2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI ẢNH HƯỞNGĐẾN CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ CỦA ĐẾN CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ CỦA TỈNH BÌNH PHƯỚC
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hộicủa tỉnh Bình Phước của tỉnh Bình Phước
Bình Phước là một tỉnh miền núi, biên giới và dân tộc, thuộc vùng miền Đông Nam Bộ được tái lập từ ngày 01/01/1997. Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh đặt tại thị xã Đồng Xồi, cách thành phố Hồ Chí Minh 110 km, là nơi có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất nước; Phía Đơng giáp tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và Campuchia, phía Nam giáp tỉnh Bình Dương và phía Bắc giáp tỉnh ĐắkNơng. Bình Phước có đường biên giới dài 240km giáp với Vương quốc Campuchia (giáp 3 tỉnh là Kongpongchàm, Kratie, Mundulkiri), là cửa ngõ và là cầu nối của vùng với các tỉnh Tây Nguyên và nước bạn Campuchia.
Về tổng quát có thể xếp địa hình vùng lãnh thổ Bình Phước vào loại cao nguyên, ở phía Bắc và Đơng Bắc dạng địa hình đồi, thấp dần về phía Tây và Tây Nam. Bình Phước nằm trong vùng mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo gió mùa, có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khơ, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4. Nhiệt độ bình quân trong năm cao đều và ổn định từ 25,80C - 26,20C; thấp nhất từ 21,5 - 220C; cao nhất từ 31,7-32,20C.
Sau nhiều năm xây dựng, hiện nay Bình Phước có hệ thống kết cấu hạ tầng giao thơng tương đối phát triển, đảm bảo giao thông thông suốt nối trong và
ngồi tỉnh, gồm 03 tuyến đường chính:
- Quốc lộ 13 từ thành phố Hồ Chí Minh qua tỉnh Bình Dương đi theo hướng Nam - Bắc qua huyện Chơn Thành, thị xã Bình Long đến điểm cuối là cửa khẩu Hoa Lư (giáp Vương quốc Campuchia) đã mở rộng đổ bê tơng nhựa với 04 làn xe đến thị xã Bình Long và đang hồn tất đến cửa khẩu quốc tế Hoa Lư.
- Quốc lộ 14 nối các tỉnh Tây Nguyên qua Bình Phước (đoạn đi qua thị xã Đồng Xoài đã mở rộng 4-6 làn xe) về Thành phố Hồ Chí Minh, sắp tới sẽ nối với miền Tây Nam Bộ.
- Đường ĐT 741 kết nối trung tâm tỉnh với các huyện Đồng Phú, Phước Long có hướng gần như song song với Quốc lộ 13, đây là tuyến đường nối với Thành phố Hồ Chí Minh qua Bình Phước có chiều dài tuyến 135,8 km. Ngoài ra, các tuyến đường nối với các tỉnh Tây Ninh, Lâm Đồng đã được láng nhựa, đường nối với tỉnh Đồng Nai đang chuẩn bị nâng cấp mở rộng. 100% xã, phường có đường ơ tơ đến trung tâm và hầu hết đều là đường nhựa. Trong tương lai sẽ có tuyến đường sắt xuyên Á đi qua cửa khẩu quốc tế Hoa Lư của Bình Phước và đường sắt từ thành phố Hồ Chí Minh đi ĐắkNơng qua Bình Phước. Nó sẽ nối với các nước Campuchia, Lào, Myanma, Malaysia, Thái Lan thuận lợi cho lưu thơng hàng hóa và người qua lại giữa các nước trong khu vực.
Đặc điểm về dân cư
Tỉnh Bình Phước được chia thành 10 đơn vị hành chính cấp huyện (trong đó có 3 thị xã là thị xã Đồng Xồi, thị xã Bình Long và thị xã Phước Long) với 111 đơn vị hành chính cấp xã. Dân số tính đến ngày 31/12/2010 là 893.353 người (nam 450.866 người, nữ 442,487 người) với 41 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó người Kinh chiếm 81%, cịn lại gần 20% dân số là người đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy là tỉnh có quy mơ dân số không lớn, nhưng tốc độ tăng dân số, chủ yếu là tăng cơ học đứng vào loại cao trong cả nước, mức tăng bình quân cả năm là trên 5% (cả nước là 1,42%, miền Đông
Nam Bộ là 2,54%). Tỷ lệ dân cư sống ở nông thôn là chủ yếu (chiếm 83,21%), dân cư thành thị chiếm 16,79% dân số toàn tỉnh. Mật độ dân số 130 người/km2.
Về tình hình kinh tế
Bình Phước là một trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cùng với các tỉnh Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang và Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng là một tỉnh nghèo. Tuy tốc độ tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 2006 - 2010 luôn ở mức trên hai con số (13,2% [92, tr.02]) nhưng thu nhập bình qn đầu người vẫn cịn rất thấp so với mặt bằng chung của vùng và cả nước. GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 18,512 triệu đồng, tương đương 1.028 USD.
Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh hằng năm tăng nhanh. Tổng sản phẩm trong tỉnh năm 2010 (GDP, theo giá cố định năm 1994) thực hiện 6.081,6 tỷ đồng, tăng 13% (kế hoạch tăng 12-13%). Cơ cấu kinh tế tiếp tục có sự chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH. Tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng đã tăng từ 18% (năm 2005) lên 24,1% (năm 2010); ngành thương mại - dịch vụ từ 25,3% (năm 2005) tăng lên 28,8% (năm 2010); ngành nông, lâm, thủy sản giảm mạnh từ 56,7% (năm 2005) xuống cịn 47,1% (năm 2010). Tình hình thu ngân sách có nhiều thuận lợi như kinh tế của tỉnh đã dần phục hồi và giữ mức tăng trưởng khá, tổng thu ngân sách năm 2010 là 2.062 tỷ đồng, đạt 105,2% dự toán điều chỉnh và tăng 26,4% so với năm 2009.
Khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư thuộc huyện Lộc Ninh, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 5/01/2005 với tổng diện tích là 28.600ha (khu trung tâm chiếm 2.100ha). Được xác định là đầu mối giao lưu giữa Việt Nam và Vương quốc Campuchia, trong tương lai tuyến xe lửa xuyên Á sẽ đi qua khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư tới Xanuol (Campuchia), từ đó đi Phnơmpênh và liên thông đi các nước trong khu vực. Tuyến quốc lộ 13 sẽ nối với đường bộ qua Lào, Mianma, Trung Quốc. Do vậy, khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư sẽ là
nơi tập kết trung chuyển hàng hóa và là đầu mối giao thương quan trọng từ các nước Đông Nam Á và các nước Bắc Trung Á vào Việt Nam và ngược lại.
Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng được đặc biệt quan tâm. Công tác quy hoạch xây dựng và quản lý, thực hiện quy hoạch xây dựng có nhiều tiến bộ. Triển khai quy hoạch chi tiết, đầu tư các cơng trình hạ tầng, chỉnh trang đơ thị đã được tập trung cho thị xã Đồng Xoài và các thị trấn trong tỉnh, đặc biệt năm 2009 thị trấn Thác Mơ (huyện Phước Long) và thị trấn An Lộc (huyện Bình Long) đã được nâng cấp từ đơ thị loại 5 lên đô thị loại 4 để tái lập hai thị xã Phước Long và Bình Long.
Tài ngun đất: Tổng diện tích tự nhiên 687.154,32ha, trong đó đất có chất lượng trung bình trở lên thích hợp cho sản xuất nông nghiệp là 617.998,21ha, chiếm 89,94% diện tích tự nhiên, trong đó đất có độ phì nhiêu cao, đất đỏ bazan chiếm tỷ lệ cao, đất kém chất lượng chỉ có 1,0% tổng diện tích tự nhiên. Đất có tầng phong hóa khá dày, chất lượng tốt, đây là tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng đối với nhiều ngành kinh tế nhất là đối với ngành nông - lâm nghiệp, cho phép phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày như cao su, điều, cà phê, ca cao… kết hợp với cơng nghiệp chế biến sẽ tạo ra sản phẩm có giá trị cao.
Tài nguyên khoáng sản: Trên địa bàn tỉnh Bình Phước có 20 loại khống sản, trong đó đất sét, kaolin, cát, đá, mỏ đá vơi cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng… là loại khống sản có trữ lượng nhiều nhất. Đã phát hiện được 91 mỏ, điểm quặng, khống sản có tiềm năng triển vọng khác nhau. Nhìn chung, tài ngun khống sản cịn ở dạng tiềm năng chưa được khai thác nhiều.
Những hạn chế, yếu kém trong phát triển kinh tế:
Xuất phát điểm nền kinh tế của tỉnh thấp, quy mô nền kinh tế nhỏ. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Việc thu hút đầu tư và phát triển cơng nghiệp trong tỉnh cịn khó khăn và chưa tương xứng với tiềm năng.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chưa phát triển được theo hướng tiên tiến. Tỷ trọng giá trị gia tăng trong khu vực ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản vẫn cịn chiếm tỷ lệ khá cao (47,1%), bình quân mỗi năm chỉ giảm 1,9% (mục tiêu là 2,3%); tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản bình quân mỗi năm chỉ giảm 1,91%; tỷ trọng khu vực cơng nghiệp, xây dựng bình qn mỗi năm chỉ tăng được 1,22% (mục tiêu là 1,8%) [92, tr.04]. Giá trị tăng thêm khu vực dịch vụ thực hiện 17,6%/kế hoạch đề ra là 18-19%.
Một số cơng trình, dự án đầu tư đạt hiệu quả không cao, tiến độ xây dựng chậm so với yêu cầu. Công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng ở một số nơi còn yếu kém.
Sản xuất nông, lâm nghiệp ở một số nơi chậm chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, chăn ni phát triển chưa mạnh, giải quyết đất sản xuất cho một số hộ dân thiếu đất sản xuất chưa triệt để, bộ mặt nông thơn ở một số nơi chậm chuyển biến.
Về văn hóa - xã hội
Giáo dục - đào tạo của tỉnh trong những năm qua đã có những chuyển biến tích cực, phát triển cả về mặt qui mô lẫn chất lượng đều ở các ngành học và các loại hình đào tạo góp phần nâng cao dân trí và đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh. Đội ngũ cán bộ quản lý và viên chức sự nghiệp của ngành từng bước được đào tạo và chuẩn hóa bằng nhiều hình thức. Tính đến 31/12/2010, ngành giáo dục có 14.335 cán bộ quản lý và viên chức sự nghiệp. Cán bộ quản lý bậc mầm non, tiểu học, THCS, THPT đều đạt chuẩn về chun mơn, nghiệp vụ, “chỉ cịn 1,42% giáo viên THCS và 1% giáo viên THPT chưa đạt chuẩn chuyên môn theo quy định ” [95, tr.04]. Có 97,3% xã đạt chuẩn phổ cập THCS.
Công tác lao động, việc làm được quan tâm, giai đoạn 2006 - 2010 hệ thống đào tạo của tỉnh đã đào tạo được 26.336 lao động, đạt 4,61% so với tổng lực lượng lao động của tỉnh và nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 28%,
giải quyết việc làm cho 129.906 lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống dưới 3,5% [95, tr.04]. Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng cơng tác xóa đói giảm nghèo với nhiều giải pháp và đạt kết quả quan trọng. Năm 2010 toàn tỉnh giảm được 2.867 hộ nghèo, đưa tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 6,51% (theo chuẩn nghèo mới của tỉnh, tương đương 14.358 hộ) [105, tr.5].
Các chỉ tiêu về y tế, dân số, gia đình, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho trẻ em đạt được kết quả quan trọng: Tuổi thọ trung bình của người dân 70 tuổi; 98% trẻ em dưới 1 tuổi tiêm đủ vắcxin phòng bệnh; 100% xã, phường, thị trấn có trạm y tế, trong đó tỷ lệ trạm y tế xã có bác sỹ đạt 53%; số bác sỹ/vạn dân đạt 5,7 bác sỹ, số giường bệnh/vạn dân đạt 20 giường; 100% trạm y tế xã thực hiện khám chữa bệnh ban đầu cho người có thẻ bảo hiểm y tế, người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Một số hạn chế trong phát triển văn hóa - xã hội:
Chất lượng giáo dục cịn thấp, khơng đồng đều, một số chỉ tiêu về giáo dục, y tế, văn hóa chưa đạt mục tiêu đề ra như: tỷ lệ xã đạt phổ cập THCS (97,3%/100%), tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia còn chiếm tỷ lệ rất thấp; tỷ lệ trạm y tế có bác sỹ đạt thấp so với chỉ tiêu của nhiệm kỳ (53%/70%), số giường bệnh/vạn dân (20 giường/21-22 giường), tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi (20%/19,1%); chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân cịn có những hạn chế.
Tiến độ xây dựng hệ thống trường chuẩn quốc gia quá chậm, tỷ lệ trường đạt chuẩn ở các bậc học cịn thấp; Tốc độ xã hội hóa dạy nghề chậm so với tiềm năng của xã hội, chất lượng đào tạo nghề còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất và thị trường lao động, chưa đào tạo được đội ngũ lao động có năng lực, có trình độ chun môn kỹ thuật và tay nghề cao.
Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Giảm nghèo một số nơi chưa bền vững, đời sống một bộ phận nhân dân nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số cịn
nhiều khó khăn. Tỷ lệ dân nhập cư cao với thành phần chủ yếu là dân nghèo, đời sống khó khăn từ đó dẫn đến mặt bằng dân trí thấp và khơng đồng đều.