Vấn đề đào tạo, bồi dưỡng

Một phần của tài liệu Ths luat học chất lượng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã của tỉnh bình phước đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam (Trang 34 - 37)

Chất lượng đội ngũ CBCC CQCX được hình thành và chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó chủ yếu và quan trọng là thơng qua đào tạo, bồi dưỡng. Đào tạo, bồi dưỡng CBCC CQCX là làm cho đội ngũ này có được

những năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định. Qua đào tạo, bồi dưỡng mà mỗi người tiếp thu được tri thức, kinh nghiệm, các quy luật vận động của tự nhiên, xã hội và tư duy để vận dụng vào thực tiễn, nhận thức được cái đúng, cái sai để từ đó đề ra phương hướng, mục tiêu trong hành động.

Trong sự nghiệp cách mạng, Lênin đặc biệt coi trọng vai trị của cơng tác đào tạo đối với việc nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ. Người đã chỉ rõ: “Trong lịch sử chưa hề có một giai cấp nào giành được quyền thống trị nếu không đào tạo ra được trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, người đại biểu tiên phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào” [43, tr.478].

Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm “cán bộ là gốc của mọi công việc”. Người xác định: “Huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng” nên trong suốt cuộc đời mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khơng ngừng chăm lo đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho Đảng, cho cách mạng. Người căn dặn cán bộ đi học là để “làm việc, làm người, làm cán bộ”. Như vậy, theo Người việc học tập là để hình thành năng lực của người cán bộ nhằm đáp ứng yêu cầu của công việc thực tế.

Hiện nay, đất nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, xây dựng NNPQ XHCN của dân, do dân, vì dân. Trong bối cảnh đó, nhiệm vụ chính trị rất nặng nề, phức tạp đặt ra nhiều vấn đề cho công tác cán bộ và đào tạo cán bộ. Thực tiễn đòi hỏi Đảng phải xây dựng được đội ngũ cán bộ cơ sở ngang tầm, có bản chính trị vững vàng, có năng lực tổ chức thực tiễn góp phần thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Tuy nhiên, trình độ của CBCC CQCX hiện nay nhìn chung là yếu kém, có sự sa sút về phẩm chất đạo đức, chưa thực sự đảm đương được nhiệm vụ trong tình hình mới. Đánh giá về nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém đó, Hội nghị Trung ương 5 khóa IX đã chỉ rõ: “chưa nhận thức đúng vai trị, vị trí của cơ sở, quan liêu, để một thời gian khá dài không có chính sách đồng bộ đối

với cán bộ, thiếu chăm lo bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ ở cơ sở” [30, tr.153]. Công tác đào tạo, bồi dưỡng hiện nay chưa thực sự đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực, trình độ cho CBCC CQCX, thể hiện qua một số bất cập sau:

- Đối tượng được đưa đi đào tạo chủ yếu là xét cử chứ chưa xét tuyển. Đào tạo, bồi dưỡng chưa thực sự đúng đối tượng cần nâng cao năng lực trình độ để thực hiện nhiệm vụ, hồn thành cơng tác được giao. Đào tạo, bồi dưỡng nhiều khi khơng gắn với quy hoạch, do đó tình trạng người cần đi học thì khơng đi học, khơng được cử đi học và khơng có chỗ đi học, người không cần đi học lại được cử đi học, buộc phải đi học; nhiều CBCC đi học về không được bố trí cơng việc, thậm chí có một số trường hợp sau khi được đào tạo, bồi dưỡng cũng đồng thời làm thủ tục nghỉ hưu.

Nhiều lúc việc đào tạo, bồi dưỡng là hình thức hợp thức hóa các tiêu chuẩn chức danh CBCC thông qua các văn bằng, chứng chỉ hơn là chú trọng nâng cao chất lượng, nâng cao trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu công tác của CBCC.

- Cơng tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng vẫn cịn lỏng lẻo, chưa chặt chẽ, không khoa học. Việc quản lý mang nặng về phương pháp hành chính đơn thuần, chưa kết hợp chặt chẽ giữa quản lý bằng nội quy, quy chế với quản lý bằng nội dung kiến thức.

- Hiện nay nhiều cơ sở đào tạo, bồi dưỡng vẫn chưa đáp ứng về nhu cầu dạy và học. Cơ sở vật chất không đảm bảo, số lượng và chất lượng giáo viên thiếu và yếu cả về năng lực chuyên môn và phương pháp sư phạm trong khi nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng ngày một cao. Nhiều khi do kinh phí hạn hẹp nên hàng năm số lượng CBCC CQCX được đào tạo, bồi dưỡng vẫn cịn ít. Với những hạn chế trên nhiều cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chắc chắn không khỏi tiến hành theo chỉ tiêu, kế hoạch, thành tích mà ít chú trọng đến nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng.

- Nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng dành cho CBCC CQCX cịn mang nặng lý thuyết, nặng về lý luận chính trị, trùng lặp và chưa đi sâu

vào khoa học chuyên ngành, kỹ thuật tác nghiệp hành chính, nghiệp vụ quản lý nhà nước. Chương trình thường giống nhau cho nhiều đối tượng, chưa phù hợp với từng đối tượng học viên, đặc biệt là với học viên người dân tộc thiểu số; các kiến thức nghiệp vụ để CBCC CQCX làm việc thì quá khái lược, sơ sài. Trên thực tế, CBCC CQCX đi học về vẫn khó áp dụng kiến thức vào thực tiễn, vào xử lý công việc ở địa phương. Có những cán bộ trúng cử nhiều nhiệm kỳ, được cử đi bồi dưỡng nhưng chẳng nâng cao được kiến thức lên là bao vì nội dung chương trình gần tương tự nhau.

- Chưa huy động được nhiều nguồn lực tham gia vào công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC CQCX. Chính sách về đào tạo chưa hợp lý, chưa thật sự khuyến khích CBCC CQCX đi học nâng cao trình độ năng lực, chưa tạo điều kiện để họ thật sự yên tâm học tập và làm thay đổi nhận thức của họ trong học tập.

Như vậy, đào tạo và bồi dưỡng là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành và nâng cao chất lượng của CBCC CQCX. Tuy nhiên, do chưa nhận thức đúng vai trị, vị trí của cơng tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCC cơ sở nên nhìn chung đội ngũ này chưa thực sự đảm đương được nhiệm vụ trong tình hình mới. Điều đó đã làm cho đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng của CBCC CQCX.

Một phần của tài liệu Ths luat học chất lượng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã của tỉnh bình phước đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam (Trang 34 - 37)