tính chất tình huống cụ thể, chính xác và có tính khả thi cao. Nghĩa là quyết định được đưa ra phải phù hợp với điều kiện hiện thực tế, phù hợp với nhu cầu, lợi ích của xã hội.
- Có khả năng tổ chức thực hiện quyết định, tổ chức bộ máy, khả năng thu hút nhân dân thực hiện nhiệm vụ do thực tiễn đặt ra. Đó là khả năng xử lý nhanh nhạy, chính xác những nhiệm vụ cơ bản, trọng tâm trước mắt và lâu dài, biết cách thay đổi nhiệm vụ, giải pháp phù hợp với sự biến đổi của tình hình.
- Biết tổ chức công tác kiểm tra thực hiện các quyết định để duy trì, điều chỉnh tiến độ thực hiện quyết định, phát hiện những vấn đề mới nảy sinh để giải quyết, tìm ra những lệch lạc, sai sót để sửa chữa, đảm bảo quyết định được thực hiện chính xác, có hiệu quả.
Để hồn thành nhiệm vụ, người CBCC CQCX phải có năng lực tổ chức thực tiễn, có khả năng độc lập tự giải quyết và phân biệt mọi vấn đề theo năng lực của mình, từ đó đưa ra được những giải pháp phù hợp tập hợp quần chúng hồn thành nhiệm vụ cách mạng.
Năng lực sáng tạo, tính quyết đốn:
- Năng lực sáng tạo: Là khả năng tạo ra những giá trị mới về vật chất hoặc tinh thần, đặc biệt là tìm ra được con đường mới, cách giải quyết vấn đề mới trong những tình huống ln ln biến đổi ở cơ sở mà khơng bị gị bó, khơng phụ thuộc vào cái đã có. CBCC CQCX phải gần gũi, làm việc trực tiếp với nhân dân, giải quyết hàng ngày hàng giờ những vấn đề phức tạp nảy sinh, do vậy năng lực sáng tạo của CBCC CQCX là rất cần thiết, đồng thời đó cũng là sự vận dụng linh hoạt đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào thực tiễn cuộc sống. Đó chính là khả năng phát hiện ra những cách làm hay, khơi dậy mọi nguồn lực sẵn có để tập trung phát triển kinh tế - xã hội.
- Tính quyết đốn: Là khả năng phán đốn và có những quyết định nhanh chóng, dứt khốt, khơng do dự, khơng rụt rè, khơng đùn đẩy, thối thác trách nhiệm trước những tình huống xảy ra. Tính quyết đốn khác hẳn với tính hách dịch, cửa quyền, liều lĩnh, phiêu lưu. Nó là sản phẩm của tính kiên quyết, tính chủ động, sự thận trọng, niềm tin vào khoa học và có cơ sở của pháp luật.
CQCX là nơi tổ chức và trực tiếp thực thi đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, ở đó địi hỏi người CBCC phải giải đáp kịp thời những vấn đề do thực tiễn đặt ra, nếu không sẽ bị ách tắc, dồn ứ công việc, bị động, làm ảnh hưởng đến cả bộ máy nhà nước nói chung. Chính vì vậy, nếu CBCC khơng có năng lực quyết đốn, trơng chờ ỷ lại vào cấp trên, dựa dẫm vào tập thể thì hiệu quả cơng việc thấp, hiệu lực quản lý sẽ khơng cao. Đồng thời với tính quyết đốn, người CBCC CQCX phải dám chịu trách nhiệm về mình những quyết định do mình đưa ra. Có được khả năng này yêu cầu CBCC CQCX phải biết nhận thức được sự vận động của thực tiễn, tỉnh táo, biết lắng nghe và am hiểu cơng việc mà mình đảm trách.
Năng lực làm việc với con người: Biểu hiện ở năng lực giao tiếp, đối
thoại, đoàn kết, dân chủ, thu phục nhân tâm.
C.Mác đã nói: “Sự phát triển của mỗi cá nhân được quy định bởi sự phát triển của tất cả các cá nhân mà nó quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp”[54, tr.62]. CBCC CQCX dành phần lớn thời gian làm việc cho giao tiếp như: hội họp, bàn bạc công việc, tiếp xúc với cấp trên, giải quyết công việc, tiếp công dân, đối thoại với nhân dân… Chất lượng hoàn thành nhiệm vụ của họ phụ thuộc rất nhiều vào năng lực giao tiếp. Phần lớn đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đều được tổ chức thực hiện ở cấp xã. Do vậy, CBCC CQCX phải có khả năng giao tiếp, tập hợp, đoàn kết, phát huy sức mạnh của toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị ở cơ sở.
Yêu cầu của năng lực làm việc với con người của CBCC CQCX là phải biết thu hút mọi người tham gia vào cơng việc chung. Biết đặt mình vào vị trí của người khác, biết khơi dậy tính tích cực của đồng sự, của nhân dân, cư xử hòa nhã, tơn trọng nhân dân, thơng cảm với hồn cảnh của họ, biết lắng nghe dân nói, biết nói dân nghe, biết phê bình và tự phê bình, biết khuyến khích cái hay, cái tốt của người khác, biết tôn trọng ý kiến, phát huy sáng kiến của nhân dân.
Tóm lại: Đội ngũ CBCC CQCX có chất lượng là một đội ngũ có phẩm chất
chính trị vững vàng, có đạo đức cách mạng, có trình độ năng lực và khả năng vận dụng đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước một cách có hiệu quả nhất nhằm nâng cao đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của nhân dân tại địa phương, góp phần xây dựng NNPQ XHCN của dân, do dân, vì dân.