Cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ công chức

Một phần của tài liệu Ths luat học chất lượng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã của tỉnh bình phước đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam (Trang 37 - 38)

Cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm là cách thức, phương pháp để lựa chọn và bố trí cán bộ cho đúng người, đúng việc nhằm phát huy năng lực, sở trường của họ để đạt kết quả cao trong công tác. Như vậy tuyển dụng, bổ nhiệm là hai khâu cơng việc của q trình sử dụng cán bộ nhằm mục đích chung, nó vừa là những điều kiện cần thiết, vừa là yêu cầu của khoa học quản lý con người. Tính khoa học thể hiện ở chỗ nó phải dựa vào cơ sở lý luận và thực tiễn của quy luật phát triển xã hội, đường lối, nguyên tắc, phương pháp và những yếu tố tâm lý học để đánh giá, tuyển dụng, bổ nhiệm. Nếu làm tốt công tác này chúng ta sẽ lựa chọn được những người có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức, có trình độ năng lực và xếp họ vào đúng chỗ, đúng việc.

Luân chuyển CBCC CQCX là công tác thường xuyên và theo yêu cầu nhiệm vụ chính trị ở cơ sở nhằm tạo điều kiện rèn luyện, bồi dưỡng, thử thách CBCC. Phải căn cứ vào tiêu chuẩn, yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh cán bộ để thực hiện việc luân chuyển sao cho có hiệu quả và phát huy tác dụng của việc này trong công tác cán bộ. Thông qua việc luân chuyển, cán bộ được trải qua các môi trường công tác khác nhau, nhất là cán bộ trẻ có thêm kinh nghiệm thực tiễn và năng lực quản lý. Ln chuyển cịn nhằm mục đích điều chỉnh, sắp xếp và bố trí lại cán bộ cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ, năng lực, sở trường của CBCC. Chính vì vậy, cơng tác tuyển dụng, bổ nhiệm, ln chuyển có ảnh hưởng rất lớn đối với chất lượng của CBCC CQCX.

Cán bộ chủ chốt CQCX đều được thực hiện theo cơ chế “Đảng cử, dân bầu”. Do vậy, nếu không làm tốt công tác nhân sự hoặc do ảnh hưởng của yếu tố dịng họ trong nơng thơn Việt Nam dễ dẫn đến tình trạng “phân chia” các chức vụ mà khơng chú trọng đến trình độ, năng lực của người cán bộ.

Việc tuyển dụng, bổ nhiệm chưa gắn với việc thi tuyển, lựa chọn về trình độ chun mơn nghiệp vụ. Ngồi ra, nguồn CBCC ở cơ sở còn mỏng, đặc biệt là ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số việc tuyển dụng nhiều khi mang tính hình thức “sắp đặt” để có chức danh mà khơng quan tâm đến trình độ, chun mơn nghiệp vụ. Như vậy, khó tránh khỏi tuyển dụng những người yếu kém về phẩm chất, năng lực làm ảnh hưởng đến chất lượng của CBCC CQCX nói chung.

Một phần của tài liệu Ths luat học chất lượng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã của tỉnh bình phước đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam (Trang 37 - 38)