Tiếp tục đổi mới công tác quy hoạch cán bộ

Một phần của tài liệu Ths luat học chất lượng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã của tỉnh bình phước đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam (Trang 87 - 92)

c. Tiêu chuẩn cụ thể đối với công chức cấp xã

3.2.2. Tiếp tục đổi mới công tác quy hoạch cán bộ

Quy hoạch cán bộ là thể hiện chức năng lãnh đạo, định hướng, đảm bảo cho Đảng nắm chắc cán bộ, có kế hoạch tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC một cách chủ động. Do vậy, làm tốt cơng tác quy hoạch cán bộ sẽ góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng, đảm bảo tính kế thừa liên tục trong đội ngũ CBCC CQCX. Hội nghị Trung ương 3 khóa VIII đã xác định: “Quy hoạch cán bộ là một nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, bảo đảm cho công tác cán bộ đi vào nền nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài” [28, tr.82].

Hiện nay, công tác quy hoạch cán bộ như Hội nghị Trung ương 6 khóa IX đánh giá:

Nhiều cấp ủy địa phương, ngành, đơn vị chưa thực sự coi trọng, không chủ động làm quy hoạch cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý, hoặc làm một cách qua loa, hình thức, chất lượng thấp, quy hoạch một đàng, đào tạo, sử dụng một nẻo, quy hoạch không gắn với đào tạo, luân chuyển cán bộ… Cán bộ kế cận trong quy hoạch không được tạo điều kiện để học tập, phấn đấu tự rèn luyện qua hoạt động thực tiễn, thậm chí cịn nhiều trường hợp bị dèm pha, kèn cựa,

cơ lập, vơ hiệu hóa, nguồn dự bị cán bộ lãnh đạo và quản lý thiếu phong phú, chất lượng chưa cao, dẫn tới bị động, lúng túng về công tác nhân sự [32, tr.169].

Do đó, để từng bước chuẩn hóa, trẻ hóa và nâng cao chất lượng CBCC trong hệ HTCT ở cơ sở, đảm bảo mục tiêu và yêu cầu về phương hướng nâng cao chất lượng CBCC CQCX, trong cơng tác quy hoạch cán bộ của tỉnh Bình Phước cần chú trọng thực hiện các nội dung sau:

- Xây dựng quy hoạch chiến lược cán bộ cho cả HTCT, đặc biệt quan tâm cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số. Thực hiện quy hoạch đúng quy trình, sát yêu cầu thực tiễn, gắn với luân chuyển cán bộ đạt 40 - 50% nguồn quy hoạch [23, tr.85].

- Việc đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển cán bộ, bổ nhiệm hoặc giới thiệu để bầu giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý các cấp nói chung phải căn cứ vào quy hoạch cán bộ; khi bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử vào chức danh nào thì trước hết phải chọn những cán bộ được quy hoạch vào chức danh đó; trường hợp đặc biệt mới chọn các đồng chí quy hoạch ở chức danh tương đương.

- Quy hoạch cán bộ phải căn cứ vào mục tiêu, tiêu chuẩn, cơ cấu tổ chức của Đảng ủy, HĐND, UBND cấp xã và thực trạng CBCC cấp xã tỉnh Bình Phước.

Trước hết, cần căn cứ vào việc triển khai, thực hiện nhiệm vụ chính trị và phương hướng vận động phát triển CNH, HĐH nơng nghiệp nơng thơn của tỉnh Bình Phước để có quy hoạch phù hợp, khơng chỉ trước mắt mà còn cho những năm tiếp theo, đảm bảo sự chuyển tiếp vững vàng giữa các thế hệ cán bộ. Thứ hai, cần nắm vững mục tiêu, tiêu chuẩn cán bộ, cơ cấu và tổ chức của bộ máy CQCX để xác định phạm vi đối tượng quy hoạch, từ quy hoạch tổng thể, quy hoạch từng loại đến quy hoạch từng chức danh CBCC CQCX. Phấn đấu mỗi chức danh cán bộ chủ chốt của CQCX đều có từ hai đến ba người dự

bị thay thế. Đối với các chức danh chuyên môn cần lựa chọn cẩn thận, đào tạo kỹ lưỡng để một cán bộ được quy hoạch có thể dự nguồn cho từ hai đến ba chức danh.

- Làm tốt việc điều tra, khảo sát, đánh giá đúng thực trạng tình hình CBCC CQCX làm cơ sở cho công tác quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ khoa học, hợp lý.

Tiến hành điều tra, khảo sát nắm chính xác số lượng, trình độ, năng lực, tâm tư, nguyện vọng của CBCC CQCX để xác định khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao cũng như bất cập trong chế độ, chính sách của Nhà nước đối với CBCC CQCX để từ đó xây dựng các giải pháp và nhu cầu cụ thể nhằm tiến hành quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí và sử dụng cán bộ.

- Đổi mới quy trình giới thiệu cán bộ vào nguồn quy hoạch các chức danh lãnh đạo quản lý, trong đó chú trọng quy hoạch cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số và cán bộ khoa học kỹ thuật [23, tr.109]. Đồng thời, xác định nguồn và đào tạo nguồn để quy hoạch CBCC CQCX.

Quy hoạch cán bộ phải có nguồn cán bộ, nếu khơng có nguồn cơng tác cán bộ sẽ chắp vá, thụ động. Một số địa phương ở tỉnh Bình Phước, nguồn CBCC cấp xã thường không dồi dào như các cấp, các ngành khác, do vậy quy hoạch cán bộ cần phải được xác định là một quá trình lâu dài, là một nhiệm vụ thường xuyên của các cấp lãnh đạo. Nhưng đồng thời, quy hoạch cán bộ phải có trọng tâm, trọng điểm vừa đáp ứng nhân sự cho các kỳ bầu cử và chủ động cho những năm tiếp theo.

Xác định nguồn phải trên cơ sở nhu cầu cán bộ, dựa trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của bộ máy CQCX và nhu cầu thực tiễn của địa phương. Nguồn quy hoạch cho các chức danh CBCC CQCX bao gồm:

Nguồn quy hoạch ngắn hạn (chủ yếu đối với các chức danh chủ chốt) là những CBCC ở xã có triển vọng phát triển, những người được thử thách và trưởng thành trong quân ngũ (quân đội, công an), từ các phong trào quần

chúng ở cơ sở có khả năng đáp ứng tiêu chuẩn theo yêu cầu từng chức danh cán bộ cấp xã. Trách nhiệm tạo nguồn cán bộ ngắn hạn thuộc về bản thân người cán bộ chủ chốt đứng đầu, mỗi người phải tìm ra từ hai đến ba đối tượng (được đào tạo, bồi dưỡng cơ bản, khơng nhất thiết là cấp phó) để sẵn sàng thay thế và phải đảm bảo có khoảng 1/3 người ngồi cơ quan (do đơn vị tự đề xuất hoặc cấp trên giới thiệu).

Nguồn cán bộ lâu dài là những đối tượng đã hoàn thành nhiệm vụ trong các lực lượng vũ trang (qn đội, cơng an), thanh niên tình nguyện, con em nhân dân ở cơ sở đã tốt nghiệp hoặc đang học ở các trường THPT, trường dân tộc nội trú và các trường trung cấp, cao đẳng và đại học… đây là nguồn đông đảo và cơ bản. Trong lớp trẻ này, chú ý con em các gia đình cách mạng, người dân tộc thiểu số, những gia đình tiêu biểu, nêu gương tốt. Trong đó, một mặt chọn những đối tượng có năng khiếu trong các hoạt động xã hội (như tham gia cán sự lớp, cán bộ đồn, hội, đội) có thành tích học tập tốt để đưa đi học các lớp tạo nguồn tại Trường Chính trị tỉnh hoặc tạo điều kiện để các em học tập chuyên môn nghiệp vụ một cách có hệ thống ở các trường khác. Mặt khác, thông qua tuyển dụng để tạo nguồn bổ sung CBCC CQCX. Đối với nguồn cán bộ lâu dài, trách nhiệm thuộc về nhiều cấp, nhiều ngành nhưng trước hết phải trên tinh thần phát huy tính tự chủ, năng động của cấp cơ sở.

Để việc tạo nguồn CBCC CQCX có tính khả thi cao cần phải có phương pháp, cơ chế phát hiện cán bộ giỏi, phát hiện nhân tài; tiến hành công khai tuyển dụng cán bộ để tạo cơ hội cho nhiều người và để có nguồn phong phú. Tuân thủ chặt chẽ quy trình xem xét, lựa chọn vào danh sách cán bộ dự bị, kế cận để bảo đảm nguồn đáp ứng về trình độ, năng lực. Đồng thời, phải kịp thời ban hành chính sách thu hút, khuyến khích, đãi ngộ và đầu tư đào tạo, bồi dưỡng nhân tài.

- Thường xuyên kiểm tra, tổng kết nâng cao chất lượng công tác quy hoạch cán bộ cấp xã.

Quy hoạch cán bộ không phải chỉ làm một lần là xong. Tình hình cán bộ ln ln biến động do đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội, do yêu cầu ngày càng cao về tiêu chuẩn của từng chức danh được đảm nhận, do nhiệm vụ chính trị tại cơ sở…nên công tác quy hoạch phải thường xuyên được kiểm tra, rà soát, theo dõi chặt chẽ để điều chỉnh, bổ sung kịp thời. Sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch, cần thực hiện ngay các bước tiếp theo và hai năm một lần, các đơn vị, địa phương phải tiến hành xem xét lại để điều chỉnh, bổ sung quy hoạch. Đồng thời hàng năm có đánh giá, nhận xét và có thể điều chỉnh cục bộ. Mọi điều chỉnh, bổ sung phải thực hiện theo đúng quy trình xây dựng quy hoạch nêu trên và báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định.

Để đảm bảo quy hoạch cán bộ có tính khả thi cần phải chú trọng đến việc xây dựng các quy định, cơ chế quản lý quy hoạch, đồng thời tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác quy hoạch với các nội dung cụ thể sau:

+ Xác định rõ tính pháp lý của quy hoạch, giá trị của quy hoạch, theo đó việc xem xét cử cán bộ đi học, đề bạt, bố trí, bổ nhiệm, luân chuyển… phải dựa trên cơ sở quy hoạch.

+ Cán bộ chủ chốt mới của CQCX phải thực hiện quy hoạch cán bộ của xã đã có, tránh xáo trộn, hủy bỏ quy hoạch.

+ Gắn việc xem xét, phân loại đảng bộ, CQCX, cán bộ chủ chốt cấp xã với kết quả và chất lượng quy hoạch cán bộ của đơn vị đó.

+ Cán bộ chủ chốt, nhất là người đứng đầu trong suốt quá trình đương nhiệm phải có trách nhiệm trong việc phát hiện, dìu dắt, bồi dưỡng người kế cận thay vị trí của mình.

+ Cấp ủy, cán bộ chủ chốt CQCX phải xây dựng kế hoạch, chương trình cụ thể tổ chức thực hiện quy hoạch cán bộ. Khắc phục tình trạng đơn giản, chủ quan, tùy tiện, qua loa trong công tác quy hoạch cán bộ.

+ Việc kiểm tra thực hiện quy hoạch của CQCX cần cụ thể, đối với những đơn vị tiến hành không đạt cần chỉ đạo kiên quyết và có biện pháp để đảm bảo thực hiện.

+ Chú ý rút kinh nghiệm, sửa đổi, bổ sung các văn bản hướng dẫn, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ các cấp thực hiện công tác quy hoạch một cách khoa học, cụ thể và thiết thực.

Đồng thời, quy định các chế độ học tập, nghiên cứu, tập sự bằng các hình thức thích hợp, cung cấp tài liệu cho cán bộ thuộc diện quy hoạch. Yêu cầu cán bộ thuộc nguồn quy hoạch có báo cáo kết quả nghiên cứu, cơng tác định kỳ hoặc tham gia tập sự công tác tại cấp xã theo hướng quy hoạch.

Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch CBCC, đặc biệt quan tâm tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý đối với cán bộ trẻ được đào tạo, đã qua cơng tác thực tiễn ở cơ sở có triển vọng phát triển, cán bộ nữ, cán bộ dân tộc ít người, những người xuất thân từ cơng nhân, bộ đội xuất ngũ, con em gia đình có cơng với cách mạng. Việc quy hoạch cán bộ phải đồng bộ, khoa học, dân chủ, công khai, thực hiện “động” và “mở”; một chức danh được quy hoạch cho nhiều cán bộ, một cán bộ có thể quy hoạch cho những chức danh khác nhau; hàng năm rà soát lại quy hoạch cán bộ đã xây dựng, kịp thời điều chỉnh, bổ sung những nhân tố mới. Quy hoạch phải đảm bảo để đội ngũ cán bộ có tính kế thừa, liên tục và phát triển, đảm bảo cơ cấu hợp lý.

Một phần của tài liệu Ths luat học chất lượng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã của tỉnh bình phước đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam (Trang 87 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w